[Năm 2023] Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Đà Nẵng có đáp án (10 đề)


[Năm 2023] Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Đà Nẵng có đáp án (10 đề)

Haylamdo biên soạn và sưu tầm Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Đà Nẵng có đáp án (10 đề) được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Ngữ Văn 12 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Ngữ Văn lớp 12.

[Năm 2023] Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Đà Nẵng có đáp án (10 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Vượt khỏi tất cả mọi luật lệ, không phải thơ trở nên buông thả, bừa bãi. Sự cẩu thả, buông lỏng chưa bao giờ đi đôi được với nghệ thuật. Nhưng câu chuyện luật lệ trong thơ cũng như câu chuyện kỉ luật trong cách mạng. Kỉ luật của những tổ chức cách mạng chưa bao giờ dựa trên sự trừng phạt đe dọa mà tồn tại được, kỉ luật ấy phải tự giác mới bền vững. Nghệ thuật có kỉ luật sắt của nó, nhưng đó không thể là những trói buộc, lề lối định sẵn bên ngoài, những luật lệ bản thân, những luật lệ từ bên trong mà ra, chỉ càng quan trọng hơn. Đạp đổ bức tường giam trước mặt rồi, giới hạn chỉ còn do sức đi xa của mình.

(Mấy ý về thơ - Nguyễn Đình Thi)

Câu 1 (0,5 điểm): Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích.

Câu 2 (1 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 3 (1,5 điểm): Dựa vào hiểu biết của em, hãy nêu tầm quan trọng của thơ trong cuộc sống hiện nay của con người.

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2 điểm) :Suy nghĩ của em về câu tục ngữ "Một điều nhịn chín điều lành".

Câu 2 (5 điểm) : Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.

----------HẾT---------

ĐÁP ÁN


I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm)

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận.

Câu 2 (1 điểm)

Nội dung chính của đoạn trích: nói lên những quy luật của thơ văn và tầm quan trọng của thơ, lời khuyên của tác giả để có một bài thơ hay, ý nghĩa, giàu biện pháp nghệ thuật.

Câu 3 (1,5 điểm)

Tầm quan trọng của thơ văn trong cuộc sống: nuôi dưỡng tâm hồn con người; làm phong phú cuộc sống nội tâm,…

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Dàn ý Suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Một điều nhịn chín điều lành”

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu tục ngữ “Một điều nhịn chín điều lành”.

2. Thân bài

a. Giải thích

“Một điều nhịn” khi gặp sự nóng nảy của người khác; bị người khác đối xử không tốt hoặc cố ý làm hại mình thì không nên làm lớn chuyện hoặc phản kháng quá mức mà nên chọn cách im lặng để bình tĩnh và nghĩ cách giải quyết êm đẹp.

“chín điều lành”: sự bình yên, an lành.

→ Câu nói mang ý nghĩa: trước sự nóng giận, nông nổi của người khác, mỗi con người cần biết kiềm chế bản thân mình để tránh những hậu quả không hay và giữ cho mọi thứ bình yên.

b. Giải thích

Mỗi con người biết nhẫn nhịn sẽ làm chủ được tình huống, làm chủ được mối quan hệ từ đó giúp mọi chuyện đi theo hướng tốt đẹp hơn.

Người biết nhường nhịn là người có bản lĩnh và được người khác tôn trọng.

Nếu con người không có tính nhường nhịn thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả không hay xảy ra.

Nhường nhịn là một đức tính tốt đẹp của con người, phản ánh nhân cách của người đó.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng những người có tính nhường nhịn làm dẫn chứng cho bài văn của mình.

d. Phản biện

Trong cuộc sống vẫn còn nhiều người sống với bản ngã, tính hiếu thắng của mình, nóng nảy, tức giận trong mọi trường hợp; tính cách này sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường → đáng bị chỉ trích, phê phán.

3. Kết bài

Nêu tầm quan trọng của việc nhường nhịn và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Câu 2: (5 điểm)

Dàn ý phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc.

2. Thân bài

a. Hai câu thơ đầu

2 câu thơ đầu người ra đi khẳng định mình luôn nhớ về thiên nhiên và con người Việt Bắc.

b. Hai câu tiếp

Mùa đông: “hoa chuối đỏ tươi” tô điểm cho khu rừng xanh, hòa vào đó là ánh nắng vàng làm cho bức tranh mùa đông của Việt Bắc thêm hài hòa màu sắc.

c. Hai câu tiếp

Mùa xuân: “mơ nở trắng rừng” mùa xuân Việt Bắc đặc trăng là màu trắng tinh khiết của của rừng hoa mơ, giữa khung cảnh thơ mộng ấy là hình ảnh con người cần mẫn, tỉ mỉ, khéo léo chuốt từng sợi giang để đan nón.

d. Hai câu tiếp

Mùa hạ: “ve kêu rừng phách đổ vàng” tiếng ve quen thuộc của mùa hè giữa rừng hoa phách vàng gợi liên tưởng tiếng ve như bát sơn vàng sóng sánh đổ lên rừng gỗ xanh khiến tất cả chuyển sang một màu vàng ấm áp.

e. Hai câu cuối

Mùa thu: “rừng thu trăng rọi hòa bình” ánh trắng Việt Bắc mùa thu vô cùng yên bình, trong trẻo gợi cảm giác thanh mát, hòa vào khung cảnh đó là tiếng hát ân tình thủy chung của người dân dạt dào tình cảm.

→ Hình ảnh hòa hợp giữa thiên nhiên và con người tạo nên bức tranh Việt Bắc vô cùng xinh đẹp khiến người ta nhớ mãi.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận.

----------HẾT---------

[Năm 2023] Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Đà Nẵng có đáp án (10 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:

"Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi
chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.

Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng
theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen ; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn"

(Trích "Hai đứa trẻ" - Thạch Lam, SGK Ngữ văn 11 tập 1, NXBGD năm 2014)

a. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?

b. Nêu nội dung của đoạn văn?

c. Những đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn văn? Tác dụng?

d. Vẻ đẹp văn phong Thạch Lam qua đoạn văn trên.

II.LÀM VĂN (7 điểm)

Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

----------HẾT---------

ĐÁP ÁN

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu a. (0,5 điểm)

Đoạn văn trên được viết theo phương thức miêu tả là chính.

Câu b. (0,5 điểm)

Nội dung của đoạn văn: bức tranh thiên nhiên phố huyện với vẻ đẹp trầm buồn, tĩnh
lặng, rất đỗi thơ mộng lúc chiều tà và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của Liên.

Câu c. (1 điểm)

- Những đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn văn:

+ Hình ảnh so sánh độc đáo: Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây
ánh hồng như hòn than sắp tàn

+ Nghệ thuật tả cảnh: dùng ánh sáng để gợi tả bóng tối, dùng động tả tĩnh -> sử
dụng nghệ thuật tương phản làm đòn bẩy.

+ Ngôn ngữ: tinh tế, giàu chất thơ

+ Âm điệu: trầm buồn.

- Tác dụng: làm nổi bật nội dung đoạn văn và ngòi bút tài hoa của tác giả.

Câu d. (1 điểm)

Vẻ đẹp văn phong Thạch Lam qua đoạn văn: Ngôn ngữ trong văn Thạch Lam giàu
hình ảnh, giàu chất thơ, giọng văn nhẹ nhàng mà thấm thía, đậm chất trữ tình.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

a. Mở bài

- Trình bày một số nét tiêu biểu về tác giả Quang Dũng và đặc trưng thơ ca của ông (vừa hồn nhiên vừa tinh tế, mang vẻ đẹp hào hoa, phóng khoáng, đậm chất lãng mạn).

- Nêu một số nét khái quát về bài thơ Tây Tiến: hoàn cảnh ra đời, giá trị nội dung nổi bật của bài thơ.

b. Thân bài

1. Một số nét khái quát

- Tây Tiến: là tên một đoàn quân được thành lập năm 1947, có nhiệm vụ kết hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt – Lào, làm hao mòn lực lực giặc Pháp.

- Xuất thân lính Tây Tiến: phần đông là người Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên.

- Cảm hứng sáng tác: Quang Dũng viết bài thơ để bày tỏ nỗi nhớ với đoàn quân Tây Tiến sau khi chuyển sang công tác ở đơn vị khác.

2. Đường hành quân của đoàn quân Tây Tiến giữa thiên nhiên Tây Bắc

- Hai câu thơ đầu: nỗi nhớ thốt lên thành lời “Tây Tiến ơi” là tiếng gọi thân thương, “nhớ chơi vơi”là nỗi nhớ thường trực, bao trùm không gian.

- Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hoang sơ và dữ dội:

Địa danh Sài Khao, Mường Lát gợi sự hẻo lánh, xa xôi;

Các từ láy giàu tính tạo hình: “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút”, điệp từ “dốc”, nghệ thuật điệp “Dốc lên ... dốc lên” gợi địa hình hiểm trở, quanh co, gập ghềnh.

Hình ảnh “súng ngửi trời” thể hiện tầm cao của núi non mà người lính phải vượt qua nhưng cũng có cái hóm hỉnh của người lính trong đó.

Nhịp thơ bẻ đôi “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” gợi tả sự nguy hiểm tột cùng.

Hình ảnh nhân hóa: “cọp trêu người”, “thác gầm thét” gợi sự hoang sơ, man dại; thời gian: “chiều chiều”, “đêm đêm” những người lính phải thường xuyên đối mặt với điều hiểm nguy chốn rừng thiêng nước độc.

Sử dụng phần lớn các thanh trắc nhằm nhấn mạnh sự trắc trở, gập ghềnh của địa hình.

- Khung cảnh thiên nhiên cũng có lúc êm dịu, mang đậm hương vị cuộc sống: “nhà ai Pha Luông ...”, “cơm lên khói”, “Mai Châu mùa em ...”, thanh bằng tạo cảm giác nhẹ nhàng, yên bình.

- Hình ảnh bi hùng về người lính Tây Tiến “dãi dầu không bước nữa”, “gục lên súng mũ bỏ quên đời”: có thể hiểu hai câu thơ đơn thuần miêu tả khoảnh khắc nghỉ ngơi của người lính sau cuộc hành quân dài, cũng có thể hiểu đó là sự nghỉ ngơi vĩnh viễn.

- Nhận xét: Thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ nhưng đầy rẫy những hiểm nguy, đó chính là những thử thách đối với những người lính Tây Tiến trên chặng đường hành quân.

3. Kỉ niệm đẹp về tình quân dân, vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc

- Kỉ niệm đêm liên hoan thắm tình quân dân:

Không khí đêm liên hoan tưng bừng với màu sắc rực rỡ, lộng lẫy: “bừng lên”, “hội đuốc hoa”, “khèn lên man điệu”; con người duyên dáng: “xiêm áo”, “nàng e ấp”.

Tâm hồn người lính bay bổng, say mê trong không khí ấm áp tình người: “Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”.

- Khung cảnh sông nước, con người vùng Tây Bắc:

Đẹp huyền ảo, hoang dại, thiêng liêng: “Chiều sương”, “hồn lau nẻo bến bờ”

Con người lao động bình dị, mộc mạc: “dáng người trên độc mộc”, cảnh vật duyên dáng, đầy sức sống: “trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

- Nhận xét: nhờ bút pháp lãng mạn, quang Dũng đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên thơ mộng, cuộc sống sinh hoạt đầm ấm và hình ảnh con người duyên dáng của vùng Tây Bắc.

4. Hình tượng người lính Tây Tiến

- Chân dung người lính được miêu tả chân thực: “đoàn binh không mọc tóc”, “ xanh màu lá”, họ sống và chiến đấu trong điều kiện khắc nghiệt, thiếu thốn, gian khổ nhưng vẫn mạnh mẽ “dữ oai hùm”.

- Họ là những con người có tâm hồn lãng mạn, trái tim yêu thương “Mắt trừng gửi mộng”/ “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”, lấy hình bóng người thương nơi quê nhà làm động lực chiến đấu.

- Vẻ đẹp bi tráng thể hiện qua sự hi sinh anh dũng của họ:

Sẵn sàng cống hiến tuổi trẻ của mình cho đất nước “rải rác biên cương mồ viễn xứ”, “chẳng tiếc đời xanh”, “anh về đất”, ra đi thanh thản, nhẹ nhàng.

Cái chết đã được lí tưởng hóa như hình ảnh những tráng sĩ xưa: “áo bào”, “khúc độc hành”; thiên nhiên cũng đau đớn thay cho nỗi đau họ phải chịu.

- Nhận xét: Dù trong hoàn cảnh khó khăn những người lính Tây Tiến vẫn có những nét lãng mạn, hào hoa. Họ mang vẻ đẹp kiêu hùng, sẵn sàng hi sinh cho tổ quốc.

5. Lời hẹn ước, gửi gắm tình cảm của tác giả

- Câu thơ nhắc nhớ lại ý nguyện, quyết tâm ra đi một thời của đoàn quân Tây Tiến: “người đi không hẹn ước”, còn là sự tiếc thương những đồng đội đã hi sinh “thăm thẳm một chia phôi”.

- Niềm thương, nỗi nhớ, tình cảm gắn bó của tác giả luôn gửi lại nơi đoàn quân Tây Tiến: và vùng rừng núi Tây Bắc “Ai lên Tây Tiến ... / Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”

c. Kết bài

- Giá trị nghệ thuật: bút pháp lãng mạn, những sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh thơ

- Tổng kết giá trị nội dung: bài thơ đã tái hiện vẻ đẹp vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng của núi rừng Tây Bắc; hình tượng người lính kiên cường, dũng cảm không ngại hi sinh nhưng cũng lãng mạn, mộng mơ.

----------HẾT---------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận cảu những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.”

[Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1997]

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản trên.

Câu 3: Chỉ ra tác dụng của việc dùng phép so sánh trong văn bản trên.

Câu 4: Theo quan điểm riêng của anh/ chị, cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên
ngoài ngưỡng cửa nhà mình gây ra những tác hại gì? (Trả lời ít nhất 2 tác hại trong khoảng 5-7dòng)

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Phân tích tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

----------HẾT---------

ĐÁP ÁN

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1. (0,5 điểm)

Phương thức biểu đạt chính của văn bản: phương thức nghị luận/ nghị luận.

Câu 2. (0,5 điểm)

Nội dung chính của văn bản trên: khẳng định cuộc sống riêng không biết đến điều gìxảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống sai lầm/bác bỏ một quanniệm sống sai lầm: sống bó hẹp trong ngưỡng cửa nhà mình.

Câu 3. (1 điểm)

Tác giả đã so sánh cuộc sống của mỗi người (cuộc sống đầy đủ tiện nghi; cuộc sốngbiệt lập;cuộc sống lúc sóng gió; …) với một mảnh vườn (mảnh vườn được chăm sóccẩn thận, đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn gàng; mảnh vườn có lớp rào bao quanh;mảnh vườn lúc dông tố nổi lên;…)

Tác dụng: việc sử dụng pháp so sánh khiến đoạn văn trở nên sinh động, truyền cảm,dễ hiểu, có sức thuyết phục cao chứ không khô khan như khi chỉ sử dụng lí lẽ thuần túy.

Câu 4. (1 điểm)

Nêu ít nhất 02 tác hại của cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoàingưỡng cửa nhà mình theo quan điểm riêng của bản thân, không nhắc lại quan điểmcủa tác giả trong đoạn trích đã cho. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Phạm Văn Đồng (những nét chính về con người, cuộc đời, các đóng góp tiêu biểu,...).
- Giới thiệu về tác phẩm "Nguyễn Đình Chiểu - ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm,...)

2. Thân bài

a. Nêu vấn đề: Nguyễn Đình Chiểu - một nhà thơ lớn, một ngôi sao sáng của văn nghệ dân tộc
- Tác giả đã so sánh Nguyễn Đình Chiểu như một ngôi sao - ngôi sao có "ánh sáng khác thường", "phải chăm chú nhìn thì mới thấy" và "càng nhìn thì càng thấy sáng".
→ Nguyễn Đình Chiểu là một ngôi sao có ánh sáng khác thường
- Tác giả chỉ ra thực trạng: nhiều người chỉ biết đến Nguyễn Đình Chiểu với tư cách là tác giả của "Lục Vân Tiên", ít biết về thơ văn yêu nước của ông.

b. Giải quyết vấn đề
- Cuộc đời và quan niệm văn chương:
+ Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng, suốt cả một đời luôn nỗ lực phấn đấu vì nghĩa lớn.
+ Với Nguyễn Đình Chiểu, văn chương chính là một thứ vũ khí để chiến đấu.
+ Với Nguyễn Đình Chiểu, viết văn đó là một thiên chức và ông luôn coi trọng chức trách ấy của mình.

- Thơ văn yêu nước:
+ Làm bừng sống dậy trong tâm trí người đọc những phong trào chống Pháp oanh liệt, bền bỉ của những người dân Nam Bộ trong suốt 20 năm trời - từ năm 1860 về sau.
+ Tác phẩm "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc": Ca ngợi những anh hùng suốt đời vì dân vì nước và đồng thời còn là tiếng khóc thương trước sự hi sinh, những đau thương, mất mát mà họ phải gánh chịu.
+ Bài thơ "Xúc cảnh": một trong số những bông hoa, "những hòn ngọc" tạo nên vẻ đẹp cho thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu.

- Tác phẩm "Lục Vân Tiên":
+ Một bản trường ca "ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý ở đời, ca ngợi những người trung nghĩa".
+ Lối viết nôm na, dễ nhớ, dễ hiểu, là một bản trường ca hấp dẫn từ đầu đến cuối, dẫu còn đôi chỗ sai sót.
+ Hạn chế: Một số luân lí đã lỗi thời và có chỗ lời văn không hay lắm.

c. Kết luận: Đời sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng của cả dân tộc Việt Nam.
- Tác giả khẳng định "Nguyễn Đình Chiểu là một chí sĩ yêu nước, một nhà thơ lớn của nước ta".
- Nguyễn Đình Chiểu chính tấm gương sáng trong văn hóa nghệ thuật cũng như trên mặt trận tư tưởng.

3. Kết bài

Khái quát những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm "Nguyễn Đình Chiểu - ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc" và nêu cảm nghĩ của bản thân về tác phẩm, về Nguyễn Đình Chiểu.

----------HẾT---------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay”

(Trích “Bên kia sông Đuống” – Hoàng Cầm)

Câu 1/ Chủ đề đoạn thơ trên là gì?

Câu 2/ Phân tích giá trị biện pháp tu từ trong đoạn thơ

Câu 3/ Theo anh/chị, thể thơ mà nhà thơ sử dụng có ý nghĩa như thế nào trong việc biểu đạt nội dung tư tưởng của đoạn thơ trên?

II.LÀM VĂN (7 điểm)

Cảm nhận về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu trong tác phẩm “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

----------HẾT---------

ĐÁP ÁN

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1. (0,5 điểm)

Chủ đề đoạn thơ: Niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương và nỗi đau khi quê hương yêu dấu bị giày xéo

Câu 2. (1,5 điểm)

* Biện pháp tu từ:

- Biện pháp so sánh: “Sao xót xa như rụng bàn tay”: gợi nỗi đau máu thịt. Mỗi con người là một phần của Tổ quốc, coi Tổ quốc là máu thịt của mình. Đất nước bị giàu xéo thì con người cũng xót xa như chính bản thân mình phải chịu đau đớn.

- Câu hỏi tu từ: “sao nhớ tiếc”, “sao xót xa như”… thể hiện sự nuối tiếc, đau đớn đến tột
cùng.

* Cách sử dụng các từ láy: “lấp lánh”, “xanh xanh”, “biêng biếc”, “nghiêng nghiêng” góp phần gợi vẻ đẹp trù phú, tươi đẹp của quê hương bên dòng sông Đuống duyên dáng, thơ mộng.

Câu 3. (1 điểm)

Thể thơ tự do giúp tác giả thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình một cách chân thành,
xúc động mà không bị gò bó, cảnh đẹp quê hương cũng hiện lên tự nhiên, sống động.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Mở bài:

Giới thiệu đề tài nghị luận: cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

Nêu cảm nghĩ chung nhất của bản thân.

Thân bài:

Một số nét chính về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu:

- Sinh năm 1822 mất 1888.

- Quê quán: Gia Định (nay thuộc Hồ Chí Minh)

- 1833, Nguyễn Đình Chiểu ra Huế ăn học.

- Năm 1849, mẹ ông mất, về lại Bình Dương để chịu tang mẹ. Trên đường đi, ông bị ốm nặng và vì quá thương tiếc cho mẹ nên bị mù cả hai mắt. Từ đó ông chuyển sang học nghề thuốc.

- Năm 1859, giặc Pháp tràn vào sông Bến Nghé, Nguyễn Đình Chiểu về Cần Giuộc.

Sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu:

- Cuộc đời đã ảnh hưởng sâu rộng đến sáng tác Nguyễn Đình Chiểu.

- Quan niệm thơ văn:

+ Ông coi văn chương là vũ khí chiến đấu.

+ Ông đề cao và ca ngợi những người nông dân, nghĩa sĩ.

+ Phê phán xã hội phong kiến.

+ Đau xót cho và tự hào cho sự hi sinh của người nghĩa sĩ anh dũng.

- Các tác phẩm chính: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Truyện Lục Vân Tiên…

Giá trị thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu mang lại:

- Ông đã để lại một khối lượng kho tàng văn học đồ sổ.

- Kim chỉ nam cho quan niệm: văn chương là vũ khí đánh giặc.

- Các sáng tác phong phú, ca ngợi người nông dân yêu nước, sự hi sinh của họ.

- Niềm tự hào và tình yêu với con người, quê hương, đất nước.

Kết bài:

Nêu cảm xúc của em về cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu.

----------HẾT---------

[Năm 2023] Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Đà Nẵng có đáp án (10 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta chết đói.

Câu 1 (0,5đ): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (1đ): Nỗi khổ của người dân được thể hiện như thế nào?

Câu 3 (1,5đ): Qua đoạn trích, em hiểu thêm gì về những nỗi khổ mà người dân ta phải chịu?

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1.(2đ): Nghị luận về hiện tượng lười học của học sinh.

Câu 2. (5đ): Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

----------HẾT---------

ĐÁP ÁN

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1 (0,5điểm)

Đoạn văn trên trích từ “Tuyên ngôn độc lập” của tác giả Hồ Chí Minh.

Câu 2 (1 điểm)

Nỗi khổ của người dân được thể hiện: dân ta chịu hai tầng xiềng xích, đã khổ cực lại càng khổ cực hơn, từ Nam ra Bắc hơn hai triệu đồng bào chết đói.

Câu 3 (1,5 điểm)

Học sinh tự hình thành đoạn văn về nỗi khổ của người nông dân trên những khía cạnh khác nhau.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Dàn ý Nghị luận về hiện tượng lười học của học sinh

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: hiện tượng lười học.

2. Thân bài

a. Thực trạng

Học sinh lơ là trong học tập mà chỉ tập trung vào những thú vui ở bên ngoài như chơi điện tử, lên mạng xã hội,…

Tỉ lệ học sinh nghỉ học, bỏ học sớm vẫn còn cao.

Tỉ lệ và thời gian học sinh sử dụng thiết bị di động rất cao.

b. Nguyên nhân

Chủ quan: do bản tính hiếu thắng của các em, tò mò, muốn biết nhiều thứ trên mạng xã hội. Đôi lúc là do việc có quá nhiều bài tập dẫn đến tình trạng chán nản không muốn làm. Do sự ham chơi ở tuổi ăn tuổi lớn,…

Khách quan: do sự thiếu quan tâm của gia đình, nhà trường tạo nhiều áp lực, các em không được dạy dỗ đến nơi đến chốn…

c. Hậu quả

Chất lượng giáo dục đi xuống, tạo lỗ hổng kiến thức cho các em.

Các em có những hiểu biết sai lệch về các vấn đề trong cuộc sống.

Việc lười biếng không chịu trau dồi kiến thức của thế hệ học sinh dẫn đến hệ lụy nước nhà ngày càng thiếu đi nhân tài.

d. Giải pháp

Mỗi bạn học sinh cần có ý thức tự rèn luyện bản thân và tích cực học tập.

Gia đình cần quan tâm nhiều hơn đến con em mình, đốc thúc con em học tập, hạn chế tối đa việc sử dụng mạng xã hội… nhất có thể.

Nhà trường cần giao bài tập vừa đủ và hợp lí để các em rèn luyện, ôn tập (không quá ít cũng không quá nhiều).

3. Kết bài

Phê phán việc lười học, nêu cao tầm quan trọng của việc học và liên hệ bản thân.

Dàn ý bài phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến

1. Mở bài

Giới thiệu nhà thơ Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến và hình tượng người lính trong bài thơ.

2. Thân bài

a. Khái quát chung

Người lính hiện về hồi ức như một biểu tượng xa vời trong thời gian và không gian (Sông Mã xa rồi, Tây Tiến ơi!/Nhớ về rừng núi…) nhưng vẫn là hoài niệm không dứt, một nỗi thương nhớ mênh mang (Nhớ về, nhớ chơi vơi...)

b. Vẻ đẹp trong đời sống tâm hồn, lạc quan, yêu đời

Người lính được miêu tả rất thực trong những sinh hoạt cụ thể, với những bước đi nặng nhọc trên đường hành quân cùng với những đói rét bệnh tật, tiều tụy về hình hài, song rất phong phú trong đời sống tâm hồn, với những khát vọng mãnh liệt của tuổi trẻ (Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc).

Những người chiến sĩ của binh đoàn Tây Tiến vô cùng hài hước, dí dỏm. Dù hoàn cảnh sống có khó khăn, thiếu thốn đến đâu nhưng họ vẫn giữ vững tinh thần lạc quan, coi những khó khăn, thử thách đó là thú vui của cuộc sống (súng ngửi trời, cọp trêu người, thác gầm thét…)

Họ nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng với những cảnh sắc độc đáo rất tinh tế (hồn lau nẻo bến bờ, dáng người trên độc mộc, dòng nước lũ, hoa đong đưa).

c. Vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn

Tâm hồn người lính cháy bỏng những khát vọng chiến thắng, đồng thời cũng ôm ấp những giấc mơ đẹp về tình yêu tuổi trẻ (Mắt trừng gửi mộng qua biên giới - Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm) luôn nhớ về người yêu với nỗi nhớ nhung da diết và luôn thường trực.

Đứng trước vẻ đẹp tươi trẻ, tràn đầy sức sống của người con gái núi rừng có nét hoang sơ, kiều diễm đến sững sờ (Kìa em xiêm áo tự bao giờ) cũng làm cho người lính Tây Tiến phấn chấn hơn.

→ Họ đều là những người trẻ, là tầng lớp tri thức (học sinh, sinh viên) ở Hà Nội nên trong trái tim luôn tràn đầy sức sống, khao khát yêu thương.

d. Vẻ đẹp hào hùng, bi tráng

Họ là những người dũng cảm, biết rằng ra đi kháng chiến là lúc cái chết có thể đến bất cứ lúc nào. Tuy có lúc họ cũng nản chí, đau xót vì sự ra đi của đồng đội (Gục lên súng mũ bỏ quên đời) nhưng chính tình yêu quê hương, đất nước đã giúp họ vượt qua tất cả để tiếp tục chiến đấu.

Với nhiều từ ngữ mang sắc thái cổ điển, trang trọng (Áo bào thay chiếu anh về đất/Sông Mã gầm lên khúc độc hành), tác giả tạo được không khí thiêng liêng, làm cho cái chết bi tráng của người lính vang động cả thiên nhiên.

→ Tình cảm và sư hi sinh mà họ dành cho đất nước thật đáng trân trọng.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận.

----------HẾT---------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản:

Ôi quê hương xanh biếc bóng dừa
Có ngờ đâu hôm nay ta trở lại
Quê hương ta tất cả vẫn còn đây
Dù người thân đã ngã xuống đất này
Ta gặp lại những mặt người ta yêu biết mấy
Ta nhìn, ta ngắm, ta say
Ta run run nắm những bàn tay
Thương nhớ dồn trong tay ta nóng bỏng
Đây rồi đoạn đường xưa
Nơi ta vẫn thường đi trong mộng
Kẽo kẹt nhà ai tiếng võng đưa
Ầu ơ…thương nhớ lắm!
Ơi những bông trang trắng, những bông trang hồng
Như tấm lòng em trong trắng thủy chung
Như trái tim em đẹp màu đỏ thắm
Con sông nhỏ tuổi thơ ta đã tắm
Vẫn còn đây nước chẳng đổi dòng
Hoa lục bình tím cả bờ sông

(“Trở về quê nội” – Lê Anh Xuân)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Hai dòng thơ đầu có sử dụng những thành phần biệt lập nào? Dùng để diễn tả tâm trạng gì
của nhà thơ?

Câu 2. Điệp từ “ta” được điệp lại nhiều lần kết hợp với một loạt những động từ “gặp lại”, “yêu”,
“nhìn”, “say”, “ngắm”…có tác dụng gì?

Câu 3. Những hình ảnh nào trong đoạn thơ đã thể hiện được vẻ đẹp và sức sống tiềm tàng, mãnh
liệt của quê hương?

Câu 4. Âm thanh “kẽo kẹt…tiếng võng đưa”, “Ầu ơ…” đánh thức điều gì trong cái tôi trữ tình của
tác giả?

Câu 5. Chữ “tím” trong câu thơ “Hoa lục bình tím cả bờ sông” có sự chuyển đổi từ loại như thế
nào? Tác dụng của sự chuyển đổi ấy trong việc biểu đạt nội dung?

II.LÀM VĂN (7 điểm)

Phân tích và làm sáng tỏ nhận định: Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện... đầy sức thuyết phục trong tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.

----------HẾT---------

ĐÁP ÁN

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1. (0,5 điểm)

Hai dòng thơ đầu có sử dụng các thành phần biệt lập:

- Thành phần cảm thán: “Ôi”

- Thành phần tình thái: “Có ngờ đâu”

=> Thể hiện tâm trạng xúc động rưng rưng của nhà thơ khi trở về quê cũ.

Câu 2. (0,5 điểm)

Điệp từ “ta” được điệp lại nhiều lần kết hợp với một loạt những động từ “gặp lại”, “yêu”, “nhìn”, “say”, “ngắm”… nhằm thể hiện tình yêu quê hương tha thiết và nỗi xúc động, bồi hồi của tác giả khi trở lại quê nhà sau bao năm năm xa cách.

Câu 3. (0,5 điểm)

Những hình ảnh trong đoạn thơ đã thể hiện được vẻ đẹp và sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của quê hương: xanh biếc bóng dừa, những mặt người ta yêu biết mấy, đoạn đường xưa. tiếng võng đưa, những bông trang trắng những bông trang hồng, con sông nước chẳng đổi dòng, hoa lục bình tím cả bờ sông.

Câu 4. (0,5 điểm)

Âm thanh “kẽo kẹt…tiếng võng đưa”, “Ầu ơ…” đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ thật đẹp, thật yên bình gắn với hình ảnh của bà, của mẹ trong cái tôi trữ tình của tác
giả.

Câu 5. (1 điểm)

- Trong câu thơ “Hoa lục bình tím cả bờ sông”, chữ “tím” ở đây có sự chuyển đổi từ loại từ tính từ sang động từ [tím: nhuộm tím cả bờ sông]

- Tác dụng: gợi ra hình ảnh dòng sông quê đẹp, gần gũi và thanh bình, êm ả mà tràn đầy sức sống với màu tím triền miên, trải dài như vô tận.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

1. Mở Bài

- Bác viết văn không phải đi từ những cảm hứng ngẫu nhiên, mà văn chương của Bác luôn dõi theo bước đường cách mạng, bổ trợ cho sự nghiệp của mình. Và tiêu biểu nhất trong số đó là bản Tuyên ngôn độc lập, được Bác tự tay viết và tuyên đọc ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội.

- Có ý kiến cho rằng: "Tuyên ngôn độc lập một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn, một bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn, đầy sức thuyết phục". Điều này là hoàn toàn chính xác, không có gì để chối cãi và để làm rõ điều đó chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua cách khía cạnh khác nhau.
2. Thân Bài

* Hoàn cảnh ra đời của bản Tuyên ngôn độc lập:

Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, nhân dân cả nước nổi dậy giành chính quyền.

* Văn kiện có giá trị lịch sử vô cùng to lớn:
- Khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
- Chấm dứt hơn 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ
- Xóa bỏ chế độ phong kiến tồn tại trên đất nước hơn 1000 năm
- Cổ vũ và kêu gọi sự viện trợ, giúp đỡ từ các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.

* Bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn, đầy sức thuyết phục:
- Cơ sở pháp lý chặt chẽ: Lấy lý luận của địch để đánh lại địch, đánh tan những âm mưu và luận điệu xảo trá của chúng.
+ Trích dẫn tuyên ngôn độc lập của Mỹ (1776)
+ Trích dẫn bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp

- Cơ sở lý luận thực tiễn:
+ Về chính trị: "chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào"
+ Về kinh tế: "bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều"
=> Bác bỏ luận điệu "khai hóa" của thực dân Pháp.
+ Pháp đã bán nước ta hai lần cho phát xít Nhật trong vòng 5 năm, xiềng xích của Pháp - Nhật đã khiến cho hơn 2 triệu đồng bào chết đói, đặc biệt trong lúc dầu sôi lửa bỏng, Pháp đã chối từ đề nghị liên minh chống Nhật của ta, quay ra khủng bố khiến chúng ta tổn thất nặng nề, khi thua chạy cũng không tha cho những người tù chính trị.
=> Bác bỏ luận điệu "bảo hộ" của thực dân Pháp.
+ Để lần nữa khẳng định việc Pháp hoàn toàn không còn quyền bảo hộ ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh, khẳng định hai sự thật: "Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" và "Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp".
- Lời tuyên ngôn hùng hồn, mạnh mẽ: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy!"
3. Kết Bài

- Dù đã hơn 70 năm trôi qua nhưng bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh vẫn còn giữ nguyên những giá trị lịch sử lớn lao, đánh một dấu mốc son chói lòa trong lịch sử dân tộc, mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước, đó là kỷ nguyên của tự do và độc lập.
- Bằng những lý lẽ sắc bén, giàu sức thuyết phục, Tuyên ngôn độc lập đã trở thành một áng văn chính luận kiệt xuất bác bỏ hết những luận điệu xảo trá, bịp bợm của quân thù, dõng dạc tuyên bố với toàn thể nhân loại nền độc lập hoàn toàn của Việt Nam ta.

----------HẾT---------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

“Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng…”

(Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới – Vũ Khoan)

Câu 1 (0,5 điểm): Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích.

Câu 2 (1 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 3 (1,5 điểm): Đoạn văn đã giúp anh/chị nhận ra bài học gì?

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Giải thích và chứng minh câu nói: “Người không học như ngọc không mài”.

Câu 2 (5 điểm): Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Tây Tiến (14 câu thơ đầu).

----------HẾT---------

ĐÁP ÁN

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm)

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận.

Câu 2 (1 điểm)

Nội dung chính của đoạn văn: Những cái mạnh, cái yếu của người Việt Nam cần được nhận thức rõ trong quá trình xây dựng nền kinh tế mới.

Câu 3 (1,5 điểm)

Bài học được rút ra:

Không nên học vẹt, học chay, cần phải kết hợp giữa học và hành.

Biết hoàn thiện bản thân, trau dồi kiến thức để hòa nhập với cuộc sống.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

Dàn ý Giải thích và chứng minh câu nói: “Người không học như ngọc không mài”

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Câu nói: “Người không học như ngọc không mài”.

2. Thân bài

a. Giải thích

“ngọc không mài”: viên ngọc sần sùi, thô ráp của tự nhiên, không có tác động của con người, chưa được chế tác hay mài giũa để trở nên tỏa sáng, làm đẹp cho đời, cho người.

Ý cả câu: con người không được học hành sẽ không trở thành người tài giỏi, giúp ích cho xã hội, tỏa sáng, không giúp cho xã hội phát triển. Đề cao vai trò của việc học tập trong cuộc sống mỗi người và trong sự phát triển chung của xã hội.

b. Phân tích

Để có được cuộc sống tốt đẹp hơn, tiến bộ hơn, con người cần phải học tập, trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân mình.

Không có học hành, con người sẽ chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định và xã hội không thể phát triển mạnh mẽ như hiện nay.

Nếu tất cả con người đều cố gắng mài giũa bản thân, trau dồi kiến thức, vươn lên, hướng về phía trước thì xã hội sẽ phát triển và tốt đẹp hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lựa chọn dẫn chứng minh họa cho bài làm văn của mình.

(Lưu ý: dẫn chứng phải gần gũi, xác thực và tiêu biểu được nhiều người biết đến).

d. Phản biện

Trong xã hội có những người tuy có điều kiện tốt để học tập và phát triển bản thân nhưng lại không biết trân trọng và cố gắng mà chỉ biết lao theo những thú vui của bản thân mình. Những người này đáng bị chỉ trích và phê phán thẳng thắn.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận (Câu nói: “Người không học như ngọc không mài”) và rút ra bài học và bản thân.

Câu 2: (5 điểm)

Dàn ý Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Tây Tiến

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến và khổ thơ đầu.

2. Thân bài

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.”

Câu cảm thán thể hiện sự tiếc nuối của tác giả về những ngày cùng binh đoàn Tây Tiến.

“nhớ chơi vơi”: trơ trọi, cô độc, mỗi nhớ vô định luôn thường trực.

Từ biểu cảm “ơi” + từ láy chơi vơi: âm hưởng tha thiết, ngân vang mãi trong lòng người.

→ Nỗi nhớ da diết, trào dâng, tha thiết vang lên bao trùm cả không gian và thời gian.

“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.”

“Sài Khao, Mường Lát” là những địa danh mà binh đoàn đặt chân qua gợi những kỉ niệm về một vùng núi cao, sương mờ → không gian thơ mộng, trữ tình.

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
….………………………………………
Nhà ai Pha Luông, mưa xa khơi.”

“khúc khuỷu, thăm thẳm” gợi sự hiểm trở, gian nan của thiên nhiên.

“heo hút cồn mây” gợi độ cao của núi và độ sâu của dốc, vắng lặng, hoang vu.

"ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” diễn tả độ gập ghềnh, trắc trở của rừng núi giúp bạn đọc hình dung ra khó khăn, gian khổ mà người chiến sĩ Tây Tiến phải trải qua.

“Pha Luông, mưa xa khơi” đứng ở trên cao phóng ánh nhìn ra xa, thu vào tầm mắt của người lính Tây Tiến là cảnh làng xóm Pha Luông mờ ảo trong lớp sương vô cùng thơ mộng. → Đây là món quà xứng đáng cho những nỗi lực của người chiến sĩ.

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!”

Những khó khăn, gian khổ đôi khi làm người chiến sĩ nản chí, muốn buông xuôi.

Sự ra đi của những người đồng đội là niềm đau xót cho những người ở lại.

→ Những con người dạt dào tình cảm.

“Chiều chiều oai linh thác gầm thét,
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.”

Người chiến sĩ ngày đêm đối mặt với nguy hiểm luôn rình rập nơi rừng thiêng nước độc.

Bằng sự hài hước, dí dỏm các chiến sĩ coi những nguy hiểm đó là chỉ là những tiếng gầm thét, những sự “trêu người” bên tai.

“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.”

Người chiến sĩ nhớ về ngày mùa ở Mai Châu: những ngày mùa, những gia đình lên khói nấu cơm đầu mùa, những hương vị nếp xôi và cả những cô gái nơi đây.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề.

----------HẾT---------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

“Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng,
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

(Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)

Câu 1 (0,5 điểm)

Nêu phương thức biểu đạt chính và thể thơ mà tác giải sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2 (1 điểm)

Hai câu thơ: “Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở/Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!” đã để lại cho anh/chị suy nghĩ gì?

Câu 3 (1,5 điểm)

Từ triết lí trong đoạn thơ trên, anh/chị rút ra bài học gì cho bản thân?

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1(2 điểm)

Suy nghĩ của bạn về câu nói: Thử thách lớn nhất của con người là lúc thành công rực rỡ.

Câu 2 (5 điểm)

Phân tích 8 câu đầu Việt Bắc.

----------HẾT---------

ĐÁP ÁN

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm)

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: biểu cảm.

Thể thơ: tám chữ.

Câu 2 (1 điểm)

Hai câu thơ: “Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở/Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!” đã để lại cho em nhiều suy nghĩ: khi ta ở, mảnh đất chỉ là nơi để con người sinh sống nhưng khi rời khỏi đó, từng kỉ niệm, từng ngày tháng ở đó trở thành một phần tâm hồn của chúng ta, in sâu vào kí ức.

Câu 3 (1,5 điểm)

Bài học cho bản thân rút ra từ những triết lí đó là những chân lí mang tính phổ quát, rút ra từ đời sống, từ quy luật tình cảm. Mỗi một mảnh đất khi con người gắn bó dù cho không phải là quê hương đều sẽ trở thành một phần máu thịt, thành mảnh đất tâm hồn, mảnh đất kỉ niệm. Vì vậy, hãy biết yêu thương, trân trọng, sống thủy chung với quá khứ, với những miền đất đã đi qua.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

Dàn ý Suy nghĩ của bạn về câu nói: Thử thách lớn nhất của con người là lúc thành công rực rỡ

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Câu nói “Thử thách lớn nhất của con người là lúc thành công rực rỡ”.

2. Thân bài

a. Giải thích

Thử thách lớn nhất của con người là lúc thành công rực rỡ: để đạt được thành công, con người phải trải qua nhiều khó khăn, vất vả, thử thách, nhưng khi đạt được thành công như mong ước rồi, cách con người giữ gìn cũng như phát triển nó tốt hơn mới thực sự là thử thách được đặt ra với mỗi người.

→ Câu nói là bài học răn dạy con người, giúp con người thức tỉnh và tiếp tục tiến về phía trước, không nên hả hê với thành công mình đạt được.

b. Phân tích

Để đạt được thành công, con người phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ, khi đạt được thành công sẽ đứng trên đỉnh vinh quang đầy kiêu hãnh, tự hào.

Thành công không phải cái đích cuối cùng mà nó là khởi đầu cho một con đường mới đầy gian nan hơn mà chúng ta phải đi. Đạt được thành công đã khó nhưng giữ cái thành công đó và phát triển nó lên cao lại càng khó hơn.

Nhiều người khi đạt được thành công nhất định thì tự mãn, thỏa lòng với thành công đó, chủ quan, không tiếp tục cố gắng nên chỉ dừng lại ở đó và dần dần suy xuống mà không phát triển nhiều hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, được nhiều người biết đến và có tính xác thực cao.

d. Phản biện

Trong cuộc sống có nhiều người có tính chủ quan, khi đạt được thành công hoặc chạm tới thành công thì không chịu cố gắng, nỗ lực nhiều hơn nữa, cho rằng mình hơn người khác,… → những người này đáng bị chỉ trích, phê phán thẳng thắn.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận (Thử thách lớn nhất của con người là lúc thành công rực rỡ) đồng thời đưa ra bài học, liên hệ bản thân.

Câu 2 (5 điểm)

Dàn ý Phân tích 8 câu đầu Việt Bắc

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Tố Hữu, bài thơ Việt Bắc và 8 câu thơ đầu.

2. Thân bài

a. 4 câu thơ đầu

“Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không?
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.”

→ Lời của người Việt Bắc hỏi người ra đi, khơi gợi những kỉ niệm đã qua.

Câu hỏi tu từ “Mình về mình có nhớ ta?”, cách xưng hô “mình - ta” quen thuộc trong lối đối đáp dân gian thể hiện được cảm xúc dâng trào cùng nỗi lòng của người ở lại.

“Mười lăm năm” khoảng thời gian đủ dài để giữa người đi và kẻ ở thấu hiểu nhau, có với nhau những kỉ niệm đáng nhớ.

“thiết tha mặn nồng”: tình cảm giữa người dân Việt Bắc và người cán bộ chiến sĩ thủy chung, sâu sắc, keo sơn, bền chặt.

Hai câu thơ sau là lời nhắc nhớ người ra đi về thiên nhiên, con người Việt Bắc. Hình ảnh “núi, sông” là sự vận dụng tài tình của tác giả với câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” để nhắc nhở người ra đi về Việt Bắc - cội nguồn của Cách mạng, là nơi chúng ta đã cùng nhau đồng cam cộng khổ chiến đấu và giành chiến thắng.

→ Người ở lại mở lời gợi nhắc nhớ người ra đi về khoảng thời gian gắn bó và những kỉ niệm cùng nhau.

b. 4 câu thơ sau

“Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”

→ Tiếng lòng của người của người về xuôi mang trong mình sự quyến luyến, nỗi nhớ thương, bịn rịn.

“tha thiết”: sự cảm nhận của người ra đi trước tình cảm của người ở lại.

“bâng khuâng”: nhớ nhung, luyến tiếc, buồn vui lẫn lộn, “bồn chồn” diễn tả sự day dứt, nô nao trong lòng khiến bước đi ngập ngừng.

→ Người ra đi vô cùng lưu luyến Việt Bắc, nửa muốn đi, nửa muốn ở, bịn rịn, phân vân.

“áo chàm” la hình ảnh hoán dụ tượng trưng cho những người dân Việt Bắc giản dị, mộc mạc, chất phác đưa tiễn người chiến sĩ về miền xuôi.

“phân li” tuy chia cách nhưng trong lòng vẫn luôn hướng về nhau, vẫn dành trọn vẹn tình cảm cho nhau hẹn ngày gặp lại.

“Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”: không phải không có gì để nói với nhau mà có rất nhiều điều muốn nói vào giờ phút chia li ấy nhưng không nói thành lời. Một cái cầm tay thay cho tất cả những lời muốn nói. Phép im lặng (dấu “…”) cuối câu làm cho không gian của buổi chia tay như trùng xuống, tĩnh lặng thể hiện được nỗi buồn, quyến luyến giữa người đi và kẻ ở.

→ Không gian chia tay đầy bịn rịn.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghi luận.

----------HẾT---------

[Năm 2023] Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Đà Nẵng có đáp án (10 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Cô bé nhà bên - (có ai ngờ!)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)
Giữa cuộc hành quân không nói được một lời
Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại…
Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi…”

(Trích “Quê hương” - Giang Nam)

Câu 1 (0,5 điểm): Nêu chủ đề - ý nghĩa của đoạn thơ trên.

Câu 2 (1 điểm): Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng.

Câu 3 (1,5 điểm): Qua đoạn thơ, anh/chị rút ra bài học gì về tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta?

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1(2 điểm): ''Hãy yêu thương và chia sẻ, bạn sẽ nhận về niềm vui và hạnh phúc'' trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

Câu 2 (5 điểm): Phân tích vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến qua khổ thơ thứ 3.

----------HẾT---------

ĐÁP ÁN

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm)

Chủ đề - ý nghĩa của đoạn thơ: nói về tình thương mến thương giữa những người đồng đội trong thời chiến.

Câu 2 (1 điểm):

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích: chêm xen (có ai ngờ!), (thương thương quá đi thôi!) nhằm bộc lộ sự xúc động, ngạc nhiên và tình cảm yêu mến của tác giả dành cho cô hàng xóm cũng là người đồng chí của mình.

Câu 3 (1,5 điểm):

Đoạn thơ cho ta thấy tinh thần chiến đấu và tình yêu thương sâu sắc mà người chiến sĩ dành cho tổ quốc. Không phân biệt già - trẻ, nam - nữ, khi đất nước có chiến tranh, tất cả đều anh dũng đứng lên cầm súng chiến đấu bảo vệ độc lập.

II. LÀM VĂN (7 điểm):

Câu 1 (2 điểm):

Dàn ý trình bày suy nghĩ về ý kiến: “Hãy yêu thương và chia sẻ, bạn sẽ nhận về niềm vui và hạnh phúc”

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý kiến: “Hãy yêu thương và chia sẻ, bạn sẽ nhận về niềm vui và hạnh phúc”. (Học sinh tự lựa chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp cho bài làm văn của mình).

2. Thân bài

a. Giải thích

Ý kiến khuyên nhủ chúng ta hãy biết yêu thương, san sẻ những điều nhỏ nhặt nhất với những người xung quanh, vì như thế chúng ta sẽ nhận lại tình yêu thương, sự tôn trọng của mọi người, cuộc sống này sẽ trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn.

b. Phân tích

Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.

Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.

Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc yêu thương, chia sẻ làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,… → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: ý kiến: “Hãy yêu thương và chia sẻ, bạn sẽ nhận về niềm vui và hạnh phúc” và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Câu 2 (5 điểm)

Dàn ý Phân tích vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến qua khổ thơ thứ 3

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến và khổ thơ thứ 3 của bài thơ.

2. Thân bài

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu mắt giữ oai hùm.”

Căn bệnh sốt rét rừng làm cho da của người lính xanh xao, beo bủng như lá cây và rụng hết tóc. Tuy nhiên họ vẫn làm chủ tình thế, vẫn oai phong lẫm liệt. Chính màu xanh đó cũng giúp họ ngụy trang để chiến đấu với quân thù.

“giữ oai hùm” hoàn cảnh thiếu thốn, khắc nghiệt như thế nhưng họ vẫn giữ vững tinh thần chiến đấu, vẫn giữ nguyên được vẻ oai phong lẫm liệt.

“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.”

“mắt trừng”: lòng căm thù giặc sâu sắc. Ở họ là sự khát khao giành chiến thắng, gửi những giấc mộng đẹp, những ước mơ đẹp về nơi quê hương yêu dấu của mình.

Trái tim rạo rực yêu thương: tuy chiến đấu gian khổ nhưng những người lính vẫn luôn nhớ về quê nhà, về nơi có người con gái mà họ yêu thương, nhớ nhung. Ban ngày hết lòng chiến đấu, đêm đến ôm nỗi nhớ vào giấc mộng.

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”

Nhìn thẳng vào sự thật tàn khốc: nhiều người lính đã ngã xuống.

Họ là những người lính trẻ tuổi, cuộc đời còn dài tuy nhiên họ đã quyết định ra đi, hi sinh tương lai, tuổi xuân của mình vì độc lập tự do của tổ quốc.

“Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Khi người chiến sĩ hi sinh, họ chỉ được bọc trong manh chiếu rách để chôn cất nhưng sự ra đi vì vinh quang đó được ví như mặc áo long bào → thể hiện sự tôn vinh.

Sự ra đi đó làm cả núi sông, đất trời lên tiếng như một lời tiễn biệt đồng thời thể hiện sự phẫn nỗ, căm hờn trước tội ác của kẻ thù.

→ Sự hi sinh vì lí tưởng cao đẹp của người lính đáng tự hào, tôn vinh. Họ mang vẻ đẹp lãng mạn và bi tráng, hào hùng, lẫm liệt.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghi luận.

----------HẾT---------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn
Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
Đường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây.
Một dãy núi mà hai màu mây
Nơi nắng nơi mưa, khí trời cùng khác
Như anh với em, như Nam với Bắc
Như Đông với Tây một dải rừng liền.

(Trường Sơn Đông, Trường SơnTây – Phạm Tiến Duật)

Đọc đoạn thơ trên và trả lời câu hỏi :

a/ Đoạn thơ trên được viết bằng thể loại nào?Nhận xét về giọng điệu của đoạn thơ.

b/ Trong đoạn thơ trên tác giả đã thể hiện những cảm xúc gì ?

c/ “Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây”

Hãy tìm trong bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính một câu thơ có cách diễn đạt tương tự với
câu thơ trên của Phạm Tiến Duật. Cách diễn đạt của hai câu thơ này có gì đặc biệt?

II.LÀM VĂN (7 điểm)

Phân tích đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ Tịch Hồ Chí Minh

----------HẾT---------

ĐÁP ÁN

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu a. (1 điểm)

- Đoạn thơ trên được viết bằng thể loại thơ tự do, xen kẽ các câu 7 chữ và 8 chữ.

- Đoạn thơ có giọng điệu tự nhiên như lời chuyện trò, tâm tình thân mật của tác giả với người yêu ở nơi xa. Đây là ngôn ngữ thơ ca bước ra đời sống, từ chiến trường.

Câu b (1 điểm)

. Trong đoạn thơ, tác giả đã thể hiện hai cảm xúc chủ đạo:

- Sự thích thú, yêu mến những vẻ đẹp của rừng Trường Sơn trên con đường ra trận.

- Nỗi nhớ thương sâu lắng hướng về “em”.

Câu c. (1 điểm)

- Câu thơ có cách diễn đạt tương tự là Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông.

- Hai câu thơ của Nguyễn Bính và của Phạm Tiến Duật đều nói về nỗi nhớ và đều sử
dụng các địa danh để thể hiện nỗi nhớ của mình.

- Cách diễn đạt này khắc họa rõ sự chia cách ở những miền không gian xa nhau, vừa thể hiện nỗi nhớ thiết tha sâu nặng lan tỏa tâm tư tâm hồn của con người mà bao trùm cả không gian. Câu thơ vì thế có sự biểu cảm và lay động sâu sắc đối với người đọc.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát tác phẩm "Tuyên ngôn độc lập" của Chủ tịch Hồ Chí Minh và phần mở đầu.

2. Thân bài
a. Giá trị nội dung của phần mở đầu bản tuyên ngôn
- Phần mở đầu nêu nguyên lí chung của bản tuyên ngôn.

- Tác giả đã trích dẫn hai bản Tuyên ngôn: Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791 nhằm:
+ Khẳng định các quyền lợi cơ bản của con người: Quyền sống, quyền bình đẳng và quyền mưu cầu hạnh phúc.
+ Nhắc nhở những hành động của bọn đế quốc, thực dân đang đi ngược lại và làm trái với những điều mà đất nước họ từng dõng dạc tuyên bố.
- Từ việc trích dẫn về quyền con người để làm dẫn chứng, tác giả đã nâng tầm và mở rộng thành quyền dân tộc.

b. Giá trị nghệ thuật của phần mở đầu bản tuyên ngôn
- Tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho các phần còn lại.
- Dẫn chứng xác thực góp phần củng cố lí lẽ, luận điểm đanh thép của tác phẩm.
- Lập luận chặt chẽ và giàu sức thuyết phục, vừa khôn khéo vừa kiên quyết.

3. Kết bài
Đánh giá vai trò của phần mở đầu đối với tác phẩm "Tuyên ngôn độc lập".

----------HẾT---------

Xem thêm các đề thi Ngữ Văn lớp 12 chọn lọc, có đáp án hay khác: