Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 20 Cánh diều có đáp án
Haylamdo sưu tầm và biên soạn Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 20 Cánh diều có đáp án, chọn lọc như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu sẽ giúp học sinh ôn tập dễ dàng môn Tiếng Việt lớp 2.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 20 Cánh diều có đáp án
Chỉ 100k mua trọn bộ Phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Bài 1: Đọc bài sau:
NHỮNG NIỀM VUI
Cả bọn ngồi trên những phiến gỗ dưới đám bạch đàn tán chuyện. Hoa nói:
- Tổ có chuyện vui. Xem này, tớ có dải băng buộc tóc mới thật đẹp.
- Tổ cũng có chuyện vui. - Hồng tiếp lời. - Tớ vừa được tặng một hộp bút chì màu.
- Thế thì có gì đáng vui. - Hùng lên tiếng. - Tớ có cái cần câu cơ. Muốn câu bao nhiêu cá cũng có.
- Chỉ có Tuấn là không có chuyện gì vui. - Hoa nói. - Cậu ấy chẳng nói gì.
- Có chứ, tớ trông thấy hoa cơ. - Tuấn vội nói.
Cả bọn nhao nhao hỏi:
- Hoa gì?
- Hoa ở trong rừng ấy! Giữa bãi cỏ. Lúc đó là mùa xuân. Trời tối mà hoa vẫn trắng phau như thể trời vẫn sáng.
Các bạn cười ồ lên:
- Thế mà cũng gọi là chuyện vui!
- Tớ còn thấy cả mái nhà mùa đông, sương mù phủ kín. Thế rồi bỗng nắng chiếu xuống. Một bên mái xanh biếc. Bên kia lại đỏ ửng. Tất cả cứ sáng rực lên.
- Cậu chỉ giỏi tưởng tượng. Làm gì có xanh với đỏ. Cậu chẳng có chuyện gì vui nữa à?
- Có chứ. - Tuấn đáp. - Một lần tớ nhìn thấy con cá bạc.
- Cậu định phịa chuyện gì nữa đấy? - Hùng phá lên cười.
- Không, không phải đâu. - Tuấn nói. - Mưa rào tạnh, ở dưới gốc táo có một vũng nước trong vắt. Rồi mặt trời chiếu vào đó. Gió thoảng nhẹ. Sóng gợn lên và những con cá bạc lấp lánh trong đó.
- Chẳng có gì vui cả. - Hoa, Hùng cười ầm ĩ. Chỉ có Hồng có vẻ đăm chiêu:
Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Câu nào cho thấy vẻ đẹp của hoa mùa xuân mà Tuấn nhìn thấy?
a. Tớ trông thấy hoa cơ.
b. Hoa ở trong rừng ấy.
c. Trời tối mà hoa vẫn trắng phau như thể trời vẫn sáng.
2. Vì sao các bạn cho rằng những điều Tuấn nói không phải là niềm vui?
a. Điều Tuấn nói ai cũng có, chẳng phải của riêng Tuấn nên không phải là niềm vui của Tuấn.
b. Đó là điều do Tuấn tưởng tượng ra, không có thật.
c. Điều đó hết sức bình thường, chẳng có gì đáng vui.
3. Vì sao Hồng cho rằng niềm vui của Tuấn lớn hơn niềm vui của các bạn khác?
a. Tuấn có nhiều niềm vui hơn các bạn.
b. Tuấn được đi nhiều nơi nên thấy được nhiều thứ lạ kì.
c. Tuấn nhìn thấy vẻ đẹp trong những sự vật rất bình thường mà người khác không nhận ra.
4. Theo em, câu chuyện có ý nghĩa gì?
a. Câu chuyện muốn nói rằng người nào yêu thiên nhiên sẽ tìm thấy vẻ đẹp của thiên nhiên qua các sự vật gần gũi, quen thuộc.
b. Khuyên người ta cần biết lắng nghe bạn, chớ nên vội vàng phản đối.
c. Khuyên người ta không nên khoe khoang.
5. Mỗi niềm vui của Tuấn gợi ra một hình ảnh đẹp. Em thích hình ảnh nào nhất ? Vì sao ? Hãy viết từ 2 đến 3 câu để trả lời.
…………………………………………………………………………………………………………………………
6. Nối từng ô ở cột trái với ô thích hợp ở cột phải để thấy được niềm vui của mỗi bạn:
a. Hoa |
|
1. vui vì có cái cần câu. |
b. Hồng |
|
2. vui vì nhìn thấy vẻ đẹp của hoa mùa xuân, mái nhà vào mùa đông, cơn mưa mùa hè với con cá bạc. |
c. Hùng |
|
3. vui vì được tặng một hộp bút chì màu. |
d. Tuấn |
|
4. vui vì có dải băng buộc tóc mới, đẹp. |
Bài 2: Điền vào chỗ trống: s hay x?
...áng mát trong như...áng năm ...ưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã ...a.
...áng chớm lạnh trong lòng Hà Nội.
Những phố dài ...ao ...ác hơi may
(Nguyễn Đình Thi)
Bài 3: Từ nào không thuộc nhóm từ chỉ thời tiết của từng mùa trong mỗi dòng sau:
a. Mùa xuân : ấm áp, ẩm ướt, oi ả, mát mẻ.
b. Mùa hè : nóng bức, nóng nực, oi nồng, ấm áp, nóng như nung.
c. Mùa thu : se se lạnh, chớm lạnh, mát mẻ, giá lạnh, gió heo may.
d. Mùa đông : giá buốt, rét cắt da cắt thịt, giá lạnh, mưa phùn gió bấc, ấm áp.
Bài 4: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để có đoạn văn tả mùa hè: (Nắng vàng, ửng đỏ, náo nức, ánh nắng)
Hoa phượng nở, thế là mùa hè …...… (1) lại trở về. Mặt trời tỏa …...… (2) chói chang ………… (3) phủ khắp mặt đất. Khi mùa hè đến, những trái vải bắt đầu ………… (4)
Bài 5: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong mỗi câu sau:
a. Sau cơn mưa, dưới gốc táo có một vũng nước trong vắt.
b. Mùa xuân, Tuấn được đi vào rừng chơi.
c. Khi mặt trời chiếu xuống, Tuấn thấy một bên mái nhà xanh biếc, bên kia lại đỏ ửng.
Bài 6: Những thành ngữ, tục ngữ nào nói về thời tiết?
a. Non xanh nước biếc.
b. Mưa thuận gió hòa.
c. Chớp bể mưa nguồn.
d. Đất lành chim đậu.
e. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.
g. Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.
Bài 7: Sắp xếp những từ ngữ sau thành câu:
a. như mật ong / trải khắp cánh đồng / nắng vàng
b. trắng xốp / bồng bềnh trôi / trong xanh / bầu trời mùa thu / với những đám mây
Bài 8: Điền dấu phẩy, dấu chấm hoặc dấu chấm than vào từng ô trống trong đoạn văn sau cho phù hợp:
Hoa hỏi Tuấn;
- Cậu có niềm vui gì? Kể đi ........ (1)
Tuấn đáp:
- Tớ thấy hoa nở trắng phau cả rừng vào mùa xuân ...... (2) thấy mái nhà bên đỏ bên xanh khi mặt trời chiếu xuống vào mùa đông .......... (3) thấy những con cá bạc lấp lánh trong vũng nước đọng dưới gốc táo sau cơn mưa rào mùa hạ .......... (4) Những điều đó mới diệu kì làm sao ........... (5)
Bài 9: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để có đoạn văn tả các mùa:
a. Hoa phượng nở, thế là mùa hè ………… (1) lại trở về. Mặt trời toả ………… (2) chói chang ………… (3) phủ khắp mặt đất. Khi mùa hè đến, những trái vải bắt đầu………… (4)
(Nắng vàng, ửng đỏ, náo nức, ánh nắng)
b. Mùa xuân đến, những mảnh vườn trở nên ………… (1) trong màu lá ………… (2). Những nụ hoa đào li ti đã nở ra những bông hoa phớt hồng năm cánh. Những…………(3) làm cho mọi loài cây ………… (4) đua nhau …………(5) nảy lộc.
(tươi non, náo nức, đâm chồi, xanh mát, bụi mưa xuân)
Một năm có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu Đông. Mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng. Cũng như Tuấn, em đã từng nhìn ngắm vẻ đẹp của cảnh vật qua các mùa.
Bài 10: Hãy viết từ 5 đến 7 câu nói về một mùa em yêu thích theo gợi ý:
- Đó là mùa nào?
- Thời tiết có gì đặc biệt?
- Cảnh vật, cây cối như thế nào?
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐÁP ÁN – TUẦN 20
Bài 1:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
Đáp án |
c |
c |
c |
a |
Ví dụ: Em thích hình ảnh cơn mưa rào. Khi cơn mưa tạnh, mặt trời chiếu vào trong những vũng nước còn đọng lại dưới gốc táo. Và bất ngờ nhất là có cả những con cá bạc lấp lánh trong vũng nước. |
Nối a-4; b-3; c-1; d-2 |
Bài 2:
Điền: sáng, sáng, xưa, xa, sáng, xao xác.
Bài 3:
a. oi ả b. ấm áp c. giá lạnh d. ấm áp.
Bài 4:
(1) náo nức (2) ánh nắng (3) Nắng vàng (4) ửng đỏ
Bài 5: Gợi ý
a. Vào lúc nào dưới gốc táo có một vũng nước trong vắt?
b. Bao giờ Tuấn được đi vào rừng chơi?
c. Khi nào Tuấn thấy một bên mái nhà xanh biếc, bên kia lại đỏ ửng?
Bài 6: b, c, e, g
Bài 7:
a. Nắng vàng như mật ong trải khắp cánh đồng.
b. Bầu trời mùa thu trong xanh với những đám mây trắng xốp bồng bềnh trôi.
Bài 8:
(1) dấu chấm than; (2) dấu phẩy; (3) dấu phẩy; (4) dấu chấm; (5) dấu chấm than.
Bài 9:
a. (1) náo nức (2) ánh nắng (3) Nắng vàng (4) ửng đỏ
b. (1) xanh mát (2) tươi non (3) bụi mưa xuân (4) náo nức (5) đâm chồi
Bài 10:
Ví dụ: Mùa đông đã đến thật rồi. Bầu trời trở nên xám xịt. Từng trận gió bấc tràn về mang theo hơi lạnh. Các cụ già ngồi hơ tay bên bếp lửa. Đám trẻ con xúng xính trong những chiếc áo khoác mới. Đàn gà con liếp chiếp rúc vào cánh mẹ.