Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều năm 2023 có ma trận (10 đề)
Haylamdo sưu tầm và biên soạn bộ 10 Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 năm 2023 có ma trận, chọn lọc sách Cánh diều giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Giữa kì 2 Tiếng Việt 2.
Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều năm 2023 có ma trận (10 đề)
Xem thử Đề TV2 CD Xem thử Bài tập cuối tuần TV2 CD
Chỉ 100k mua trọn bộ Đề thi, Phiếu Bài tập cuối tuần Toán, Tiếng Việt lớp 2 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Ma trận đề thi giữa học kì II môn Tiếng Việt 2– Cánh Diều
STT |
Chủ đề |
Mức 1 Nhận biết |
Mức 2 Thông hiểu |
Mức 3 Vận dụng |
Mức 4 Vận dụng cao |
Tổng |
||||||
1 |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
Đọc |
Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi |
Số câu |
|
1 |
|
1 |
|
|
|
|
2 |
|
Số điểm |
|
1 |
|
1 |
|
|
|
|
2 |
|||
Đọc hiểu |
Số câu |
2 |
|
2 |
|
1 |
|
|
|
5 |
||
Số điểm |
1 |
|
1 |
|
1 |
|
|
|
3 |
|||
2 |
Viết |
Nghe viết |
Số câu |
|
|
|
1 |
|
|
|
|
1 |
Số điểm |
|
|
|
2 |
|
|
|
|
2 |
|||
Tập làm văn |
Số câu |
|
|
|
|
|
1 |
|
|
1 |
||
Số điểm |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
3 |
|||
Tổng số câu |
9 điểm |
|||||||||||
Tổng số điểm |
10 điểm |
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều
Năm học 2023
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
A. Đọc thầm và làm bài tập
CÂY XANH VỚI CON NGƯỜI
1. Con người không thể sống thiếu cây xanh. Lúa, ngô, khoai, sắn,... nuôi sống ta. Các loại rau là thức ăn hằng ngày của ta. Chuối, cam, bưởi, khế,... cho ta trái ngọt.
Cây xanh là bộ máy lọc không khí, làm lợi cho sức khoẻ con người. Ở đâu có nhiều cây Xanh, ở đó có không khí trong lành.Rễ cây hút nước rất tốt. Vào mùa mưa bão, cây có thể giúp giữ nước, hạn chế lũ lụt, lở đất do nước chảy mạnh.
Cây xanh che bóng mát, cung cấp gỗ để làm nhà cửa, giường tủ, bàn ghế,... Những hàng cây xanh và vườn hoa còn làm đẹp đường phố, xóm làng.
2. Cây xanh có nhiều ích lợi như vậy nên chúng ta phải thường xuyên bảo vệ, chăm sóc cây và trồng cây. Người Việt Nam có phong tục Tết trồng cây. Phong tục tốt đẹp này bắt nguồn từ lời kêu gọi ngày 28-11-1959 của Bác Hồ:
“Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.
Trung Đức
Chú thích và giải nghĩa:
- Phong tục: thói quen đã có từ lâu được mọi người tin và làm theo.
- Tết trồng cây: phong tục trồng cây vào những ngày đầu xuân.
- Bắt nguồn: được bắt đầu, được sinh ra.
Câu 1: Mỗi ý trong đoạn 1 nêu một lợi ích của cây xanh. Đó là những lợi ích gì?
Câu 2: Vì sao phải thường xuyên bảo vệ, chăm sóc và trồng thêm cây xanh.
Câu 3: Phong tục Tết trồng cây ở nước ta có từ bao giờ?
B. Viết
1. Nghe viết
Bài thơ Chim én
Chim én bận đi đâu
Hôm nay về mở hội
Lượn bay như dẫn lối
Rủ mùa xuân cùng về.
Cỏ mọc xanh chân đê
Rau xum xuê nương bãi
Cây cam vàng thêm trái
Hoa khoe sắc nơi nơi.
Trời rắc bụi mưa rơi
Mầm non vươn đứng dậy
Én bay chao cánh vẫy
Mừng vui rồi lại đi.
Chim ơi, chim nói gì
Khi lớn thêm một tuổi?
Tác giả: Xuân Dục.
2. Viết về đồ chơi hình một loại chim (khoảng 5-7 câu)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều
Năm học 2023
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
A. Đọc
AI CHO TRÁI NGỌT
Một cô bé đang dạo chơi trong vườn. Thấy mấy quả dâu chín mọng, cô bé hái ăn ngon lành và nói: “Cám ơn cây dâu tây nhé, bạn đã cho tôi mấy quả chín ngọt tuyệt!”. “Sao bạn không cảm ơn chúng tôi?” – Một giọng nói khe khẽ cất lên. “Ôi! Ai đấy?” – Cô bé hoảng sợ. “Tôi là Nước, hằng ngày tôi tưới nước để dâu lớn lên tươi tốt”. Đất tiếp tục: “Còn tôi là Đất, tôi cung cấp chất dinh dưỡng nuôi cây dâu để dâu cho quả”. Rồi giọng ai đó ấm áp: “Cô bé ơi, cô còn quên cảm ơn tôi nữa. Tôi là Mặt Trời. Tôi sưởi ấm cho cây dâu để dâu cho quả chín mọng”. “Cám ơn tất cả các bạn đã cho tôi những trái dâu ngon tuyệt!” – Cô bé vui bẻ nói rồi chạy về nhà. Còn Nước, Đất và Mặt Trời lại tiếp tục công việc của mình để mang đến cho mọi người những trái cây chín ngọt.
Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Ai đã cung cấp chất dinh dưỡng cho cây dâu?
A. Mặt Trời
B. Nước
C. Đất
2. Mặt Trời đã làm gì để giúp cây dâu ra trái ngọt?
A. Mặt Trời gọi chị Gió tới quạt mát cho cây dâu.
B. Mặt Trời chiếu những tia nắng sưởi ấm cho cây dâu.
C. Mặt Trời làm trái dâu nóng quá phải chui ra ngoài.
3. Trong câu chuyện, những ai đã giúp cây dâu mọc ra trái ngọt?
A. Nước, Đất, Mặt Trời.
B. Nước, Đất, Mặt Trời, Gió.
C. Nước, Đất, Mặt Trời, Ong, Bướm.
4. Câu chuyện trên cho em biết thêm điều gì?
5. Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
a. Cây cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp như bông, đay, chè, cói, cao su, cà phê,... gọi là cây............
b. Cây dùng làm thuốc chữa bệnh như ngải cứu, bạc hà, quế, hồi, cam thảo,... gọi là cây ............................................................................................
c. Cây được uốn, tỉa, trang trí, làm cảnh như vạn tuế, mai tứ quý,... gọi là cây ..........
6. Điền các từ thích hợp trong ngoặc đơn vào chỗ trống:
Hôm nay học về cây
Bài cô giảng thật hay
................... hút nhựa đất
Như ................ hằng ngày...
..................... là lá phổi
Cũng hít vào ....................
..................... thường vẫy gọi
Như tay người chúng ta
(Thân Thị Diệp Nga sưu tầm)
(lá cây, rễ cây, thở ra, cành cây, cơm ăn)
B. Viết
I. Chính tả:
Cô em tập viết
Như bàn tay của mẹ
Dịu dàng cầm tay em
Chữ hiện trên dòng kẻ
Nét xuống rồi nét lên
Như bàn tay của mẹ
Truyền hơi ấm cho con
Nắn nót từng chữ một
Mỗi ngày càng đẹp hơn
Làm sao mà em quên
Phút ban đầu tập viết
Sẽ theo em mải miết
Suốt hành trình tương lai.
Nguyễn Lãm Thắng
II. Viết về hoạt động chăm sóc bảo vệ loài chim
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều
Năm học 2023
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
A. Đọc
CÓ NHỮNG MÙA ĐÔNG
Có một mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy Bác còn trẻ. Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống. Công việc này rất mệt nhọc. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng. Sau tám giờ làm việc, Bác vừa mệt, vừa đói.
Lại có những mùa đông, Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động. Buổi sáng, trước khi đi làm, Bác để một viên gạch vào bếp lò. Tối về Bác lấy viên gạch ra, bọc nó vào một tờ giấy báo cũ, để xuống dưới đệm nằm cho đỡ lạnh.
(Theo Dân Tiên)
Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Lúc ở nước Anh, Bác Hồ đã phải làm nghề gì để sinh sống?
A. Cào tuyết trong một trường học.
B. Làm đầu bếp trong một quán ăn.
C. Viết báo.
2. Những chi tiết nào diễn tả nỗi vất vả, mệt nhọc của Bác khi làm việc?
A. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng.
B. Bác vừa mệt, vừa đói.
C. Phải làm việc để có tiền sinh sống.
3. Hồi ở Pháp, mùa đông Bác phải làm gì để chống rét?
A. Dùng lò sưởi.
B. Dùng viên gạch nướng lên để sưởi.
C. Mặc thêm áo cũ vào trong người cho ấm.
4. Câu chuyện nhằm nói lên điều gì?
A. Cho ta biết Bác Hồ đã chống rét bằng cách nào khi ở Pháp.
B. Tả cảnh mùa đông ở Anh và Pháp.
C. Nói lên những gian khổ mà Bác Hồ phải chịu đựng để tìm đường cứu nước.
5. Câu chuyện trên đã kể lại cuộc sống khó khăn, vất cả của Bác khi ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Em có suy nghĩ gì sau khi đọc câu chuyện?
6. Những cặp từ nào trái nghĩa với nhau?
A. mệt mỏi – mỏi
B. sáng – tối
C. mồ hôi – lạnh cóng
D. nóng – lạnh
7. Những từ ngữ nào có thể dùng để nói về Bác Hồ?Em hãy gạch chân vào những từ ngữ đó.
Giản dị, giàu lòng nhân ái, độ lượng, sáng suốt, thương dân, yêu nước, đi học đúng giờ, thương yêu thiếu nhi.
8. Bộ phận được in đậm trong câu “Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống.” trả lời cho câu hỏi nào?
A. Vì sao?
B. Khi nào?
C. Để làm gì?
B. Viết
I. Chính tả:
Em vẽ ngôi trường em
Ngôi trường của em
Ngói hồng rực rỡ
Từng ô cửa nhỏ
Nhìn ra chân trời
Ngôi trường dễ thương
Đứng bên sườn núi
Có một dòng suối
Lượn qua cổng trường
Ngôi trường yêu thương
Có cây che mát
Có cờ Tổ quốc
Bay trong gió ngàn
Ngôi trường khang trang
Có thầy, có bạn
Em ngồi em ngắm
Ngôi trường của em.
Nguyễn Lãm Thắng
II. Viết về một thiếu nhi ở Việt Nam.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều
Năm học 2023
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
A. Đọc
DÀNH CHO CÁC CHÁU
Khi chuẩn bị thiết kế ngôi nhà sàn của Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch (tầng trên có hai phòng, một phòng để Bác làm việc, một phòng để nghỉ; tầng dưới là nơi Bác họp và tiếp khách), Bác có ý kiến:
- Khách của Bác có nhiều, có lúc Bác phải tiếp đông các cháu, vì vậy chú thiết kế cho Bác mặt hàng ghế xi măng bao quanh.
- Vâng lời Bác, các đồng chí đã thiết kế hàng ghế đó. Mỗi lần các cháu đến, các cháu đều quây quần bên Bác và được Bác chia bánh kẹo. Một hôm, Bác nói với đồng chí giúp việc :
- Chú xem, “khách tí hon” của Bác khá nhiều, để các cháu bé vui thì phải có cảnh cho các cháu xem, chủ gắng kiếm một chiếc bể về để nuôi cá vàng làm cảnh. Vâng lời Bác, đồng chí giúp việc đặt một bể nuôi cá tại hành lang của tầng dưới ngôi nhà sàn và thả ba con cá vàng rất đẹp. Khách đến thăm nhà Bác, nhất là “khách tí hon” rất thích thú đứng ngắm bể cá vàng. Những con cá màu sắc thật sặc sỡ, tung tăng, lấp lánh, bơi lặn trong bể nước.
(Theo ballang.gov.vn )
Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Khi thiết kế ngôi nhà sàn , Bác Hồ đã có ý kiến về điều gì ?
A.Về chiếc bàn làm việc của Bác ở phòng tầng trên
B.Về chiếc bể cá ở phòng họp và tiếp khách tầng dưới
C.Về hàng ghế xi măng để tiếp các cháu thiếu nhi
2. Tìm các chi tiết trong bài cho thấy Bác Hồ rất yêu quý và quan tâm đến các cháu thiếu nhi– những “vị khách tí hon” của Bác.
3.Theo em, vì sao câu chuyện có tên là “Dành cho các cháu”?
4.Kể tên những bài hát, bài thơ hoặc câu chuyện về Bác Hồ mà em biết.
5.Câu chuyện này giúp em hiểu thêm điều gì về Bác Hồ?
B. Viết
I. Chính tả:
Thi nghé
Nghé hôm nay đi thi
Cũng dậy từ gà gáy
Người dắt trâu mẹ đi
Nghé vừa đi vừa nhảy
Thi nghé gầy nghé béo
Toàn hợp tác xã nhà
Nghé xem chừng cũng hiểu
Chạy tung tăng tung ta
Vui sao đàn nghé con
Miệng chúng cười mủm mỉm
Mắt chúng ngơ ngác tròn
Nhìn tay người giơ đếm
Cả một đàn nghé béo
Con nào hơn con nào
Chờ lâu nghé khó chịu
Chạy vù lên đồi cao.
Huy Cận
II.Viết về quê hương hoặc nơi em ở
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều
Năm học 2023
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
A. Đọc
THÀNH PHỐ TƯƠNG LAI
Em hay nhắm mắt tưởng tượng về thành phố trong tương lai. Thành phố có những chiếc xe có cánh, bay đầy trên bầu trời. Các xe dùng một thứ nhiên liệu được chiết xuất từ trái cây nên tỏa hương thơm ngát.
Đường bên dưới chủ yếu dành cho người đi bộ. Lại có những thảm cỏ xanh ngát để người đi bộ nghỉ chân nữa. Thành phố có trồng rất nhiều loại hoa thật đẹp.
Ngày cuối tuần, mọi người thường đi chơi trong công viên. Khi gặp khách nước ngoài, mọi người chào hỏi thật thân thiện. Những người buôn bán đồ lặt vặt không đi theo mời mọc, gây khó chịu cho mọi người. Khi cần mua, các em nhỏ cũng nói năng lễ phép với người bán.
Em tưởng tượng rồi lại nghĩ: Để thành phố mình đẹp hơn, mình cũng có thể góp một phần. Từ nay, khi bước ra đường, em sẽ giữ vệ sinh chung và thật hòa nhã với mọi người.
Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Bạn nhỏ nghĩ về điều gì trong tương lai?
A. Về cuộc sống ở thành phố
B. Về đồng quê
C. Về môi trường thiên nhiên
2. Đường phố ở thành phố tương lai có điểm gì đặc biệt?
A. Chỉ chủ yếu dành cho người đi bộ, có thảm cỏ xanh để nghỉ chân.
B. Chỉ có những chiếc xe có cánh bay khắp nơi, xe chạy bằng nhiên liệu từ trái cây.
C. Chỉ có khách nước ngoài và những người buôn bán lặt vặt đi lại trên đường.
3. Biểu hiện nào cho thấy mọi người ở thành phố tương lai đối xử với nhau rất lịch sự?
A. Ngày cuối tuần, mọi người cùng nhau vào công viên vui chơi, trẻ con cười đùa vui vẻ thân thiện với nhau.
B. Các xe dùng nhiên liệu chiết xuất từ trái cây để không gây ô nhiễm cho mọi người xung quanh.
C. Chào hỏi thân thiện với người nước ngoài, người bán hàng không mời ép khách, trẻ em nói năng lễ phép.
4. Bạn nhỏ sẽ làm gì để thành phố tương lai đẹp hơn?
A. Trồng nhiều cây và hoa
B. Giữ vệ sinh chung và cư xử hòa nhã với mọi người
C. Bảo vệ môi trường
5. Em thích nhất hoạt động hoặc sự vật nào mà bạn nhỏ trong bài tưởng tượng về thành phố tương lai? Vì sao?
6. Hãy ghi lại những việc mà em sẽ làm để thành phố chúng ta sạch, đẹp, văn minh hơn.
B. Viết
I. Chính tả:
Đàn gà con
Ơi chú gà ơi!
Ta yêu chú lắm.
Mười quả trứng tròn
Mẹ gà ấp ủ
Mười chú gà con
Hôm nay ra đủ
Lòng trắng, lòng đỏ
Thành mỏ, thành chân.
Cái mỏ tí hon,
Cái chân bé xíu
Lông vàng mát dịu
Mắt đen sáng ngời
Ơi chú gà ơi !
Ta yêu chú lắm.
Phạm Hổ
II. Viết về quê hương hoặc nơi ở
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều
Năm học 2023
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
A. Đọc
I. Đọc – hiểu
Ban mai trên bản
Rừng núi vẫn đang trong màn đêm yên tĩnh. Mọi người vẫn còn ngủ ngon trong những chiếc chăn ấm áp. Bỗng một con gà trống cất tiếng gáy ò ó o. Rồi khắp bản, những tiếng gà gáy nối nhau vang xa. Lũ gà rừng cũng thức dậy, gáy te te.
Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp nhà sàn. Trời sáng dần. Ngoài đường đã có bước chân người đi lại. Tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới. Mẹ bảo tôi ăn sáng, chuẩn bị đến trường.
Tôi yêu những buổi ban mai trên quê hương mình.
(theo Hoàng Hữu Bội)
Em hãy khoanh tròn trước chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
1. Bài văn tả lại thời điểm nào trên bản?
A. Buổi tối
B. Sáng sớm
C. Buổi trưa
2. Đâu là tiếng gáy của những con gà rừng?
A. Ò ó o
B. Tò tí te
C. Te te
3. Ánh sáng trong những ngôi nhà sàn đến từ thứ gì?
A. Đến từ những ánh lửa bập bùng của bếp nhà sàn
B. Đến từ những ngọn nến leo lét của ngôi nhà
C. Đến từ những bóng đèn điện mới tinh
4. Đâu không phải là âm thanh mà “tôi” nghe được vào buổi sáng sớm?
A. Tiếng bước chân người đi lại
B. Tiếng nói chuyện, tiếng gọi nhau
C. Tiếng cãi nhau ầm ĩ
B. Viết
I. Chính tả:
Làm anh
Làm anh khó đấy
Phải đâu chuyện đùa
Với em gái bé
Phải "người lớn" cơ.
Khi em bé khóc
Anh phải dỗ dành
Nếu em bé ngã
Anh nâng dịu dàng
Mẹ cho quà bánh
Chia em phần hơn
Có đồ chơi đẹp
Cũng nhường em luôn
Làm anh thật khó
Nhưng mà thật vui
Ai yêu em bé
Thì làm được thôi.
Phan Thị Thanh Nhàn
II. Viết về một người lao động ở trường
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều
Năm học 2023
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
A. Đọc
I. Đọc – hiểu
Chim chiền chiện
Chiền chiện có nhiều nơi còn gọi là sơn ca. Chiền chiện giống sẻ đồng nhưng áo không một màu nâu sồng như chim sẻ. Áo của chiền chiện màu đồng thau, đốm đậm đốm nhạt rất hài hòa. Chiền chiện chân cao và mảnh, đầu rất đẹp, dáng thấp như một kị sĩ.
Chiền chiện có mặt ở khắp nơi, nhất là những vùng trời đất bao la.
Khi chiều thu buông xuống, lúc đã kiếm ăn no nê trên bãi trên đồng, chiền chiện vụt bay lên như viên đá ném vút lên trời. Theo cùng tiếng chim bay lên, từ không trung vọng xuống tiếng hót trong sáng diệu kì, giọng ríu ran đổ hồi, âm điệu hài hòa quyến rũ.. Tiếng chim là tiếng nói của sứ giả mặt đất gửi tặng trời. Rồi, tiếng chim lại là tiếng nói của thiên sứ gửi lời chào mặt đất.
(Theo Ngô Văn Phú)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Hình dáng chim chiền chiện có những điểm gì khác chim sẻ?
a- Áo màu nâu sồng, chân cao và mảnh, đầu rất đẹp
b- Áo màu đồng thau, chân cao và mảnh, đầu rất đẹp
c- Áo màu đồng thua, chân cao và mập, đầu rất đẹp
2. Khi nào chiền chiện vụt bay lên như viên đá ném vút lên trời?
a- Khi chiều thu buông xuống, lúc đã kiếm ăn no nê
b- Khi chiều thu buông xuống, lúc đồng bãi vắng vẻ
c- Khi chiều thu buông xuống, vùng trời và đất bao la.
3. Tiếng hót của chim chiền chiện được miêu tả thế nào?
a- Trong sáng diệu kì, ríu ran đổ hồi, âm điệu mượt mà quyến rũ
b- Trong sáng diệu kì, ríu ran đổ hồi, âm điệu hài hòa quyến rũ
c- Trong sáng diệu kì, ríu rít từng hồi, âm điệu hài hòa quyến luyến
4. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ nhận xét về tiếng chim chiền chiện?
a- Là tiếng nói của sứ giả mặt đất gửi tặng trời
b- Là tiếng nói của thiên sứ gửi lời chào mặt đất
c- Là sợi dây gắn bó, giao hòa giữa trời và đất
II. Tiếng việt
1. Ghép các từ ngữ và viết lại cho đúng chính tả:
a) M:
Trả bài trả bài chả |
Trẻ củi ………. chẻ |
Trở đò ………. chở |
Trổ bông ……… chổ |
b) tuốt
tuốt lúa …….. tuốc |
buột chặt ………. buộc |
suốt ngày ………. suốc |
thuột bài ……….. thuộc |
2. Xếp tên các loài chim dưới đây vào đúng cột trong bảng:
Chiền chiện, bồ câu, diều hâu, gà, chích chòe, vịt, tu hú, ngỗng, cú mèo, ngan (Vịt xiêm)
Loài chim nuôi trong nhà |
Loài chim sống hoang dại |
………………………… ………………………… ………………………… |
………………………….. ………………………….. …………………………. |
3. a) Viết câu trả lời cho mỗi câu hỏi:
(1) Người nông dân trồng lúa ở đâu?
-…………………………………………………..
(2) Chim chiền chiện thường hót ở đâu?
-…………………………………………………..
b) Đặt câu hỏi có cụm từ ở đâu cho mỗi câu:
(1) Mẹ dạy em tập viết ở nhà
-…………………………………………….
(2) Chim hải âu thường bay liệng trên mặt biển
-………………………………………………
B. Viết
I. Chính tả:
Gửi lời chào lớp một
Lớp Một ơi! Lớp Một!
Đón em vào năm trước
Nay giờ phút chia tay
Gửi lời chào tiến bước!
Chào bảng đen cửa sổ
Chào chỗ ngồi thân quen
Tất cả! Chào ở lại
Đón các bạn nhỏ lên
Chào cô giáo kính mến
Cô sẽ xa chúng em...
Làm theo lời cô dạy
Cô sẽ luôn ở bên.
Lớp Một ơi! Lớp Một!
Đón em vào năm trước
Nay giờ phút chia tay
Gửi lời chào tiến bước!
Hữu Tưởng
II. Viết về đất nước, con người Việt Nam
II. Viết về một mùa em yêu thích
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều
Năm học 2023
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
A. Đọc
I. Đọc – hiểu
Những con chim ngoan
Tôi vừa đặt chân tới mép vũng nước, chợt thấy ba con chim non vừa bơi qua, còn một con mới đến bờ.
Chim mẹ thấy tôi, khẽ ra lệnh:
- Pi..u! Nằm xuống!
Ba con chim non nhất tề nằm rạp xuống bãi cỏ. Riêng con thứ tư nằm bẹp ngay xuống nước. Tôi đến cạnh chú chim ấy. Nó vẫn không nhúc nhích. Toàn thân nó ướt sũng. Thương quá, tôi nhẹ nâng chú chim đặt lên bờ. Nó vẫn nằm như chết. Tôi thử bước đi. Chim mẹ nấp đâu đó, hốt hoảng gọi bầy con:
- Cru, cru…! Nhảy lên! Chạy đi!
Loáng một cái, cả bốn con chim non bật dậy, vừa kêu chích chích, vừa cắm cắm cổ chạy đến với mẹ.
“À ra thế! Lũ chim này thật đáng yêu biết bao!”.
(Theo N. Xla-tkốp)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
1. Nghe lệnh “Nằm xuống” của chim mẹ, con chim non thứ tư đã làm gì?
a- Nằm bẹp ngay xuống nước
b- Nằm rạp ở mép vũng nước
c- Nằm rạp ngay xuống bãi cỏ
2. Nghe chim mẹ gọi “Nhảy lên! Chạy đi!”, cả bốn con chim non đã làm gì?
a- Bật dậy, cắm cổ chạy thật nhanh đến với chim mẹ
b- Bật dậy, kêu chích chích, cắm cổ chạy đến với mẹ
c- Bật dậy, vừa hốt hoảng chạy vừa kêu chích chích
3. Vì sao tác giả nghĩ rằng “Lũ chim này thật đáng yêu biết bao!”?
a- Vì lũ chim ngoan, biết yêu thương mẹ
b- Vì lũ chim rất khôn, biết giả vờ chết
c- Vì lũ chim rất ngoan, biết nghe lời mẹ
4. Theo em, lời khuyên nào dưới đây phù hợp với nội dung câu chuyện?
a- Hãy lắng nghe lời nói của cha mẹ
b- Hãy yêu quý những con chim nhỏ
c- Hãy ngoan ngoãn, vâng lời cha mẹ
II. Tiếng việt
1. Viết lại các từ ngữ vào chỗ trống sau khi đã điền đúng:
a) r hoặc d, gi
- con ……….um/……….. -…..ừng xanh/………. |
-….um sợ/………….. -…….ừng lại/………. |
b) cổ hoặc cỗ
- truyện……/………. -……..bài/………… |
- ăn ……../……… - hươu cao……/……… |
2. Chọn tên loài chim thích hợp (quạ, cuốc, cò hương, gà, sáo) điền vào mỗi chỗ trống:
(1) Gầy như ………………
(2) Học như…………kêu
(3) Chữ như………..bới
(4)…….tắm thì ráo, ……….tắm thì mưa
B. Viết
I. Chính tả:
Em vẽ ngôi trường em
Ngôi trường của em
Ngói hồng rực rỡ
Từng ô cửa nhỏ
Nhìn ra chân trời
Ngôi trường dễ thương
Đứng bên sườn núi
Có một dòng suối
Lượn qua cổng trường
Ngôi trường yêu thương
Có cây che mát
Có cờ Tổ quốc
Bay trong gió ngàn
Ngôi trường khang trang
Có thầy, có bạn
Em ngồi em ngắm
Ngôi trường của em.
Nguyễn Lãm Thắng
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều
Năm học 2023
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 9)
A. Đọc
Đọc thầm và làm bài tập
Lũy tre
Mỗi sớm mai thức dậy,
Luỹ tre xanh rì rào,
Ngọn tre cong gọng vó
Kéo mặt trời lên cao.
Những trưa đồng đầy nắng,
Trâu nằm nhai bóng râm,
Tre bần thần nhớ gió,
Chợt về đầy tiếng chim.
Mặt trời xuống núi ngủ,
Tre nâng vầng trăng lên.
Sao, sao treo đầy cành,
Suốt đêm dài thắp sáng.
Bỗng gà lên tiếng gáy
Xôn xao ngoài luỹ tre.
Đêm chuyển dần về sáng,
Mầm măng đợi nắng về.
Nguyễn Công Dương
Câu 1: Mỗi khổ thơ tả lũy tre vào buổi nào trong ngày? Nối đúng:
a. Khổ thơ 1 |
|
1. Tả lũy tre vào buổi trưa |
b. Khổ thơ 2 |
|
2. Tả lũy tre vào buổi sáng |
c. Khổ thơ 3 |
|
3. Tả lũy tre vào rạng sáng |
d. Khổ thơ 4 |
|
4. Tả lũy tre vào buổi tối |
Câu 2: Đánh dấu tích vào ô trống trước câu trả lời đúng:
a. Dòng thơ nào gợi tả một buổi sáng trời có gió?
□ Mỗi sớm mai thức dậy
□ Lũy tre xanh rì rào
□ Ngọn tre cong gọng vó
□ Kéo Mặt Trời lên cao
b. Dòng thơ nào gợi tả một buổi trưa trời lặng gió?
□ Những trưa đồng đầy nắng
□ Trâu nằm nhai bóng râm
□ Tre bần thần nhớ gió
□ Chợt về đầy tiếng chim
c. Em hiểu nội dung bài thơ thế nào?
□ Bài thơ chỉ tả lũy tre
□ Bài thơ chỉ tả cảnh vật ở nông thôn
□ Bài thơ nói lên tình yêu với lũy tre, với quê hương
Đánh dấu ü vào ô trống trước câu trả lời đúng:
a. Dòng thơ nào gợi tả một buổi sáng trời có gió?
□ Mỗi sớm mai thức dậy
□ Lũy tre xanh rì rào
□ Ngọn tre cong gọng vó
□ Kéo Mặt Trời lên cao
b. Dòng thơ nào gợi tả một buổi trưa trời lặng gió?
□ Những trưa đồng đầy nắng
□ Trâu nằm nhai bóng râm
□ Tre bần thần nhớ gió
□ Chợt về đầy tiếng chim
c. Em hiểu nội dung bài thơ thế nào?
□ Bài thơ chỉ tả lũy tre
□ Bài thơ chỉ tả cảnh vật ở nông thôn
□ Bài thơ nói lên tình yêu với lũy tre, với quê hương
Câu 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm:
a. Lũy tre xanh rì rào trước gió.
b. Trâu nằm nghỉ dưới bóng tre.
c. Sao đêm như những ngọn đèn thắp sáng trên cành tre.
Câu 4: Đặt 2 câu tả lũy tre:
a. Một câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào?
b. Một câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu?
B. Viết
Nghe - viết:
Hoa đào, hoa mai
Hoa đào ưa rét
Lấm tấm mưa bay
Hoa mai chỉ say
Nắng pha chút gió.
Hoa đào thắm đỏ
Hoa mai dát vàng
Thoắt mùa xuân sang
Thi nhau rộ nở…
Mùa xuân hội tụ
Niềm vui nụ, chồi
Đào, mai nở rộ
Đẹp hai phương trời.
LÊ BÌNH
Câu 2: Hãy viết 4 – 5 câu về một đồ vật, đồ chơi em yêu thích.
Gợi ý:
- Đó là đồ vật, đồ chơi gì (cặp sách, bàn học, gối bông hình con vật; đồ chơi hình con vật bằng bông hoặc bằng nhựa, lá, gỗ…)?
- Đặc điểm (hoặc tác dụng) của đồ vật, đồ chơi đó.
- Tình cảm của em đối với đồ vật, đồ chơi đó.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều
Năm học 2023
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 2
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 10)
A. Đọc thầm và làm bài tập
TIẾNG VƯỜN
1. Mùa xuân về lúc nào không rõ. Tôi nghe tiếng vườn gọi.
2. Trong vườn, cây muỗm khoe chùm hoa mới. Hoa muỗm tua tủa trổ thẳng lên trời. Hoa nhài trắng xoá bên vại nước. Những bông nhài trắng một màu trắng tinh khôi, hương thơm ngọt ngào. Khi hoa nhài nở, hoa bưởi cũng đua nhau nở rộ. Từng chùm hoa bưởi, cánh trắng chẳng kém hoa nhài, nhưng lại có những tua nhị vàng như những bông thuỷ tiên thu nhỏ.
3. Nhưng ấn tượng nhất là những tán xoan. Cả mùa đông phơi thân cành khô cong trước gió lạnh, vậy mà hơi xuân vừa chớm đến, trên những cành cây khô ấy bỗng vỡ oà ra những chùm lộc biếc.
4. Trong những tán lá cây vườn, chim vành khuyên lích chích tìm sâu trong bụi chanh. Những cánh ong mật quay tít trên chùm hoa bưởi. Đàn chào mào ríu rít trên các cành xoan, vừa ở vườn này đã bay sang vườn khác
Theo Ngô Văn Phú
Chú thích và giải nghĩa:
- Muỗm: cây cùng loại với xoài, quả giống quả xoài nhưng nhỏ hơn.
- Tua tủa: từ gợi tả dáng chĩa ra không đều của nhiều vật cứng, nhọn.
- Tinh khôi: hoàn toàn tinh khiết, thuần một tính chất nào đó, tạo cảm giác tươi đẹp.
Câu 1.
Trong vườn có những cây nào nở hoa?
Câu 2
Có những con vật nào bay đến vườn cây?
Câu 3
Theo em hiểu, những gì đã tạo nên tiếng gọi của vườn cây. Chọn ý đúng nhất:
a. Tiếng các loài hoa khoe sắc đẹp.
b. Tiếng hót của các loài chim và tiếng bầy ong đập cánh.
c. Cả hai ý trên.
B. Viết
1. Nghe viết
Trâu ơi ta bảo trâu này:
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy, ai mà quản công.
Bao giờ cây lúa còn bông,
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
Ca dao
2. Viết khoảng 5-7 câu về hoạt động chăm sóc cây xanh của em