Top 30 Đề thi Ngữ văn 12 Giữa kì 1 năm 2024 (có đáp án)


Haylamdo biên soạn và sưu tầm bộ 30 Đề thi Ngữ văn 12 Giữa kì 1 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều có đáp án và ma trận sẽ giúp bạn ôn tập và đạt điểm cao trong bài thi Ngữ văn 12.

Top 30 Đề thi Ngữ văn 12 Giữa kì 1 năm 2024 (có đáp án)

Xem thử Đề thi GK1 Văn 12 KNTT Xem thử Đề thi GK1 Văn 12 CTST Xem thử Đề thi GK1 Văn 12 CD

Chỉ từ 150k mua trọn bộ đề thi Ngữ Văn 12 Giữa kì 1 bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:

Xem thử Đề thi GK1 Văn 12 KNTT Xem thử Đề thi GK1 Văn 12 CTST Xem thử Đề thi GK1 Văn 12 CD

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ văn 12

Thời gian làm bài: phút

Phần 1: Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc đoạn trích trên và thực hiện các yêu cầu:

Về đồng

Mai về đồng Hội, đồng Hương

Mẹ ta đi gặt mờ sương chưa về

Tháng năm nắng bỏng bờ đê

Nhà ta rơm lúa bộn bề ngõ sân

Ngoài hiên vẫn rặng cúc tần

Gốc cau chum nước mấy lần chờ mưa

Mẹ ta về đã quá trưa

Bữa cơm thổi vội vẫn dưa cải ngồng

 

Cha ta vai gánh vai gồng

Còn thi với nắng trên đồng làng ta

Nửa đời phố thị đi xa

Ta về gặp lại quê  nhà rưng rưng

 

Nhà quê mặn muối cay gừng

Một mai bỏ phố ngập ngừng....lối quê.

(Tập thơ Gửi lại quê nhà; Nguyễn Quỳnh Anh;  NXB Văn Học, Trang 17-18)

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt của đoạn thơ.

Câu 2 (1,0 điểm): Anh/chị hiểu gì về hai câu thơ:

“Mẹ ta về đã quá trưa

Bữa cơm thổi vội vẫn dưa cải ngồng”

Câu 3 (1,0 điểm): Nêu cảm xúc của tác giả qua hai câu thơ sau

“Nửa đời phố thị đi xa

Ta về gặp lại quê  nhà rưng rưng”

Câu 4 (1,0 điểm): Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ của tác giả qua hình ảnh “mặn muối cay gừng”?

Câu 5 (1,0 điểm): Anh/chị thích cuộc sống chốn thôn quê hay phố thị? Vì sao?

Phần 2: Viết (5.0 điểm)

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích và so sánh hai tác phẩm Việt BắcTừ ấy của Tố Hữu.

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ văn 12

Thời gian làm bài: phút

Phần 1: Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc đoạn trích trên và thực hiện các yêu cầu:

Mong manh nhất không phải là tơ trời

Không phải nụ hồng

Không phải sương mai

Không phải cơn mơ vừa chập chờn đã thức

Anh đã biết một điều mong manh nhất

Là tình yêu

Là tình yêu đấy em!

Tình yêu

Vừa buổi sáng nắng lên

Đã u ám cơn mưa chiều dữ dội

Ta chạy tìm nhau...

Em vừa ập vào anh...

Như cơn giông ập tới

Đã như sóng xô bờ, sóng lại ngược ra khơi

Không phải đâu em, không phải tơ trời

Không phải mây hoàng hôn

Chợt hồng...chợt tím...

Ta cầm tình yêu như đứa trẻ cầm chiếc cốc pha lê

Khẽ vụng dại...là thế thôi...tan biến

 

Anh cầu mong không phải bây giờ

Mà khi tóc đã hoa râm

Khi mái đầu đã bạc

Khi ta đi qua những giông-bão-biển-bờ

Còn thấy tựa bên vai mình

Một tình yêu không thất lạc

(Không phải tơ trời, không phải sương mai, Đỗ Trung Quân, NXB Văn hóa, 1988)

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ và nhân vật trữ tình của văn bản trên.

Câu 2 (1,0 điểm): Liệt kê những hình ảnh hiện thân cho điều mong manh mà tác giả nhắc đến trong đoạn trích?

Câu 3 (1,0 điểm): Anh/chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?

Ta cầm tình yêu như đứa trẻ cầm chiếc cốc pha lê

Khẽ vụng dại...là thế thôi...tan biến

Câu 4 (1,0 điểm): Anh/chị có nhận xét gì về quan niệm của tác giả được thể hiện trong khổ thơ cuối?

Câu 5 (1,0 điểm): Nêu những thông điệp mà anh/chị có thể rút ra được từ văn bản trên.

Phần 2: Viết (5.0 điểm)

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích và so sánh hình tượng người lính trong Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ văn 12

Thời gian làm bài: phút

Phần 1: Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

(Lược đoạn đầu: Đậm là người phụ nữ hai mươi chín tuổi. Vì trót bồng bột mà có con rồi phải bỏ nhà ra đi. Đến khi ba mất, má Đậm mới rước con về. Những ngày giáp Tết, cô bán dưa hấu ở chợ thị xã. Bên trái là vạt bông của ông Chín từ miệt Sa Đéc xuống. Chỉ mình Đậm bán dưa một mình, may có Quí, một anh chàng chạy xe lam gần nhà, ít hơn Đậm bốn tuổi, tới giúp. Thấy thế, già Chín cũng cười chéo mắt vui lây…)

(1) Thời gian bị người ta chở kĩu kịt đi. Khiếp, mới đó đã hai mươi chín Tết. Bánh mứt, dưa hành, quần mới, áo mới như nước tràn lên phố. Đây là thời điểm rộn rịp nhất, phơi phới nhất trong năm. Tết này không có ba mươi, hai chín rồi tới mùng một, như người ta bước hụt, thấy thiếu đi một ngày. Những khóm vàng hoa của ông Chín nở sớm từ hai bốn, hai lăm đã ngả màu vàng sậm. Bốn giờ sáng, ông đi qua bên kia đường gánh nước về tưới, than, "Thời tiết năm nay kỳ cục quá". Ông vấn điếu thuốc, phà khói, bảo: "Con biết không, nghề bán bông Tết cũng như bán lồng đèn Trung thu, qua rằm tháng Tám, có cho người ta cũng không thèm lấy. Buôn bán kiểu vậy như con gái có thì, qua rồi, khó lắm...”. Ông nói tới đây, thấy Đậm ngẩng đầu ngó sao muộn, ông thôi không nói nữa. Đậm nhớ con gái quá. Nghe Quí đem đồ về lại đem tin ra bảo, “Bộ đồ bé Lý mặc vừa lắm, nó đòi ra với Đậm, buôn bán như vầy cực quá, chở nó ra tội nghiệp...”. Rồi Quí bảo mớ bông mồng gà Đậm gieo sao mà khéo quá, bông đỏ bông vàng trổ ngay Tết.

(2) Đó là lúc chờ sáng, còn rỗi rãi xẻ dưa mời nhau, chứ ngày hai chín là một ngày tất bật, nói theo dân đá banh là thắng với thua. Người mua xúm xa xúm xít. Mới một buổi đã lử lả. Đậm một mình phải coi trước coi sau. Tưởng dưa hấu đắp đập ngăn sông mà đã vợi đi quá nửa. Nhưng chắc phải đợi cho tới giao thừa. Người ta chờ tới đó sẽ rẻ nữa. Chạy xong mấy chuyến xe buổi sáng, Quí lại giúp. Từ bến xe lam lại đằng chợ chừng một trăm mét. Quí kêu, "Có ai mua nhiều, Đậm hứa đi, tôi chở tới nhà cho". Đậm thấy vui, phần thì bớt lo dưa ế, phần thấy nao nao trong lòng. Cái không khí đẹp thế này, ấm thế này, không vui sao được. Quí hỏi, "Nhà Đậm có gói bánh tét không?". Đậm hỏi lại, "Có, mà chi?". "Tôi cho, má tôi gói nhiều lắm". Quí mặc áo đứt mất tiêu cái nút trên, lồ lộ ra mảng ngực ram ráp nắng. Trong Đậm nhiều khi dậy lên một cái gì rưng rức khó tả, chỉ mong nép đầu vào đó để quên nhọc nhằn, để quên nỗi cô độc lùi lũi trong đời.

(3) Lúc ngẩng lên được đã năm mới mất rồi. Nghe được tiếng trống giao thừa vọng về từ trung tâm thị xã. Ở đó có một lễ hội thật tưng bừng. Ông Chín đốt sáu nén nhang, chia cho Đậm nửa, biểu, "Con cúng giao thừa đi. Cầu an khang, sức khỏe, cầu năm tới giàu hơn năm nay". Mùi nhang thơm xà quần trong gió sực lên mũi Đậm một nỗi nhớ nhà. Dù đây về đấy chưa tới một tiếng đi xe. Ở chợ, người muốn về trước giao thừa thì đã bán thốc tháo để về, những người còn lại cũng cố dọn dẹp làm sao mùng một có mặt ở nhà, pha bình trà cúng tổ tiên. Ông Chín đứng chỉ huy cho con trai ông bưng mươi chậu hoa còn lại lên xe hàng, quyến luyến, "Hồi nãy con tặng bác dưa ăn, giờ bác tặng lại con với cậu nhỏ hai chậu cúc đại đóa này. Năm tới, bác có xuống không biết được ngồi gần con như vầy không. Cha, đây về Sa Đéc chắc phải nhâm nhi dài dài cho đỡ buồn quá".

- Dạ, bác về mạnh giỏi, ăn Tết cho thiệt vui.

Đậm vén tóc, cười, thấy thương ông quá. Ông Chín leo lên xe còn ngoắt Quí lại nói thì thào, "Ê cậu nhỏ, tôi nói cậu nghe, ông bà mình có câu “Ra đường thấy cánh hoa rơi - Hai tay nâng lấy, cũ người mới ta”. Mạnh dạn lên, cậu thương con gái người ta mà cà lơ phất phơ thấy rầu quá. Cháu Đậm, thấy vậy mà như trái dưa, xanh vỏ đỏ lòng". Nói rồi xe vọt đi, mấy người nữa lên xe vỗ vào thùng xe thùm thùm như gửi lại lời chào tạm biệt. Khói xe xoắn ra từng ngọn tròn tròn như con cúi.

(Lược đoạn cuối: Đậm quét dọn chỗ của mình rồi cùng Quí ra về. Quí cho xe chạy thật chậm, với ánh nhìn rất lạ về phía Đậm. Anh không biết vì một nỗi gì mà tới bây giờ anh chưa nói lời thương với người ta. Anh không ngại đứa con, anh không ngại chuyện lỡ lầm xưa cũ, tuổi tác cũng không thèm nghĩ đến. Còn Đậm thì luống cuống. Quí im lặng, dừng xe hẳn. Lúc này anh thấy cần nắm lấy bàn tay lạnh tái của Đậm, rất cần. Khi ấy giao thừa đã đi qua…).

(Nguyễn Ngọc Tư, Giao thừa, NXB Trẻ, TPHCM, 2022, tr.91-99)

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định ngôi kể của văn bản trên.

Câu 2 (1,0 điểm): Chỉ ra biện pháp tu từ nổi bật trong hai câu văn: “Bánh mứt, dưa hành, quần mới, áo mới như nước tràn lên phố. Đây là thời điểm rộn rịp nhất, phơi phới nhất trong năm.”

Câu 3 (1,0 điểm): Nêu tác dụng của chi tiết: Ông Chín leo lên xe còn ngoắt Quí lại nói thì thào, “Ê cậu nhỏ, tôi nói cậu nghe, ông bà mình có câu “Ra đường thấy cánh hoa rơi - Hai tay nâng lấy, cũ người mới ta”. Mạnh dạn lên, cậu thương con gái người ta mà cà lơ phất phơ thấy rầu quá. Cháu Đậm, thấy vậy mà như trái dưa, xanh vỏ đỏ lòng”.

Câu 4 (1,0 điểm): Nếu có thể can thiệp vào câu chuyện, bạn muốn nói gì với nhân vật anh Quí?

Câu 5 (1,0 điểm): Từ nhân vật Đậm, bạn hãy nêu quan điểm về thái độ đối với phút sai lầm của tuổi trẻ.

Phần 2: Viết (5.0 điểm)

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích và so sánh giá trị nhân đạo thể hiện qua 2 tác phẩm: Lão Hạc và Làng.

Xem thử Đề thi GK1 Văn 12 KNTT Xem thử Đề thi GK1 Văn 12 CTST Xem thử Đề thi GK1 Văn 12 CD




Lưu trữ: Đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn 12 (sách cũ)

Xem thêm Đề thi Ngữ Văn 12 năm 2024 chọn lọc hay khác: