Bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Giữa học kì 2 Cánh diều năm 2023 tải nhiều nhất
Haylamdo sưu tầm và bổ sung Bộ 7 Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Giữa học kì 2 năm 2023 tải nhiều nhất, chọn lọc sách Cánh diều giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Giữa kì 2 Tiếng Việt 2.
Bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Giữa học kì 2 Cánh diều năm 2023 tải nhiều nhất
Xem thử Đề TV2 CD Xem thử Bài tập cuối tuần TV2 CD
Chỉ 100k mua trọn bộ Đề thi, Phiếu Bài tập cuối tuần Toán, Tiếng Việt lớp 2 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều
Năm học 2023
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I- Bài tập về đọc hiểu
Mùa xuân bên bờ sông Lương
Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi, đen xám. Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn, các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển màu lốm đốm như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung hung vàng. Các vườn nhãn, vườn vải đang trổ hoa. Và hai bên ven con sông nước êm đềm trong mát, không một tấc đất nào bỏ hở. Ngay dưới lòng sông, từ sát mặt nước trở lên, những luống ngô, đỗ, lạc, khoai, cà… chen nhau xanh rờn phủ kín các bãi cát mùa này phơi cạn.
(Nguyễn Đình Thi)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng .
1. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa đỏ mọng lên những đâu?
a- Những cành cây gạo cao chót vót giữa trời
b- Những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn
c- Những vòm cây quanh năm luôn xanh um
2. Trên bãi đất phù sa, vòm cây như được rắc thêm lớp bụi phấn thế nào?
a- Mịn hồng mơn mởn
b- Hung hung vàng
c- Màu vàng dịu
3. Những loại cây nào phủ định kín bãi cát dưới lòng sông cạn?
a- Ngô, đỗ, lạc, vải, khoai
b- Ngô, đỗ, lạc, vải, nhãn
c- Ngô, đỗ, lạc, khoai, cà
4. Những màu sắc nào xuất hiện bên bờ sông Lương khi mùa xuân đến?
a- Đỏ, đen, hồng, xanh
b- Đỏ, hồng, xanh, vàng
c- Đỏ, hồng, xanh, đen
B. Kể về một chuyến đi dã ngoại mà em nhớ mãi.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều
Năm học 2023
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
A. Đọc thầm và làm bài tập
NHỮNG NIỀM VUI
Cả bọn ngồi trên những phiến gỗ dưới đám bạch đàn tán chuyện. Hoa nói:
- Tổ có chuyện vui. Xem này, tớ có dải băng buộc tóc mới thật đẹp.
- Tổ cũng có chuyện vui. - Hồng tiếp lời. - Tớ vừa được tặng một hộp bút chì màu.
- Thế thì có gì đáng vui. - Hùng lên tiếng. - Tớ có cái cần câu cơ. Muốn câu bao nhiêu cá cũng có.
- Chỉ có Tuấn là không có chuyện gì vui. - Hoa nói. - Cậu ấy chẳng nói gì.
- Có chứ, tớ trông thấy hoa cơ. - Tuấn vội nói.
Cả bọn nhao nhao hỏi:
- Hoa gì?
- Hoa ở trong rừng ấy! Giữa bãi cỏ. Lúc đó là mùa xuân. Trời tối mà hoa vẫn trắng phau như thể trời vẫn sáng.
Các bạn cười ồ lên:
- Thế mà cũng gọi là chuyện vui!
- Tớ còn thấy cả mái nhà mùa đông, sương mù phủ kín. Thế rồi bỗng nắng chiếu xuống. Một bên mái xanh biếc. Bên kia lại đỏ ửng. Tất cả cứ sáng rực lên.
- Cậu chỉ giỏi tưởng tượng. Làm gì có xanh với đỏ. Cậu chẳng có chuyện gì vui nữa à?
- Có chứ. - Tuấn đáp. - Một lần tớ nhìn thấy con cá bạc.
- Cậu định phịa chuyện gì nữa đấy? - Hùng phá lên cười.
- Không, không phải đâu. - Tuấn nói. - Mưa rào tạnh, ở dưới gốc táo có một vũng nước trong vắt. Rồi mặt trời chiếu vào đó. Gió thoảng nhẹ. Sóng gợn lên và những con cá bạc lấp lánh trong đó.
- Chẳng có gì vui cả. - Hoa, Hùng cười ầm ĩ. Chỉ có Hồng có vẻ đăm chiêu:
Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Câu nào cho thấy vẻ đẹp của hoa mùa xuân mà Tuấn nhìn thấy?
a. Tớ trông thấy hoa cơ.
b. Hoa ở trong rừng ấy.
c. Trời tối mà hoa vẫn trắng phau như thể trời vẫn sáng.
2. Vì sao các bạn cho rằng những điều Tuấn nói không phải là niềm vui?
a. Điều Tuấn nói ai cũng có, chẳng phải của riêng Tuấn nên không phải là niềm vui của Tuấn.
b. Đó là điều do Tuấn tưởng tượng ra, không có thật.
c. Điều đó hết sức bình thường, chẳng có gì đáng vui.
3. Vì sao Hồng cho rằng niềm vui của Tuấn lớn hơn niềm vui của các bạn khác?
a. Tuấn có nhiều niềm vui hơn các bạn.
b. Tuấn được đi nhiều nơi nên thấy được nhiều thứ lạ kì.
c. Tuấn nhìn thấy vẻ đẹp trong những sự vật rất bình thường mà người khác không nhận ra.
4. Theo em, câu chuyện có ý nghĩa gì?
a. Câu chuyện muốn nói rằng người nào yêu thiên nhiên sẽ tìm thấy vẻ đẹp của thiên nhiên qua các sự vật gần gũi, quen thuộc.
b. Khuyên người ta cần biết lắng nghe bạn, chớ nên vội vàng phản đối.
c. Khuyên người ta không nên khoe khoang.
5. Mỗi niềm vui của Tuấn gợi ra một hình ảnh đẹp. Em thích hình ảnh nào nhất ? Vì sao ? Hãy viết từ 2 đến 3 câu để trả lời.
6. Nối từng ô ở cột trái với ô thích hợp ở cột phải để thấy được niềm vui của mỗi bạn:
a. Hoa |
|
1. vui vì có cái cần câu. |
b. Hồng |
|
2. vui vì nhìn thấy vẻ đẹp của hoa mùa xuân, mái nhà vào mùa đông, cơn mưa mùa hè với con cá bạc. |
c. Hùng |
|
3. vui vì được tặng một hộp bút chì màu. |
d. Tuấn |
|
4. vui vì có dải băng buộc tóc mới, đẹp. |
B. Kể về người bạn thân của em
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều
Năm học 2023
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
A. Đọc
Đọc bài sau:
NÀNG TIÊN BỐN MÙA
Mùa xuân ấm áp đã đến. Nàng tiên mùa xuân mang gió xuân rải màu xanh khắp các cánh đồng. Chim én vội vã bay về làm tổ, còn vịt con mải mê bắt tôm, bắt cá. Mùa xuân vừa qua đi, nàng tiên mùa hè đã vội đến ngay. Ánh mặt trời rực rỡ tỏa khắp nơi. Bé chạy ra ngoài tắm nắng, còn mẹ thì mang quần áo ra phơi. Nàng tiên mùa thu bay tới ngay sau mùa hè. Nắng phủ màu vàng ruộm lên khắp mặt đất. Ông nội vội đi thu gom lương thực cho những ngày đông. Mùa thu mát mẻ chẳng mấy chốc đã trôi qua, nhường chỗ cho nàng tiên mùa đông bay đến. Sương mù phủ trắng khắp nơi.
(Theo Truyện cổ tích)
Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Trong bài có những chi tiết nào nói về mùa xuân?
A. Chim én bay về làm tổ, vịt con bắt tôm, bắt cá.
B. Gió xuân rải màu xanh khắp các cánh đồng.
C. Ánh mặt trời rực rỡ tỏa khắp nơi.
2. Mùa hè đến, bé và mẹ làm gì?
A. Bé tắm nắng, còn mẹ phơi quần áo.
B. Bé và mẹ cùng tắm nắng và phơi quần áo.
C. Bé và mẹ cùng nhau tắm nắng.
3. Những chi tiết nào nói về mùa thu?
A. Nắng phủ màu vàng ruộn lên khắp mặt đất,
B. Ông nội thu gom lương thực cho mùa đông.
C. Khắp nơi phủ trăng sương mù.
4. Vì sao mỗi mùa đều được tác giả gọi là nàng tiên?
5. Câu “Ánh mặt trời rực rỡ tỏa khắp nơi.” thuộc kiểu câu nào trong các kiểu câu dưới đây?
A. Ai là gì?
B. Ai làm gì?
C. Ai thế nào?
6. Chọn l hoặc n điền vào chỗ trống và giải các câu đố sau:
a. Chim gì hay ...ói nhiều ...ời?
- Là chim....................
b. Tôi thường đi cặp với chuyên
Để nên đức tính siêng ...ăng học hành
Không huyền ...ảy mực công bằng
Nhờ tôi trọng ...ượng phân minh rõ ràng.
- Là những chữ:..................................
B. Kể về chuyến đi mà em nhớ mãi
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều
Năm học 2023
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
A. Đọc bài sau:
HỌA MI HÓT
Mùa xuân! Mỗi khi Họa Mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kì diệu!
Trời bỗng sáng thêm ra. Những luồng ánh sáng chiếu qua các chùm lộc mới hóa rực rỡ hơn. Những gợn sóng trên hồ hòa nhịp với tiếng Họa Mi hót, lấp lánh thêm. Da trời bỗng xanh cao. Những làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn. Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của Họa Mi chợt bừng giấc, xòe những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi. Tiếng hót dìu dặt của Họa Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông
Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Đoạn văn nói về tiếng hót của Họa Mi vào thời gian nào?
a. Mùa xuân
b. Mùa hè
c. Mùa thu
2. Những hình ảnh nào cho thấy khi Họa Mi hót, cảnh vật có sự đổi thay kì diệu?
a. Trời bỗng sáng thêm ra. Da trời bỗng xanh cao.
b. Những luồng ánh sáng hóa rực rỡ hơn. Những gợn sóng trên hồ lấp lánh thêm.
c. Mây trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn.
d. Sóng trên biển cả nổi lên cuồn cuộn.
e. Hoa bừng giấc xòe những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi.
g. Các loài chim dạo lên khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đổi mới.
3. Chim, Hoa, Mây, Nưóc nghĩ như thế nào về tiếng hót kì diệu của Họa Mi?
a. Họa Mi hót báo hiệu mùa xuân đến.
b. Tiếng hót của Họa Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng.
c. Tiếng hót của Họa Mi làm cho tất cả bừng giấc.
4. Họa Mi thấy trong lòng như thế nào? Và Họa Mi làm gì?
a. Họa Mi thấy rất tự hào, cất lên tiếng hót mê li.
b. Họa Mi thấy lòng vui sướng, cố hót hay hơn nữa.
c. Họa Mi thấy kiêu hãnh, không hót nữa.
5. Câu nào nêu đúng nội dung bài văn nhất?
a. Bài văn tả con chim Họa Mi.
b. Bài văn tả cảnh đẹp mùa xuân.
c. Bài văn ca ngợi tiếng hót của Họa Mi, ca ngợi sự biến đổi đẹp đẽ, kì diệu, bừng lên sức sống của cảnh vật khi mùa xuân đến.
6. Khi Họa Mi hót, bầu trời, ánh sáng, mây, hoa và chim đều có sự đổi thay kì diệu tạo nên bức tranh, bản nhạc của mùa xuân. Em yêu thích hình ảnh nào nhất?
B. Kể về người mẹ kính yêu của em
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều
Năm học 2023
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
A. Đọc
Đọc bài sau:
VỆ SĨ CỦA RỪNG XANH
Đại bàng ở Trường Sơn có hai loại phổ biến: loại lông đen, mỏ vàng, chân đỏ và loại lông màu xanh cánh trả, mỏ đỏ, chân vàng.
Mỗi con đại bàng khi vỗ cánh bay lên cao nhìn như một chiếc tàu lượn. Nó có sải cánh rất vĩ đại, dài tới 3 mét. Và cũng phải nhờ sải cánh như vậy, nó mới có thể bốc được thân mình nặng gần ba chục cân lên bầu trời cao.
Cánh đại bàng rất khỏe, bộ xương cánh tròn dài như ống sáo và trong như thủy tinh. Lông cánh đại bàng dài tới 40 phân, rất cứng. Và đôi chân thì giống như đôi móc hàng của cần cẩu, những móng vuốt nhọn của nó có thể cào bong gỗ như tước lạt giang vậy.
Cánh đại bàng vỗ vào không khí tạo nên luồng gió phát ra những tiếng kêu vi vút, vi vút. Anh chiến sĩ đã gọi đó là dàn nhạc giao hưởng trên bầu trời. Mặc dù có sức khoẻ và được các loài chim nghiêng mình cúi chào, nhưng đại bàng cũng không cậy sức khoẻ của mình để bắt nạt các giông chim khác.
Hình ảnh con chim đại bàng trở thành hình tượng của lòng khát khao tự do và tinh thần dũng cảm, đức tính hiền lành của nhân dân miền
(Theo Thiên Lương)
Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Bài văn tả chim đại bàng ở vùng nào?
a. Vùng núi phía Bắc.
b. Vùng rừng núi Trường Sơn.
c. Vùng Tây Nguyên.
2. Khi vỗ cánh bay lên cao, đại bàng được tác giả so sánh với gì?
a. Một cánh diều.
b. Một chiếc thuyền.
c. Một chiếc tàu lượn.
3. Vì sao tiếng đại bàng vỗ cánh được anh chiến sĩ gọi là “dàn nhạc giao hưởng trên bầu trời”?
a. Vì đại bàng đập cánh rất nhanh.
b. Vì cánh đại bàng vỗ vào không khí tạo nên luồng gió phát: những tiếng kêu vi vút, vi vút.
c. Vì cánh đại bàng đập vào nhau tạo ra tiếng kêu.
4. Vì sao đại bàng được gọi là “vệ sĩ của rừng xanh”?
a. Vì nó có sải cánh rất vĩ đại.
b. Vì móng vuốt nhọn của nó có thể cào bong gỗ như tước lạt giang.
c. Vì đại bàng rất khỏe nhưng không cậy sức của mình để bắt nạt các giống chim khác.
5. Hình ảnh chim đại bàng trở thành hình tượng của điều gì?
a. Vệ sĩ của rừng xanh.
b. Dàn nhạc giao hưởng trên bầu trời.
c. Lòng khao khát tự do và tinh thần dũng cảm.
6. Viết tiếp vào chỗ trống cho thành câu:
Em rất yêu thích chim đại bàng. Đó là một loài chim ……………………
B. Hãy miêu tả một đồ dùng quen thuộc trong gia đình em.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều
Năm học 2023
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
1. Đọc bài sau:
CON VOI CỦA TRẦN HƯNG ĐẠO
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, trên đường tiến quân, voi của Trần Hưng Đạo bị sa lầy. Quân sĩ cùng nhân dân trong vùng tìm đủ mọi cách để cứu voi nhưng vô hiệu. Bùn lầy nhão, voi to nặng mỗi lúc một lún thêm mà nước triều lại đang lên nhanh. Vì việc quân cấp bách, Trần Hưng Đạo đành để voi ở lại. Voi chảy nước mắt nhìn vị chủ tướng ra đi.
Có lẽ vì thương tiếc con vật khôn ngoan, có nghĩa với người, có công với nước nên khi hô hào quân sĩ, Trần Hưng Đạo đã trỏ xuống dòng sông Hóa thề rằng: “Chuyến này không phá xong giặc Nguyên, thề không về đến bến sông này nữa.” Lời thề bất hủ đó của Trần Hưng Đạo đã được ghi chép trong sử sách. Nhân dân địa phương đã đắp mộ cho voi, xây tượng voi bằng gạch, sau tạc tượng đá và lập đền thờ con voi trung hiếu này.
Ngày nay, sát bên bờ sông Hóa còn một gò đất nổi lên rất lớn. Tương truyền đó là mộ voi ngày xưa.
Đoàn Giỏi
Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Hình ảnh nào cho thấy tình cảm của con voi với Trần Hưng Đạo?
a. Voi mỗi lúc một lún sâu thêm.
b. Voi kêu lên thảm thiết.
c. Voi chảy nước mắt nhìn vị chủ tướng ra đi.
2. Những chi tiết nào cho thấy tình cảm của Trần Hưng Đạo với voi và quyết tâm đánh giặc của ông?
a. Không đành lòng, đau xót, nhưng vì việc quân nên phải để voi ở lại.
b. Xây tượng, đắp mộ cho voi.
c. Thương tiếc voi, căm thù quân giặc nên đã trỏ xuống dòng sông Hóa thề rằng không phá xong giặc Nguyên sẽ không về bến sông này nữa.
3. Từ nào nói về con voi như nói về một người chiến sĩ?
a. khôn ngoan
b. có nghĩa
c. trung hiếu
4. Vì sao câu chuyện Con voi của Trần Hưng Đạo được mọi người truyền tụng đến bây giờ?
a. Vì voi là loài vật có ích.
b. Vì con voi này là một con vật khôn ngoan và rất có nghĩa.
c. Vì đây là một câu chuyện cảm động về tình cảm của người anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo với con voi chiến của mình, là một câu chuyện về quyết tâm đánh giặc của ông cha ta.
5. Hãy viết từ 2 đến 4 câu giải thích vì sao nhân dân bên bờ sông Hóa lại lập đền thờ voi.
6. Nối từng ô bên trái với ô thích hợp ở bên phải để biết chuyện gì đã xảy ra với con voi của Trần Hưng Đạo
a. Voi |
|
1. tìm đủ mọi cách để cứu voi nhưng vô hiệu. |
b. Quân sĩ và nhân dân |
|
2. đành để voi ở lại. |
c. Trần Hưng Đạo |
|
3. bị sa lầy. |
B. Giới thiệu về chiếc cặp sách của em.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều
Năm học 2023
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
Bài 1: Đọc bài sau:
NAI TẮM SUỐI
Những ngày hè nắng gắt, trời đất lặng gió, bạn hãy chịu khó ngồi yên ở một nơi khuất nẻo nào đó bên bờ suối, nơi quê hương của hươu nai thì bạn sẽ nhìn thấy đàn nai xuống suối.
Một con đầu đàn, cũng có thể là con dũng cảm nhất, mắt ngơ ngác nhìn tứ phía, vừa đi, vừa ngửi đất, lò dò từng bước một từ lưng sườn núi giữa rừng đi xuống suối. Khi con đầu đàn đi xuống khe nước được an toàn, nó liền kêu lên những tiếng man dại, con người rất khó bắt chước. Lập tức cả đàn đi nhanh xuống suối.
Xuống đến suối, việc đầu tiên là chúng uống một bụng nước thật hả hê. Hai cánh mũi phập phồng, cái mõm đen kịt nhệu nhạo nhai, như lựa từng miếng nước ngon lành, đầy thích thú. Sau đó cả đàn từ từ lội xuống giữa suối. Bao giờ nước vừa xâm xấp chớm đến bụng thì chúng dừng lại. Những con nai con đứng cạnh mẹ, nước gần ngập đến lưng. Nai đứng giữa nước như vậy người miền núi gọi là nai tắm suối. Chúng đứng rất lâu, nếu xung quanh hoàn toàn yên tĩnh. Cho đến khi chúng thấy mát lạnh mới lên bờ. cảm thấy khoan khoái vì mát mẻ, chúng liếm láp, âu yếm lẫn nhau.
(Theo Vi Hồng)
Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Nai tắm suối khi nào?
a. Vào những ngày xuân.
b. Vào những ngày lặng gió.
c. Vào những ngày hè nắng gắt, trời đất lặng gió.
2. Khi xuống được khe nước an toàn, con nai đầu đàn làm gì?
a. Nó kêu lên những tiếng man dại.
b. Nó đứng im.
c. Nó kêu lên một tiếng.
3. Những hình ảnh nào tả nai thích thú uống nước?
a. Chúng uống một bụng nước thật hả hê.
b. Chúng từ từ lội xuống suối.
c. Hai cánh mũi phập phồng, cái mõm đen kịt nhệu nhạo nhai, như lựa từng miếng nước ngon lành, đầy thích thú.
4. Những dòng nào mô tả đúng cách tắm suối của nai?
a. Cả đàn đứng giữa suối, nước chớm đến bụng.
b. Cả đàn đứng ngập lưng giữa suối.
c. Những con nai con thì đứng cạnh mẹ, nước gần ngập đến lưng.
5. Sau khi tắm xong, đàn nai làm gì?
a. Chúng đi vào rừng.
b. Chúng liếm láp, âu yếm lẫn nhau.
c. Chúng nhảy quẫng lên vì thích thú.
6. Bài văn cho em biết thêm điều gì thú vị về nai?
7. Nối tên con vật ở cột trái với đặc điểm của nó ở cột phải cho thích hợp:
a. Nai |
|
1. hay bắt chước |
b. Gấu trắng |
|
2. tò mò |
c. Thỏ đế |
|
3. hay đá hậu |
d. Ngựa |
|
4. nhát |
e. Khỉ |
|
5. hiền lành |
8. Điền tên con vật thích hợp vào chỗ trống:
a. ……….............................. được xem là rất ngây thơ và hiền.
b. …..............................……. là loài thú được mệnh danh “chúa sơn lâm”.
c. Loài thú ngủ suốt mùa đông là ……….................................
9. Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống?
Vào những ngày hè nắng gắt ¨ (1) bầy nai rủ nhau đi tắm dưới suối ¨ (2) Nai đầu đàn bao giờ cũng đi trước để thăm dò ¨ (3) Khi thấy đường đến khe nước an toàn ¨ (4) nó mới ra hiệu cho cả đàn xuống theo ¨ (5) Xuống đến giữa suối ¨ (6) chúng ngâm mình cho nước chớm bụng đến khi thấy khoan khoái ¨ (7) mát lạnh mới thôi ¨ (8)
B. Kể về người bà kính yêu của em