Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 26 có đáp án


Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 26 có đáp án, chọn lọc Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 2.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 26 có đáp án

Xem thử Bài tập cuối tuần TV2 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần TV2 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần TV2 CD

Chỉ 100k mua trọn bộ Phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 26 - Kết nối tri thức

Sự tích sông hồ ở Tây Nguyên

Ngày xưa, muông thú còn sống thành buôn làng, quanh một cái hồ lớn. Cuộc sống thật là tươi vui, đầm ấm.

Rồi một hôm, Cá Sấu mò đến, chiếm luôn cái hồ. Cảnh hồ trở nên vắng lặng. Già làng Voi tức lắm, liền bảo dân làng cùng đánh đuổi Cá Sấu.

Trong một trận đánh, già làng Voi nhử được Cá Sấu ra xa hồ nước. Cá Sấu khát quá, cố chạy trở lại lòng hồ. Nhưng đã muộn, lúc này cả làng xúm lại, vây kín mặt hồ. Muông thú các nơi cũng kéo gỗ lát đường, băng qua bãi lầy, đến bên hỗ trợ giúp. Cá Sấu không được uống nước để lấy thêm sức mạnh, nó bị già làng Voi đánh quỵ.

Ngày nay, khắp núi rừng Tây Nguyên đâu đâu cũng có sông hồ. Dân làng bảo: những dấu chân của già làng Voi đánh nhau với Cá Sấu tạo thành hồ. Còn những dấu vết kéo gỗ ngang dọc hóa thành sông, suối.

(Theo Truyện cổ Tây Nguyên)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Già làng Voi tức giận vì điều gì?

a- Cá Sấu đến phá cuộc sống của buôn làng

b- Cá Sấu đến chiếm hồ nước của buôn làng

c- Cá Sấu đến sống ở hồ nước của buôn làng.

2. Già làng voi làm thế nào để đánh thắng Cá Sấu?

a- Nhử Cá Sấu lên bờ hồ để dân làng dễ đánh bại

b- Nhử Cá Sấu ra đến bãi lầy để dễ dàng đánh bại

c- Nhử Cá Sấu ra xa hồ nước để dễ dàng đánh bại

3. Theo dân làng, sông hồ ở Tây Nguyên do đâu mà có?

a- Do dấu chân già làng Voi và dấu vết kéo gỗ tạo thành

b- Do dấu chân Cá Sấu và dấu vết trận đánh tạo thành

c- Do dấu chân dân làng và chân muông thú tạo thành

(4). Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ ý nghĩa của câu chuyện?

a- Giải thích sự hình thành sông hồ, ca ngợi trí thông minh và quyết tâm đuổi Cá Sấu của dân làng Tây Nguyên.

b- Giải thích sự hình thành sông hồ, ca ngợi ý chí quyết tâm và lòng dũng cảm của dân làng Tây Nguyên.

c- Giải thích sự hình thành sông hồ, ca ngợi trí thông minh và tinh thần đoàn kết của dân làng Tây Nguyên.

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Chép lại từng câu sau khi điền vào chỗ trống:

a) hoặc d

….òng sông…ộng mênh mông, bốn mùa …ạt….ào sóng nước.

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

b) ưt hoặc ưc

Nhóm thanh niên l…. lưỡng ra s….chèo thuyền b….lên phía trước

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

2. Nối ô từ ngữ ở cột A với nghĩa thích hợp ở cột B:

A


B

(1) Cá tươi


(a) Cá đánh bắt về để đã lâu, đã nặng mùi

(2) Cá khô


(b) Cá được chế biến, đóng hộp để sử dụng

(3) Cá ươn


© Cá con được sinh sản, đem thả vào ao hồ để nuôi

(4) Cá hộp


(c) Cá mới đánh bắt về, còn đang sống

(5) Cá giống


(e) Cá tươi đem phơi khô, để được nhiều ngày

3. Đặt 2 dấu phẩy vào câu thứ nhất, 1 dấu phẩy vào câu thứ hai rồi chép lại đoạn văn sau:

Cá đi từng đàn khi thì tung tăng bơi lội khi thì lao vun vút như những con thoi. Cá nhảy cả lên thuyền lướt trên mặt sóng. Cá tràn cả lên bờ lúc mưa to, gió lớn.

……………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………….

4. Quan sát bức ảnh Hồ Gươm và trả lời câu hỏi:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 26 Kết nối tri thức có đáp án | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 2

a) Hồ Gươm ở đâu? Còn gọi là hồ gì?

…………………………………………………………………..

…………………………………………………………………..

b) Giữa hồ có Tháp Rùa trông thế nào?

…………………………………………………………………..

…………………………………………………………………..

c) Mặt nước hồ ra sao? Quanh hồ có những gì?

…………………………………………………………………..

…………………………………………………………………..

d) Cảnh hồ gợi cho em suy nghĩ gì?

…………………………………………………………………..

…………………………………………………………………..

ĐÁP ÁN

I – 1.b2.c3.a(4) .c

II- 

1.

a) Dòng sông rộng mênh mông, bốn mùa dạt dào sóng nước

b) Nhóm thanh niên lực lưỡng ra sức chèo thuyền bứt lên phía trước.

2. (1)- ( d ); (2)- ( e ); (3)- (a); (4) – ( b ); (5) – (c)

3. Cá đi từng đànkhi thì tung tăng bơi lội,khi thì lao vun vút như những con thoi. Cá nhảy cả lên thuyền lướt trên mặt sóng. Cá tràn cả lên bờ lúc mưa to, gió lớn.

4. a) Hồ Gươm ở Thủ đô Hà Nội, Hồ Gươm còn gọi là hồ Hoàn Kiếm

b) Giữa hồ có Tháp Rùa trông như ngôi nhà nhỏ xinh.

c) Mặt nước hồ phẳng lặng như tấm gương. Ven hồ, những hàng cây xanh nghiêng mình soi gương nước. Ngôi nhà hai tầng khiêm tốn nép mình bên hàng cây.

d) Cảnh Hồ Gươm gợi cho em nghĩ về một thành phố xanh mát, thanh bình và giàu sức sống.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 26 - Chân trời sáng tạo

I. Luyện đọc văn bản sau:

SÔNG HƯƠNG

Sông Hương là một bức tranh phong cảnh gồm nhiều đoạn mà mỗi đoạn đều có vẻ đẹp riêng của nó.

Bao trùm lên cả bức tranh là một màu xanh có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau: màu xanh thẳm của da trời, màu xanh biếc của lá cây, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước.

Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ứng hồng cả phố phường.

Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trắng lung linh dát vàng.

Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ đẹp êm đềm.

Theo Đất nước ngàn năm

II. Đọc – hiểu:

Dựa vào bài đọc trên, khoanh vào câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:

1. Sông Hương được so sánh với:

A. một bức tranh phong cảnh        B. một bức tranh màu xanh

C. một bức tranh lụa màu hồng       D. một bức tranh lung linh dát vàng

2. Những sự vật nào ở bên bờ sông Hương có màu xanh non?

A. bầu trời      B. lá cây          C. bãi ngô           D. thảm cỏ

3. Đối với Huế, sông Hương là:

A. Một đặc ân của thiên nhiên

B. Một dải lụa đào ửng hồng

C. Một đường trắng lung linh dát vàng

4. Vì sao khi mùa hè tới sông Hương lại trở thành một “dải lụa đào ửng hồng cả phố phường”?

III. Luyện tập:

5. Xếp những từ in đậm trong câu sau vào bảng cho thích hợp:

Dừng chân ngắm cảnh sông Hương ta sẽ thấy: màu xanh thẳm của da trời, màu xanh biếc của lá cây, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước. Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ.

Từ chỉ sự vật

Từ chỉ đặc điểm

6. Điền iu/iêu hoặc an/ang thích hợp vào chỗ chấm:

a. iu/iêu

b. an/ang

 ch……. đãi

chắt ch……

l….tỏa

Chói ch…..

 d……..dàng

kì d……

âm v…….

hòn th……

7. Gạch dưới những từ ngữ chỉ quê hương có trong khổ thơ:

Quê hương là con diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng 

Quê hương là con đò nhỏ

Êm đêm khua nước ven sông…

8. Đặt câu 2 để tả về cảnh đẹp trong tranh:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 26 Chân trời sáng tạo có đáp án | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 2

ĐÁP ÁN - TUẦN 26

I. Luyện đọc văn bản: 

- Học sinh tự đọc văn bản. 

II. Đọc – hiểu:

Dựa vào bài đọc trên, khoanh vào câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:

1. A

2. C và D

3. A

4. 

Vì: Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ sông Hương bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ứng hồng cả phố phường.

III. Luyện tập:

5. Xếp những từ in đậm trong câu sau vào bảng cho thích hợp:

Dừng chân ngắm cảnh sông Hương ta sẽ thấy: màu xanh thẳm của da trời, màu xanh biếc của lá cây, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước. Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ.

Từ chỉ sự vật

Từ chỉ đặc điểm

Chân, lá cây, bãi ngô, thảm cỏ, mặt nước, hoa phượng vĩ

Xanh thẳm, xanh biếc, xanh non, đỏ rực

6. Điền iu/iêu hoặc an/ang thích hợp vào chỗ chấm:

a. iu/iêu

b. an/ang

- chiêu đãi

 chắt chiu

 lan tỏa

 chói chang

- dịu dàng

 kì diệu

 âm vang

 hòn than

7. Gạch dưới những từ ngữ chỉ quê hương có trong khổ thơ:

Quê hương là con diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng 

Quê hương là con đò nhỏ

Êm đêm khua nước ven sông

8. Đặt câu 2 để tả về cảnh đẹp trong tranh:

- Khung cảnh làng quê thật thanh bình, yên ả.

- Đầm sen thật đẹp đẽ, tươi mát.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 26 - Cánh diều

Bài 1: Đọc bài sau:

THỦY CUNG

Ở giữa biển khơi có tòa lâu đài của vua Thủy Tề đứng sừng sững nơi đáy biển sâu nhất. Lâu đài này hết sức tráng lệ. Tường bằng san hô đủ màu sắc, cửa sổ cao vút bằng hổ phách trong suốt, mái lợp toàn bằng trai ngọc miệng mở ra khép lại theo dòng nước chuyển động. Trước mặt lâu đài là một vùng rộng mênh mông, cành lá xanh thẫm, hoa đỏ tựa than hồng.

Nước ở đây xanh hơn đài hoa xanh biếc nhất, trong vắt như pha lê và sâu thăm thẳm đến nỗi neo đã phải nối thêm dây mà vẫn không chạm đáy. Có người tưởng rằng đáy biển chỉ toàn cát, thực ra ở đấy cây vẫn mọc. Những loại cây kì diệu, thân lá mềm mại đu đưa theo sự chuyển động của nước. Cá lớn, cá bé bơi lướt qua giữa đám cành lá chẳng khác gì chim bay qua các bụi cây ở trên mặt đất. Từ bên trên chiếu xuống một thứ ánh sáng xanh biếc, huyền ảo lan toả khắp nơi. Khi lặng gió, mặt biển phẳng lì, sinh vật dưới đáy biển có thể nhìn thấy mặt trời lóng lánh như bông hoa đỏ thắm đang gắng rọi ánh sáng xuống tận đáy biển …

(Theo Nàng tiên - Truyện cổ An-đéc-xen)

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 

1. Những hình ảnh nào được dùng để miêu tả vẻ đẹp tòa lâu đài vua Thủy Tề?

a. Tường bằng san hô đủ màu sắc.

b. Mái hình vòng cung có chạm bạc, dát vàng óng ánh.

c. Cửa sổ cao vút bằng hổ phách trong suôt, mái lợp toàn bằng trai ngọc.

d. Trước mặt lâu đài là một vùng rộng mênh mông, cành lá xanh thẫm, hoa đỏ ửng tựa than hồng.

2. Để miêu tả vẻ đẹp của thủy cung, trong ba câu đầu của đoạn 2 tác giả đã sử dụng những hình ảnh nào?

a. Đáy biển phủ một lớp cát trắng mịn óng ánh tuyệt đẹp.

b. Nước xanh biếc, trong vắt như pha lê và sâu thăm thẳm.

c. Những loài cây kì diệu, thân lá mềm mại đu đưa theo dòng nước.

3. Những câu nào tả cá và mặt trời có sử dụng phép so sánh?

a. Cá bơi lướt qua cành lá như chim bay qua các bụi cây.

b. Mặt trời như quả cầu lửa đỏ rực.

c. Từ bên trên chiếu xuống một thứ ánh sáng xanh biếc, huyền ảo lan tỏa khắp nơi.

d. Mặt trời lóng lánh như một bông hoa đỏ thắm.

3. Bài văn nói về điều gì?

a. Lâu đài tráng lệ của vua Thủy Tề.

b. Cảnh đẹp dưới thủy cung.

c. Các sinh vật sống dưới thủy cung.

4. Bài văn có nhiều hình ảnh đẹp : toà lâu đài của vua Thủy Tề, nước biển, ánh sáng và mặt trời rọi xuống đáy biển, các sinh vật ở biển. Em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao? Hãy viết từ 2 đến 3 câu để trả lời.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

5. “Thủy” có nghĩa là nước. Gạch chân những tiếng nào dưới đây có thể đứng sau tiếng “thủy” để tạo từ:cung, sản, mộc, điện, tề, thủ

6. Nối từng từ ở cột trái với nghĩa thích hợp ở cột phải:

a. Cửa biển


1. là giữa biển, trong biển.

b. Đáy biển


2. là phần bằng phẳng ở phía trên biển.

c. Lòng biển


3. là nơi sông chảy ra biển, tàu thuyền thường ra vào.

d. Mặt biển


4. là phần sâu nhất dưới biển cả.

7. Nhóm từ nào chỉ tên các con vật chỉ sống ở dưới nước?

a. Tôm, trai, hến, ngao, sứa, ba ba, cá trắm, cá thu

b. Cá sấu, rắn, cua, chạch, hải cẩu, sư tử biển

c. Chim sâu, gà, lợn, chim công, mèo, ngan

Bài 2: Điền vào chỗ trống r, d hay gi?

a. Em …úp mẹ nhặt …au.

b.  …òng sông như một …ải lụa mềm mại.

c. Những …ặng phi lao …ì rào như hát …u, vỗ về biển cả.         

Bài 3: Đặt câu câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong các câu sau:

a. Suốt mùa đông, lũ cá rô lẩn tránh trong bùn ao.

..........................................................................................................................

b.  Suốt mùa đông, lũ cá rô lẩn tránh trong bùn ao.

..........................................................................................................................

c.  Vì có sông Hương, không khí của thành phố Huế trở nên trong lành.

.....................................................................................................................

d. Nhờ có sông Hương, không khí của thành phố Huế trở nên trong lành.

.....................................................................................................................

Bài 4: Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong từng câu sau:

a. Cá heo thích nô đùa rất giống tính trẻ em.

b. Cả đàn cá ngoảnh đầu về phía boong tàu nhảy vung lên như để cảm ơn.

c. Đàn cá heo bơi trước mũi tàu quyến luyến không muốn chia tay.

Bài 5: Tìm hai lời đáp phù hợp trong mỗi tình huống sau:

a. Em mời bạn Hà đến nhà mình chơi, Hà nói: “Ừ, đợi tớ xin phép mẹ đã.”

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

b. Em đến phòng thư viện để mượn sách, cô quản lí thư viện bảo : “Em vào chọn sách đi.”

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

Bài 6:Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để có đoạn văn tả biển: 

          Cảnh biển lúc bình minh hiện ra trước mắt em như một bức tranh ………. Ánh nắng mặt trời chiếu xuống mặt biển thật ………. Những cơn sóng kiều diễm khoác trên mình chiếc áo như được dát bạc lấp lánh, ………. xô nhau vào bờ. Trên mặt biển, những chiếc thuyền đánh cá ………., trông xa như những ……….

(cánh bướm, ào ạt, tuyệt đẹp, lung linh, ra khơi)

Bài 7: Dựa vào bài Thủy cung em hãy viết tiếp từ 3 đến 5 câu để có đoạn văn tả cảnh đẹp của đáy biển.

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

ĐÁP ÁN – TUẦN 26

Bài 1:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

Đáp án

a,c,d

b, c

a,b,d

b

Cung, sản, điện, tề, thủ

a-3, b-4, c-1, d-2

a

Bài 2:

a. Em giúp mẹ nhặt rau.

b.   Dòng sông như một dải lụa mềm mại.

c. Những rặng phi lao rì rào như hát ru, vỗ về biển cả.

Bài 3: 

a. Lúc nào lũ cá rô lẩn tránh trong bùn ao?

b. Suốt mùa đông, lũ cá rô lẩn tránh ở đâu?

c. Vì sao không khí của thành phố Huế trở nên trong lành?

d. Nhờ có sông Hương, không khí của thành phố Huế thế nào?

Bài 4: 

a. Cá heo thích nô đùa, rất giống tính trẻ em.

b. Cả đàn cá ngoảnh đầu về phía boong tàu, nhảy vung lên như để cảm ơn.

c. Đàn cá heo bơi trước mũi tàu, quyến luyến không muốn chia tay .

Bài 5: Gợi ý

a. Thế nhé, tớ chờ cậu đấy!

b. Vâng, cháu cám ơn cô!

Bài 6:

        Cảnh biển lúc bình minh hiện ra trước mắt em như một bức tranh tuyệt đẹp. Ánh nắng mặt trời chiếu xuống mặt biển thật lung linh. Những cơn sóng kiều diễm khoác trên mình chiếc áo như được dát bạc lấp lánh, ào ạt xô nhau vào bờ. Trên mặt biển, những chiếc thuyền đánh cá ra khơi, trông xa như những cánh bướm.

Bài 7: Gợi ý

     1. Các bạn hãy cùng tôi đi du lịch dưới đáy đại dương. Bơi trong làn nước xanh mát, bạn sẽ được làm bạn với biết bao loài cá. Chúng vô cùng thân thiện với con người. Bạn sẽ được gặp những lâu đài san hô đủ sắc màu. Đó là ngôi nhà của các loài ốc, sò biển,... Tô điểm cho những tòa lâu đài đó là những khóm rêu biển mềm mại như những nàng tiên ...

     2. Cảnh đáy biển mới tuyệt diệu làm sao! Nước biển trong vắt. Những chùm san hô trắng tinh khiết như những bông hóa đá mọc rải rác khắp nơi. Chúng tạo thành một “vườn hoa” khổng lồ để cho các loài cá biển đủ loại, đủ màu sắc sặc sỡ dạo chơi nhìn ngắm. Các loài rong biển thì mềm mại thướt tha, lúc quay bên này, lúc uốn bên kia nũng nịu, làm duyên cùng với đàn cá.

Xem thử Bài tập cuối tuần TV2 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần TV2 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần TV2 CD

Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 có đáp án hay khác: