Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 33 có đáp án


Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 33 có đáp án, chọn lọc Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 2.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 33 có đáp án

Xem thử Bài tập cuối tuần TV2 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần TV2 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần TV2 CD

Chỉ 100k mua trọn bộ Phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 33 - Kết nối tri thức

I – Bài tập về đọc hiểu

Buổi sớm mùa hè trong thung lũng

Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran.Mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy te te.

Trên mấy cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả. Ngoài suối, tiếng chim cuốc vọng vào đều đều..Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới.

(Hoàng Hữu Bội)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Dòng nào dưới đây nêu đúng tên các con vật được tả trong bài?

a- Gà trống, gà rừng, ve, chim cuốc

b- Gà trống, gà mái, ve, chim cuốc

c- Gà trống, gà mái, gà rừng, chim cuốc

2. Tiếng gà gáy sớm mùa hè vùng cao được tả qua những từ nào? (Đoạn)

a- Phành phạch, râm ran, te te

b- Lanh lảnh, râm ran, te te

c- Lanh lảnh, phành phạch, te te

3. Sau tiếng gà gáy, những âm thanh nào cho thấy bản làng đã thức giấc?

a- Tiếng gọi nhau í ới, tiếng chim cuốc đều đều

b- Tiếng gà gáy râm ran, tiếng nói chuyện rì rầm

c- Tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới

(4).Cảnh sáng sớm ở vùng cao được tác giả chú trọng miêu tả điều gì?

a- Những hình ảnh nổi bật

b- Những âm thanh nổi bật

c- Những sự việc diễn ra

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Viết lại các câu dưới đây sau khi điền vào chỗ trống:

a) hoặc x

(1) Phía…a…a, đàn chim…..ẻ thi nhau …à…uống cánh đồng mới gặt

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

(2) Các cháu….ay…ưa nghe bà kể chuyện ngày….ửa ngày…ưa

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

b) in hoặc iên

Hàng ngh…con k…. lũ lượt tha mồi về tổ đông ngh….nghịt.

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

c) im hoặc iêm

Trái t…bé dạt dào n….vui khi bầy ch….về làm tổ trong vườn

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

2. Tìm các từ ngữ có tiếng thợ chỉ nghề nghiệp rồi viết vào chỗ trống

M: thợ nề

(1)……….

(4)……….

(2)………..

(5)………..

(3)……….

(6)……….

3. Đặt câu với mỗi từ nói về truyền thống của dân tộc Việt Nam

a) cần cù:…………………………………………………

b) dũng cảm:………………………………………………

c) đoàn kết:………………………………………………...

4. a) Viết lời đáp của em trước những lời an ủi sau:

(1)- Con đừng buồn. Mẹ sẽ mua cây hoa khác trồng vào chỗ cây hoa đã chết!

-…………………………………………………………………..

(2)- Em lỡ tay nên làm vỡ bát, bố mẹ sẽ không mắng đâu!

-…………………………………………………………………..

b) Viết đoạn văn ngắn (3 - 4 câu) kể một việc tốt đã làm để giúp người thân trong gia đình hoặc một người bạn của em.

Gợi ý: a) Đó là việc gì? Diễn ra vào lúc nào? Ở đâu?

b) Em đã làm việc tốt ấy ra sao? Kết quả thế nào?

………………………………………………………..

………………………………………………………..

………………………………………………………..

ĐÁP ÁN

I- 1.a2.b3.c (4).b

II- 

1.

a) (1) Phía xa xa, đàn chim sẻ thi nhau sà xuống cánh đồng mới gặt

(2) Các cháu say sưa nghe bà kể chuyện ngày xửa ngày xưa.

b) Hàng nghìn con kiến lũ lượt tha mồi về tổ đông nghìn nghịt

c) Trái tim bé dạt dào niềm vui khi bầy chim về làm tổ trong vườn

2. VD: (1) thợ mộc; (2) thợ hàn; (3) thợ may

(4) thợ xây; (5) thợ điện; (6) thợ thủ công

3. VD:

a) Nhân dân Việt Nam cần cù trong lao động

b) Dân tộc Việt Nam đã chiến đấu vô cùng dũng cảm trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mĩ

c) Đoàn kết là một truyền thống cực kì quý báu của dân tộc ta.

4. a) VD:

(1) – Có thật không mẹ? Con cảm ơn mẹ ạ!

(2)- Vậy hả anh? Lần sau em sẽ cẩn thận hơn.

b) VD: Tan học hôm ấy, trời mưa rất to. Em mở cặp để lấy áo mưa chuẩn bị về nhà thì thấy Minh cứ lúng túng vì quên mang áo mưa. Em liền nói: “Tớ có áo mưa đây! Chúng mình cùng đi chung nhé!”. Chúng em vừa đi vừa vui vẻ nói chuyện. Chẳng mấy chốc, hai đứa đã về tới nhà.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 33 - Chân trời sáng tạo

I. Luyện đọc văn bản sau:

HỒ GƯƠM

Nhà tôi ở cách Hồ Gươm không xa. Từ trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh.

Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ, lá xum xuê. Xa một chút là Tháp Rùa, đường rêu cổ kính, xây trên gò đất cỏ mọc xanh um. Có buổi, người ta thấy có con rùa lớn, đầu to như trái bưởi, nhô lên khỏi mặt nước. Nó như lắng nghe tiếng chuông đồng hồ trên tầng cao nhà bưu điện buông từng tiếng ngân nga trong gió. Tôi thầm nghĩ: Không biết có phải con rùa đã từng ngậm thanh kiếm của vua Lê thắng giặc đó không?

NGÔ QUÂN MIỆN

II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

1. Trong đoạn văn, tác giả so sánh hồ Gươm với:

A. Một chiếc gương tròn sáng long lanh.

B. Một chiếc bầu dục nhỏ lấp lánh.

C. Một chiếc gương bầu dục lớn.

D. Một chiếc gương treo tường lớn.

2. Cầu Thê Húc dẫn vào đâu?

A. Giữa hồ                          B. Đền Ngọc Sơn                C. Tháp Rùa

3. Thanh kiếm được nhắc tới trong đoạn văn đã từng được dùng vào mục đích gì?

A. Để trả lại cho Rùa thần.

B. Để trao cho vua Lê.

C. Để trao cho vua Lê, giúp vua Lê đánh thắng giặc ngoại xâm.

4. Viết 2-3 câu kể về cảnh đẹp em thích nhất ở Hà Nội:

III. Luyện tập:

5. Gạch dưới từ chỉ sự vật có trong câu sau:

Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ, lá xum xuê.

6. Đặt câu giới thiệu về môi trường sống của loài vật trong tranh theo mẫu: Mẫu: Sóc là loài vật sống trong rừng.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 33 Chân trời sáng tạo có đáp án | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 2

8. Điền vần iêc/iêt rồi thêm dấu thanh thích hợp vào chỗ chấm:

mải m……                      nuối t…..                         cá d……

rạp x……..                      tinh kh…..                       nước chảy x…..

9. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm để có đoạn hoàn chỉnh:

(bảo tồn, tuyệt chủng, bảo vệ môi trường)

a. Hãy hành động để ngăn chặn nguy cơ …………………..của động vật hoang dã.

b. Chúng ta cần có các biện pháp ………………. trước khi chúng biến mất mãi mãi.

c. Cùng lập kế hoạch ……………………….. để môi trường xanh, sạch, đẹp hơn.

ĐÁP ÁN - TUẦN 33

I. Luyện đọc văn bản: 

- Học sinh tự đọc văn bản. 

II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

1. B

2. B

3. C

4. Viết 2-3 câu kể về cảnh đẹp em thích nhất ở Hà Nội:

Ở Hà Nội em thích nhất là đi phố đi bộ, ở đây không gian thoáng mát. Em thường được bố mẹ cho lên đây chơi vào cuối tuần, được ăn kem Tràng Tiền rất ngon. Em rất yêu thích phố đi bộ.

III. Luyện tập:

5. Gạch dưới từ chỉ sự vật có trong câu sau:

Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ, lá xum xuê.

6. Đặt câu giới thiệu về môi trường sống của loài vật trong tranh theo mẫu: Mẫu: Sóc là loài vật sống trong rừng.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 33 Chân trời sáng tạo có đáp án | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 2


8. Điền vần iêc/iêt rồi thêm dấu thanh thích hợp vào chỗ chấm:

mải miết                                    

nuối tiếc                          

cá diếc

rạp xiếc                                      

tinh khiết                         

nước chảy xiết

9. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm để có đoạn hoàn chỉnh:

 (bảo tồn, tuyệt chủng, bảo vệ môi trường)

a. Hãy hành động để ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng của động vật hoang dã.

b. Chúng ta cần có các biện pháp bảo tồn  trước khi chúng biến mất mãi mãi.

c. Cùng lập kế hoạch bảo vệ môi trường để môi trường xanh, sạch, đẹp hơn.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 33 - Cánh diều

Phần 1. Đọc hiểu

Ban mai trên bản

Rừng núi vẫn đang trong màn đêm yên tĩnh. Mọi người vẫn còn ngủ ngon trong những chiếc chăn ấm áp. Bỗng một con gà trống cất tiếng gáy ò ó o. Rồi khắp bản, những tiếng gà gáy nối nhau vang xa. Lũ gà rừng cũng thức dậy, gáy te te.

Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp nhà sàn. Trời sáng dần. Ngoài đường đã có bước chân người đi lại. Tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới. Mẹ bảo tôi ăn sáng, chuẩn bị đến trường.

Tôi yêu những buổi ban mai trên quê hương mình.

(theo Hoàng Hữu Bội)

Em hãy khoanh tròn trước chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

1. Bài văn tả lại thời điểm nào trên bản?

A. Buổi tối

B. Sáng sớm

C. Buổi trưa

2. Đâu là tiếng gáy của những con gà rừng?

A. Ò ó o

B. Tò tí te

C. Te te

3. Ánh sáng trong những ngôi nhà sàn đến từ thứ gì?

A. Đến từ những ánh lửa bập bùng của bếp nhà sàn

B. Đến từ những ngọn nến leo lét của ngôi nhà

C. Đến từ những bóng đèn điện mới tinh

4. Đâu không phải là âm thanh mà “tôi” nghe được vào buổi sáng sớm?

A. Tiếng bước chân người đi lại

B. Tiếng nói chuyện, tiếng gọi nhau

C. Tiếng cãi nhau ầm ĩ

Phần 2. Luyện tập

Câu 1. Chính tả

1. Nghe - viết

Rừng núi vẫn đang trong màn đêm yên tĩnh. Mọi người vẫn còn ngủ ngon trong những chiếc chăn ấm áp. Bỗng một con gà trống cất tiếng gáy ò ó o. Rồi khắp bản, những tiếng gà gáy nối nhau vang xa. Lũ gà rừng cũng thức dậy, gáy te te.

2. Bài tập

Điền vào chỗ trống tr hoặc ch:

buổi __iều                 cây __e                     phía __ước                __ung thực

vui __ơi                    tô __áo                     màu __ắng                kẻ __ộm

Câu 2. Luyện từ và câu

1. Cho các cụm từ sau: ngày nào / bao giờ / mấy giờ . Em hãy dùng các cụm từ đó để thay thế cho cụm từ “khi nào” trong các câu sau cho hợp lý. Viết lại câu.

a. Khi nào thì cậu về quê ăn Tết?

….…………………………………………………………………

b. Bạn xem thông báo giúp mình, khi nào thì tàu đến vậy?

….…………………………………………………………………

c. Khi nào thì mẹ mới về vậy nhỉ?

….…………………………………………………………………

2. Em hãy đặt câu hỏi bắt đầu bằng cụm từ Khi nào để:

a. Hỏi thời gian kết thúc buổi học ngày hôm nay.

….……………………………………………………………………

b. Hỏi thời gian bắt đầu diễn ra bộ phim hoạt hình.

….……………………………………………………………………

Câu 3. Tập làm văn

Em hãy viết một đoạn văn khoảng 3 đến 5 câu kể về mùa hè.

….……………………………………………………………………

….……………………………………………………………………

….……………………………………………………………………

….……………………………………………………………………

….……………………………………………………………………

ĐÁP ÁN – TUẦN 33

Phần 1. Đọc hiểu

1. B

2. C

3. A

4. C

Phần 2. Luyện tập

Câu 1. Chính tả

1. Nghe - viết

- HS viết đúng, đủ các tiếng theo quy tắc chính tả

- Chữ viết đẹp, đúng ô li, đủ nét

- Trình bày sạch sẽ, gọn gàng

2. Bài tập

buổi chiều                  cây tre                      phía trước                  trung thực

vui chơi                      cháo                     màu trắng                  kẻ trộm

Câu 2. Luyện từ và câu

1.

Gợi ý:

a. Ngày nào thì cậu về quê ăn Tết?

b. Bạn xem thông báo giúp mình, mấy giờ thì tàu đến vậy?

c. Bao giờ thì mẹ mới về vậy nhỉ?

2.

a. Khi nào thì buổi học hôm nay kết thúc vậy nhỉ?

b. Khi nào thì bộ phim hoạt hình bắt đầu chiếu vậy nhỉ?

Câu 3. Tập làm văn

Bài tham khảo 1:

Cứ đến tháng 4 hằng năm, là mùa hè lại về. Trời trở nên nóng bức hơn, và ánh nắng cũng trở nên vàng ruộm. Cây cối trong vườn trổ lá xum xuê, xanh mướt một màu. Khi hè đến, em và các bạn sẽ được nghỉ hè. Chúng em được đi bơi, đi thăm ông bà và đi chơi nhiều nơi khác nữa. Em yêu mùa hè nhiều lắm.

Bài tham khảo 2:

Mùa hè thường bắt đầu từ tháng 4. Khi đó, trời nắng nóng, ông mặt trời đỏ rực như hòn lửa. Hoa phượng nở đỏ bừng các con phố, và những chú ve đua nhau hát bài ca mùa hạ. Chúng em sẽ được nghỉ hè, vui chơi thỏa thích. Tuy vậy, em vẫn không quên xem lại bài vở để chuẩn bị cho năm học mới. Mùa hè thật là vui!

Xem thử Bài tập cuối tuần TV2 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần TV2 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần TV2 CD

Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 có đáp án hay khác: