Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 33 Kết nối tri thức có đáp án
Haylamdo sưu tầm và biên soạn Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 33 Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu sẽ giúp học sinh ôn tập dễ dàng môn Tiếng Việt lớp 2.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 33 Kết nối tri thức có đáp án
Chỉ 100k mua trọn bộ Phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I – Bài tập về đọc hiểu
Buổi sớm mùa hè trong thung lũng
Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran.Mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy te te.
Trên mấy cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả. Ngoài suối, tiếng chim cuốc vọng vào đều đều..Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới.
(Hoàng Hữu Bội)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Dòng nào dưới đây nêu đúng tên các con vật được tả trong bài?
a- Gà trống, gà rừng, ve, chim cuốc
b- Gà trống, gà mái, ve, chim cuốc
c- Gà trống, gà mái, gà rừng, chim cuốc
2. Tiếng gà gáy sớm mùa hè vùng cao được tả qua những từ nào? (Đoạn)
a- Phành phạch, râm ran, te te
b- Lanh lảnh, râm ran, te te
c- Lanh lảnh, phành phạch, te te
3. Sau tiếng gà gáy, những âm thanh nào cho thấy bản làng đã thức giấc?
a- Tiếng gọi nhau í ới, tiếng chim cuốc đều đều
b- Tiếng gà gáy râm ran, tiếng nói chuyện rì rầm
c- Tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới
(4).Cảnh sáng sớm ở vùng cao được tác giả chú trọng miêu tả điều gì?
a- Những hình ảnh nổi bật
b- Những âm thanh nổi bật
c- Những sự việc diễn ra
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
1. Viết lại các câu dưới đây sau khi điền vào chỗ trống:
a) s hoặc x
(1) Phía…a…a, đàn chim…..ẻ thi nhau …à…uống cánh đồng mới gặt
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
(2) Các cháu….ay…ưa nghe bà kể chuyện ngày….ửa ngày…ưa
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
b) in hoặc iên
Hàng ngh…con k…. lũ lượt tha mồi về tổ đông ngh….nghịt.
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
c) im hoặc iêm
Trái t…bé dạt dào n….vui khi bầy ch….về làm tổ trong vườn
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
2. Tìm các từ ngữ có tiếng thợ chỉ nghề nghiệp rồi viết vào chỗ trống
M: thợ nề
(1)………. (4)………. |
(2)……….. (5)……….. |
(3)………. (6)………. |
3. Đặt câu với mỗi từ nói về truyền thống của dân tộc Việt Nam
a) cần cù:…………………………………………………
b) dũng cảm:………………………………………………
c) đoàn kết:………………………………………………...
4. a) Viết lời đáp của em trước những lời an ủi sau:
(1)- Con đừng buồn. Mẹ sẽ mua cây hoa khác trồng vào chỗ cây hoa đã chết!
-…………………………………………………………………..
(2)- Em lỡ tay nên làm vỡ bát, bố mẹ sẽ không mắng đâu!
-…………………………………………………………………..
b) Viết đoạn văn ngắn (3 - 4 câu) kể một việc tốt đã làm để giúp người thân trong gia đình hoặc một người bạn của em.
Gợi ý: a) Đó là việc gì? Diễn ra vào lúc nào? Ở đâu?
b) Em đã làm việc tốt ấy ra sao? Kết quả thế nào?
………………………………………………………..
………………………………………………………..
………………………………………………………..
ĐÁP ÁN
I- 1.a2.b3.c (4).b
II-
1.
a) (1) Phía xa xa, đàn chim sẻ thi nhau sà xuống cánh đồng mới gặt
(2) Các cháu say sưa nghe bà kể chuyện ngày xửa ngày xưa.
b) Hàng nghìn con kiến lũ lượt tha mồi về tổ đông nghìn nghịt
c) Trái tim bé dạt dào niềm vui khi bầy chim về làm tổ trong vườn
2. VD: (1) thợ mộc; (2) thợ hàn; (3) thợ may
(4) thợ xây; (5) thợ điện; (6) thợ thủ công
3. VD:
a) Nhân dân Việt Nam cần cù trong lao động
b) Dân tộc Việt Nam đã chiến đấu vô cùng dũng cảm trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mĩ
c) Đoàn kết là một truyền thống cực kì quý báu của dân tộc ta.
4. a) VD:
(1) – Có thật không mẹ? Con cảm ơn mẹ ạ!
(2)- Vậy hả anh? Lần sau em sẽ cẩn thận hơn.
b) VD: Tan học hôm ấy, trời mưa rất to. Em mở cặp để lấy áo mưa chuẩn bị về nhà thì thấy Minh cứ lúng túng vì quên mang áo mưa. Em liền nói: “Tớ có áo mưa đây! Chúng mình cùng đi chung nhé!”. Chúng em vừa đi vừa vui vẻ nói chuyện. Chẳng mấy chốc, hai đứa đã về tới nhà.