Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 31 có đáp án


Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 31 có đáp án, chọn lọc Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 2.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 31 có đáp án

Xem thử Bài tập cuối tuần TV2 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần TV2 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần TV2 CD

Chỉ 100k mua trọn bộ Phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 31 - Kết nối tri thức

I- Bài tập về đọc hiểu

Hai lần được gặp Bác

Lần đầu ra miền Bắc, Thu được gặp Bác Hồ. Bác hỏi:

- Cháu đã biết chữ chưa?

Thu xúc động trả lời:

- Thưa Bác, cháu chưa biết chữ. Nhà cháu nghèo, cha cháu mất sớm nên cháu không được đi học.

Bác nhìn Thu, hai dòng nước mắt rưng rưng.

Lần thứ hai ra miền Bắc, Thu lại được gặp Bác. Bác hỏi:

- Đồng bào miền Nam chiến đấu như thế nào?

Thu đứng lên thưa với Bác:

- Thưa Bác, đồng bào miền Nam đấu tranh rất anh hùng, không sợ gian khổ, không sợ hi sinh. Đồng bào chỉ lo sau này nước nhà thống nhất. Bác vào thăm, không được nhìn thấy Bác.

Thu ngước nhìn lên, Bác Hồ lại rưng rưng nước mắt.

(Theo Hồ Thị Thu)

Hồ Thị Thu: một thiếu niên miền Nam đạt nhiều thành tích trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước, được hai lần ra thăm miền Bắc và gặp Bác Hồ kính yêu.

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Lần đầu nghe Thu nói, Bác Hồ xúc động vì điều gì?

a- Vì Thu chưa biết chữ

b- Vì nhà Thu nghèo, cha mất sớm

c- Vì cả hai lí do trên

2. Thu thưa với Bác nỗi lo của đồng bào miền Nam là gì?

a- Không được nhìn thấy Bác vào thăm miền Nam

b- Không được nhìn thấy nước nhà trong ngày vui thống nhất

c- Không được nhìn thấy Bác Hồ trong ngày vui thống nhất

3. Theo em, lần thứ hai nghe Thu nói, vì sao Bác Hồ lại rưng rưng nước mắt?

a- Vì nghĩ đến gia đình của Thu

b- Vì nghĩ đến đồng bào miền Nam

c- Vì nghĩ đến nhân dân Việt Nam

(4). Câu nào dưới đây của nhà thơ Tố Hữu nói đúng tình cảm của Bác Hồ được thể hiện trong câu chuyện?

a- Có phải mỗi lần ta gặp Bác/Bác vui như trẻ lại cùng ta?

b- Bác mong con cháu mau khôn lớn/Nối gót ông cha, bước kịp mình.

c- Bác ơi, tim Bác mênh mông thế/Ôm cả non sông, mọi kiếp người.

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Gạch dưới các chữ viết sai chính tả (r/d/gi hoặc thanh hỏi/thanh ngã) rồi chép lại từng câu cho đúng

a) Dế Mèn tạm xa da đình để dong duổi trên đường, đi chu ru khắp thiên hạ.

…………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………….

b) Các bạn học sinh vẻ tranh, mổi người một vẽ, hay đáo đễ.

…………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………….

2. Chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống:

Bác Hồ sống rất………….nhưng rất có…………… Sáng nào cũng vậy, cứ khoảng bốn rưỡi, năm giờ, khi sương mù còn bồng bềnh trên các ngọn cây, khe núi, Người đã dậy,…………………….chăn màn, rồi chạy xuống bờ suối……….. và tắm rửa. Sáng sớm, Bác thường tập………………….Bác chọn những quả núi quanh vùng cao nhất để………………..với đôi bàn chân không. Sau giờ tập, Bác tắm nước lạnh để luyện ………………với giá rét.

(Theo cuốn Đầu nguồn)

(Từ ngữ cần điền: chịu đựng, nền nếp, tập thể dục, giản dị, dọn dẹp, leo lên, leo núi)

3. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào chỗ chấm rồi chép lại đoạn văn của Diệp Minh Châu:

Lúc ở chiến khu…Bác Hồ nuôi một con chó…..một con mèo và một con khỉ..Thông thường thì cả ba loài đó vốn chẳng ưa nhau….Không biết Bác dạy thế nào mà chúng lại quấn quýt nhau….không hề trêu chọc hay cắn nhau bao giờ.

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

4. a) Viết lời đáp của em trong những trường hợp sau:

(1) – Hôm nay con giỏi quá, quét nhà rất sạch!

-…………………………………………………………

(2) – Chữ viết trong vở của bạn đẹp thế!

-………………………………………………………..

b) Viết một đoạn (khoảng 5 câu) về ảnh (hoặc bức tượng) Bác Hồ mà em biết

……………………………………………………………………….

……………………………………………………………………….

……………………………………………………………………….

……………………………………………………………………….

ĐÁP ÁN

I- 1.c2.a3.b (4).c

II- 1.

a) Dế Mèn tạm xa gia đình để rong ruổi trên đường, đi chu du khắp thiên hạ

b) Các bạn học sinh vẽ tranh, mỗi người một vẻ, hay đáo để.

2. Bác Hồ sống rất giản dị nhưng rất có nền nếp. Sáng nào cũng vậy, cứ khoảng bốn rưỡi, năm giờ, khi sương mù còn bồng bềnh trên các ngọn cây, khe núi, Người đã dậy, dọn dẹp chăn màn, rồi chạy xuống bờ suối tập thể dục và tắm rửa. Sáng sớm, Bác thường tập leo núi. Bác chọn những quả núi quanh vùng cao nhất để leolên với đôi bàn chân không. Sau giờ tập, Bác tắm nước lạnh để luyện chịu đựng với giá rét.

3. Lúc ở chiến khuBác Hồ nuôi một con chómột con mèo và một con khỉ..Thông thường thì cả ba loài đó vốn chẳng ưa nhau. Không biết Bác dạy thế nào mà chúng lại quấn quýt nhau, không hề trêu chọc hay cắn nhau bao giờ

4. a) VD (lời đáp)

(1) Có gì đâu ạ! Con sẽ luôn cố gắng để mẹ vui

(2) Cảm ơn bạn đã khen

b) VD:

Ảnh Bác Hồ ở nhà em được treo trang trọng dưới lá Quốc kì nền đỏ sao vàng. Trong ảnh, Bác Hồ có mái tóc bạc phơ và bộ râu hơi dài. Trông Bác như một ông tiên. Vầng trán cao lộ rõ vẻ thông minh. Đôi mắt hiền từ của Bác như muốn đem niềm vui đến cho mọi người.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 31 - Chân trời sáng tạo

I. Luyện đọc văn bản sau:

TRƯỜNG SA THÂN YÊU

Mênh mông trời biển bao la

Một vùng biển đảo thật là thân thương.

Các anh ở đó biên cương

Cầm chắc tay súng ngăn phường xâm lăng.

Nối liền biển đảo xa xăm

Trường Sa yêu dấu tháng năm giữ gìn.

Toàn dân gửi trọn niềm tin

Để cho dân tộc bình yên tháng ngày.

Hòa bình hạnh phúc vui thay

Trường Sa yêu dấu hàng ngày bên anh.

Nguyễn Thị Loạt

II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 

1. Trường Sa là tên của? 

A. Một tỉnh thuộc nước ta

B. Một quần đảo thuộc chủ quyền nước ta

C. Một hòn đảo thuộc chủ quyền nước ta

D. Vùng biển thuộc chủ quyền nước ta

2. Các anh ở biên cương cầm chắc tay súng để:

A. nối liền biển đảo xa xăm

B. để ngăn quân giặc xâm lăng, giúp dân tộc có cuộc sống bình yên

C. để xây dựng biển đảo to đẹp hơn

3. Theo em, “các anh” được nhắc tới trong bài thơ là ai?

A. Công an                 

B. Bộ đội biên phòng 

C. Bộ đội hải quân

4. Hãy tìm hiểu và viết lại thông tin về quần đảo Trường Sa. 

III. Luyện tập

5. Tìm trong bài thơ trên và viết lại:

- 5 từ chỉ sự vật: 

- 3 từ chỉ hoạt động: 

6. Điền vào chỗ chấm:

a. Vần eo hay oe và thêm dấu thanh phù hợp:

Dưới nắng vàng h…………

Cánh phượng hồng kh…………sắc

Lá r……….. cùng tiếng ve

Mở tròn x…………..con mắt

b. at hoặc ac và thêm dấu thanh phù hợp:

thơm ng…….

bãi r……

cồn c……

lười nh…..

7. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào [ ] thích hợp:

Mỗi sáng [ ]em đều nghe tiếng chim sâu ríu rít trên cành cây bên cạnh cửa sổ[ ]Chúng chuyền cành[ ] trò chuyện không ngớt [ ] Thỉnh thoảng[ ]có một chú bay vút lên cao rồi lại sà xuống như nói một điều gì đó với chim bạn [ ] Nắng đã lên cao [ ] cả đàn chim rủ nhau đi tìm mồi [ ] bắt sâu khắp khu vườn [ ]

8. Đặt 2-3 câu nói về hoạt động của sự vật có trong tranh:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 31 Chân trời sáng tạo có đáp án | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 2

ĐÁP ÁN - TUẦN 31

I. Luyện đọc văn bản: 

- Học sinh tự đọc văn bản. 

II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

1. C

2. B

3. B 

4.   

Quần đảo Trường Sa là một trong hai quần đảo san hô của Việt Nam nằm ở giữa biển Đông. Trong nhiều thế kỷ trước đây quần đảo Trường Sa thường được gọi dưới tên chung với quần đảo Trường Sa là Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa, Đại Hoàng Sa, Đại Trường Sa, Vạn lý Trường Sa.

III. Luyện tập

5. Tìm trong bài thơ trên và viết lại:

- 5 từ chỉ sự vật: Trường Sa, trời biển, biển đảo, biên cương, dân tộc

- 3 từ chỉ hoạt động: Cầm, ngăn, nối liền

6. Điền vào chỗ chấm:

a. Vần eo hay oe và thêm dấu thanh phù hợp:

Dưới nắng vàng hoe

Cánh phượng hồng khoe sắc

Lá reo cùng tiếng ve

Mở tròn xoe con mắt

b. at hoặc ac và thêm dấu thanh phù hợp::

thơm ngát                                 

bãi rác                   

cồn cát                                                  

lười nhác

7. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào [ ] thích hợp:

Mỗi sáng, em đều nghe tiếng chim sâu ríu rít trên cành cây bên cạnh cửa sổ. Chúng chuyền cành, trò chuyện không ngớt. Thỉnh thoảng, có một chú bay vút lên cao rồi lại sà xuống như nói một điều gì đó với chim bạn. Nắng đã lên cao, cả đàn chim rủ nhau đi tìm mồi, bắt sâu khắp khu vườn.

8. Đặt 2-3 câu nói về hoạt động của sự vật có trong tranh:

Câu 1: Các chú chim đang hót.

Câu 2: Bạn gái đang chơi đùa với nước

Câu 3: Bạn trai đang chơi cầu trượt nước

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 31 - Cánh diều

Bài 1: Đọc bài sau:

DÀNH CHO CÁC CHÁU

Khi chuẩn bị thiết kế ngôi nhà sàn của Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch ( tầng trên có hai phòng, một phòng để Bác làm việc, một phòng để nghỉ; tầng dưới là nơi Bác họp và tiếp khách), Bác có ý kiến:  

- Khách của Bác có nhiều, có lúc Bác phải tiếp đông các cháu, vì vậy chú thiết kế cho Bác mặt hàng ghế xi măng bao quanh. 

- Vâng lời Bác, các đồng chí đã thiết kế hàng ghế đó. Mỗi lần các cháu đến, các cháu đều quây quần bên Bác và được Bác chia bánh kẹo. Một hôm, Bác nói với đồng chí giúp việc :

- Chú xem, “ khách tí hon ” của Bác khá nhiều, để các cháu bé vui thì phải có cảnh cho các cháu xem, chủ gắng kiếm một chiếc bể về để nuôi cá vàng làm cảnh. Vâng lời Bác, đồng chí giúp việc đặt một bể nuôi cá tại hành lang của tầng dưới ngôi nhà sàn và thả ba con cá vàng rất đẹp. Khách đến thăm nhà Bác, nhất là “khách tí hon” rất thích thú đứng ngắm bể cá vàng. Những con cá màu sắc thật sặc sỡ, tung tăng, lấp lánh, bơi lặn trong bể nước. 

                                          (Theo ballang . gov . vn )

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 

1. Khi thiết kế ngôi nhà sàn , Bác Hồ đã có ý kiến về điều gì ?

A . Về chiếc bàn làm việc của Bác ở phòng tầng trên 

B . Về chiếc bể cá ở phòng họp và tiếp khách tầng dưới 

C . Về hàng ghế xi măng để tiếp các cháu thiếu nhi

2. Tìm các chi tiết trong bài cho thấy Bác Hồ rất yêu quý và quan tâm đến các cháu thiếu nhi– những “ vị khách tí hon ” của Bác.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

3.  Theo   em, vì sao câu chuyện có tên là “Dành cho các cháu”?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

4. Kể tên những bài hát, bài thơ hoặc câu chuyện về Bác Hồ mà em biết. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

5. Câu chuyện này giúp em hiểu thêm điều gì về Bác Hồ?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

     Bài 2: Điền r, d hay gi vào chỗ trống?

 a) ....ọng trầm ấm “Hỡi đồng bào cả nước”

 Nge ……õ không lời độc lập tự ….o

Nay tổ quốc ……ang sơn liền một ……ải

Đồng bào mình có áo ấm, cơm no.


b) Ánh mắt Bác …ịu hiền và ấm áp

Trên đôi môi luôn tỏa …ạng nụ cười

Áo ka-ki cũ bạc sờn …ản …ị

Nắng Ba Đình …ực …ỡ sắc vàng tươi.

Bài 3: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:

a. Bác Hồ là vị lãnh tụ…………………………….của nhân dân Việt Nam.

b. Bác Hồ rất…………………………….thiếu nhi.

c. Thiếu nhi Việt Nam vô cùng…………………Bác Hồ

  Bài 4: Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau:

     a) Hồi ấy ở Sài Gòn Bác Hồ có một người bạn là bác Lê Một hôm Bác Hồ hỏi bác Lê:

     - Anh Lê có yêu nước không:

Bác Lê ngạc nhiên lúng túng trong giây lát rồi trả lời:

     - Có chứ

      - Anh có thể giữa bí mật không

     - Có

Bài 5: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:

       Bác Hồ sống rất……………..Hồi còn lãnh đạo cách mạng và kháng chiến ở………….Việt Bắc, Bác sống và làm việc trong một căn ………….mái tranh vách nứa. Kháng chiến thắng lợi, Bác về Thủ đô cũng chỉ sống và làm việc ở một ngôi nhà sàn…………..Xung quanh nhà có ………….do chính tay Bác trông nom, vun trồng.

                    (đơn sơ, chiến khu, vườn cây, nhà sàn, giản dị)

    Bài 6:  Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau:

a) Em giúp bạn học tốt, được cô giáo khen.

Chú ý: Để đáp lời khen ngợi, ta có thể sử dụng các từ ngữ như “cảm ơn”, “vâng”, “dạ” với thái độ chân thành, vui vẻ đón nhận và khiêm tốn.

………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

     b) Em đạt danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ, được bạn bè khen.

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Bài 7: Quan sát ảnh Bác Hồ rồi viết đoạn văn ( khoảng 5 – 6 câu) tả ngắn về Bác Hồ theo các gợi ý sau:

-    Ảnh Bác Hồ luôn được tre trang trọng ở đâu?

-    Trong ảnh, trông Bác như thế nào? (đôi mắt, vầng trán, chòm râu, mái tóc,…)

-    Em có tình cảm như thế nào đối với Bác? Em muốn hứa điều gì với Bác?

………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………...

ĐÁP ÁN – TUẦN 31

Bài 1: Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 

1. C

2. Tìm các chi tiết trong bài cho thấy Bác Hồ rất yêu quý và quan tâm đến các cháu thiếu nhi– những “ vị khách tí hon ” của Bác.

- Khách của Bác có nhiều, có lúc Bác phải tiếp đông các cháu, vì vậy chú thiết kế cho Bác mặt hàng ghế xi măng bao quanh.

- Chú xem, “ khách tí hon ” của Bác khá nhiều, để các cháu bé vui thì phải có cảnh cho các cháu xem, chủ gắng kiếm một chiếc bể về để nuôi cá vàng làm cảnh.

3.  Theo   em, vì sao câu chuyện có tên là “Dành cho các cháu”?

- Vì câu chuyện nói đến tình yêu thương, sự quan tâm của bác dành cho các cháu thiếu niên nhi đồng.

4. Kể tên những bài hát, bài thơ hoặc câu chuyện về Bác Hồ mà em biết. 

- Ai Yêu Bác Hồ Chí Minh Hơn Thiếu Niên Nhi Đồng.

- Đêm Qua Em Mơ Gặp Bác Hồ

- Từ Rừng Xanh Cháu Về Thăm Lăng Bác.

- Như Có Bác Hồ Trong Ngày Vui Đại Thắng.

5. Câu chuyện này giúp em hiểu thêm điều gì về Bác Hồ?

- Câu chuyện giúp em hiểu rằng bác hồ rất yêu quý các bạn nhỏ.

     Bài 2: Điền r, d hay gi vào chỗ trống?

 a) giọng trầm ấm “Hỡi đồng bào cả nước”

 Nge rõ không lời độc lập tự do

Nay tổ quốc giang sơn liền một dải

Đồng bào mình có áo ấm, cơm no.


b) Ánh mắt Bác dịu hiền và ấm áp

Trên đôi môi luôn tỏa rạng nụ cười

Áo ka-ki cũ bạc sờn giản d

Nắng Ba Đình rực rỡ sắc vàng tươi.

Bài 3: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:

a. Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam.

b. Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi.

c. Thiếu nhi Việt Nam vô cùng kính trọng Bác Hồ

  Bài 4: Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau:

     a) Hồi ấy ở Sài Gòn Bác Hồ có một người bạn là bác Lê Một hôm Bác Hồ hỏi bác Lê:

- Anh Lê có yêu nước không:

    Bác Lê ngạc nhiên lúng túng trong giây lát rồi trả lời:

- Có chứ

- Anh có thể giữa bí mật không

- Có

Bài 5: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:

       Bác Hồ sống rất giản dị Hồi còn lãnh đạo cách mạng và kháng chiến ở chiến khu.Việt Bắc, Bác sống và làm việc trong một căn nhà sàn mái tranh vách nứa. Kháng chiến thắng lợi, Bác về Thủ đô cũng chỉ sống và làm việc ở một ngôi nhà sàn đơn sơ. Xung quanh nhà có vườn cây do chính tay Bác trông nom, vun trồng.

    Bài 6:  Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau:

a) Em giúp bạn học tốt, được cô giáo khen.

Em cảm ơn cô ạ!

     b) Em đạt danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ, được bạn bè khen.

Tớ cảm ơn các bạn nhiều lắm.

Bài 7: 

Ảnh Bác Hồ được treo trên tấm rèm sân khấu trong ngày khai giảng năm học mới của trường em, đặt trang trọng cạnh lá quốc kỳ. Trong ảnh, Bác như một ông Bụt hiền hậu, trầm tư. Bác có làn da hồng hào với đôi mắt sáng chứa chan tình yêu thương. Vầng trán cao rộng lộ rõ sự thông minh, hiểu biết rộng của Người. Bác có chòm râu và mái tóc bạc trắng như cước. Nụ cười dịu dàng và hiền từ đến lạ. Nhìn vào ảnh Bác, em thầm hứa sẽ cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt trong năm học mới, để xứng đáng với sự yêu thương của Bác dành cho chúng em.

Xem thử Bài tập cuối tuần TV2 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần TV2 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần TV2 CD

Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 có đáp án hay khác: