Đề thi Học kì 2 GDCD lớp 7 năm 2023 có ma trận có đáp án năm 2023 (4 đề)


Đề thi Học kì 2 GDCD lớp 7 năm 2023 có ma trận có đáp án năm 2023 (4 đề)

Haylamdo biên soạn và sưu tầm Đề thi Học kì 2 GDCD lớp 7 năm 2023 có ma trận có đáp án (4 đề) được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Giáo dục công dân 7 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Giáo dục công dân lớp 7.

Đề thi Học kì 2 GDCD lớp 7 năm 2023 có ma trận có đáp án (4 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2023

Môn: Giáo dục công dân lớp 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau: “…… là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, mang tính phôt biến và gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội”.

A. Tệ nạn xã hội.

B. Xâm hại trẻ em.

C. Bạo hành trẻ em.

D. Ngược đãi động vật.

Câu 2. Hành vi nào sau đây không phải là tệ nạn xã hội?

A. Buôn bán ma túy.

B. Chặt phá cây rừng.

C. Đánh bài ăn tiền.

D. Nghiện rượu, bia.

Câu 3. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi nào sau đây?

A. Tố giác tội phạm buôn bán ma túy.

B. Lôi kéo người khác tham gia bán dâm.

C. Tổ chức cho trẻ em vui chơi lành mạnh.

D. Buôn bán những mặt hàng đúng quy định.

Câu 4. Câu tục ngữ nào dưới đây phản ánh về tệ nạn xã hội mê tín dị đoan?

A. Cờ bạc là bác thằng bần.

B. Rượu cổ be, chè đáy ấm.

C. Bói ra ma quét nhà ra rác.

D. Ăn cắp quen tay/ Ngủ ngày quen mắt.

Câu 5. Ý kiến nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề tệ nạn xã hội?

A. Tệ nạn xã hội là những hành không mang tính phổ biến.

B. Phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của mọi công dân.

C. Hành vi mại dâm chỉ vi phạm đạo đức, không vi phạm pháp luật.

D. Phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của riêng cơ quan công an.

Câu 6. Em nên chọn cách ứng xử nào dưới đây khi được một người bạn rủ vào quán chơi điện tử ăn tiền?

A. Từ chối nhưng không ngăn bạn vì không liên quan gì đến mình.

B. Khuyên bạn không nên chơi vì đólà một hình thức đánh bạc.

C. Đồng ý và rủ thêm các bạn khác trong lớp cùng tham gia.

D. Đồng ý vào cùng bạn nhưng chỉ xem chứ không chơi.

Câu 7. Văn bản pháp luật nào sau đây thể hiện rõ nhất quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?

A. Luật trẻ em (năm 2016).

B. Bộ luật Dân sự (năm 2015).

C. Bộ luật Hình sự (năm 2015).

D. Luật Hôn nhân và gia đình (năm 2014).

Câu 8. Mối quan hệ nào sau đây không thuộc phạm vi quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?

A. Ông bà và con cháu

B. Cha mẹ với con cái

C. Giáo viên với học sinh.

D. Anh chị em với nhau.

Câu 9. Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ?

A. Chỉ chăm sóccha mẹ khi được hưởng tài sản thừa kế.

B. Kính trọng, yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ.

C. Mọi việc đều làm theo lời của cha mẹ bất kể đúng hay sai.

D. Chỉ cần tập trung vào việc học, không cần phụ giúp cha mẹ.

Câu 10. Mối quan hệ giữa anh em trong gia đình được đề cập đến trong câu tục ngữ nào sau đây?

A. Sảy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì.

B. Con hơn cha là nhà có phúc.

C. Con có cha như nhà có nóc.

D. Anh em như thể chân tay.

Câu 11. Ý kiến nào dưới đâykhông đúng khi bàn về gia đình, quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình?

A. Cha mẹ có quyền phân biệt đối xử giữa con trai và con gái.

B. Con cháu có bổn phận yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ.

C. Nếp sống gia đình có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ em.

D. Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách của mỗi người.

Câu 12. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống: M và em trai học cùng trường. Chủ nhật tuần sau, nhà trường tổ chức đi tham quan Vườn Quốc gia Cúc Phương. Hai chị em đều muốn tham gia nhưng bố chỉ cho M đi, còn em trai phải ở nhà vì còn nhỏ.

Câu hỏi: Nếu là M, em nên ứng xử như thế nào?

A. Tự lấy tiền tiết kiệm của mình rồi lén dẫn em đi thăm quan.

B. Giận dỗi bố, trốn trong phòng vì không cho mình đi chơi.

C. Hứa với bố sẽ săm sóc và bảo vệ em thật tốt để bố yên tâm.

D. Dù rất buồn nhưng không đăng kí tham gia thăm quan nữa.

PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Đọc các tình huống sau và cho biết: nhân vật nào thực hiện đúng, nhân vật nào thực hiện không đúng quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình? Giải thích vì sao?

Tình huống 1. B là học sinh lớp 7A. B rất thích học đàn, bạn đã được bố mua đàn và tìm thầy dạy. Bố khuyến khích B học đàn nhưng luôn nhắc nhở bạn không được lơ là việc học các môn văn hoáở trên lớp. Nghe theo lời khuyên của bố, B rất chăm chỉ học tập, bạn thường xuyên được cô giáo tuyên dương trước lớp.

Tình huống 2. Gia đình anh M và chị H hiếm muốn, kết hôn được gần 10 năm họ mới đón con đầu lòng (bạn C), do đó, C luôn được bố mẹ chiều chuộng, đáp ứng mọi yêu cầu. Dần dần, C hình thành thói quen ỷ lại, lười biếng, ham chơi, không nghe lời bố mẹ. Khi người thân nhắc nhở, C tỏ ra khó chịu, không nghe lời vì được bố mẹ bênh.

Câu 2 (2,0 điểm). Em hãy xử lí các tình huống dưới đây:

Tình huống. Xem quảng cáo trên mạng xã hội Facebook, cô T biết được ở một huyện miền núi phía Bắc có một ông thầy cúng có thể điều trị cắt cơn cho người nghiện ma tuý. Theo như quảng cáo thì ông thầy này đã giúp cho rất nhiều người hết nghiện ma tuý bằng việc cúng bái. Cô T phân vân không biết có nên đưa cậu con trai đang nghiện ma tuý đến để điều trị hay không.

Yêu cầu:

1/ Theo em, thầy cúng có thể chữa nghiện ma túy không?

2/ Em có lời khuyên gì cho cô T?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Mỗi đáp án đúng được 0.5 điểm

1-A

2-B

3-B

4-C

5-B

6-B

7-D

8-C

9-B

10-D

11-A

12-C

PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm)

- Tình huống 1.

+ Nhận xét:cả bố và B đều thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình.

+ Giải thích:Bố đã tôn trọng tài năng, sở thích và tạo điều kiện để B phát triển tài năng. Ngược lại, B cũng luôn cố gắng, dù học đàn nhưng vẫn không lơ là việc học.

- Tình huống 2.

+ Nhận xét: Anh M, chị H và cả bạn đã không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.

+ Giải thích: Anh M và chị H đã quá nuông chiều, không giáo dục C dẫn đến việc C ham chơi, lười học, không nghe lời cha mẹ. Còn C lại không có sự yêu thương, tôn trọng, giúp đỡ bố mẹ.

Câu 2 (2,0 điểm)

- Yêu cầu số 1:Việc điều trị cắt cơn, giải độc cho người nghiện ma tuý phải do y, bác sĩ được đào tạo, tập huấn về điều trị hỗ trợ cắt cơn nghiện ma tuý và được Sở Y tế cấp chứng chỉ, áp dụng đúng bài thuốc, phác đồ điều trị cai nghiện ma tuý do Bộ Y tế ban hành. Do vậy, thầy cúng không thể chữa nghiện ma tuý.

- Yêu cầu số 2: lời khuyên: cô T cần đưa con trai đến cơ sở cai nghiện ma tuý đã được cấp phép để cai nghiện.

KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II – NĂM HỌC 2023

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN, LỚP 7 CẤP THCS

(BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG)

TT

Mạch nội dung

Nội dung/chủ đề/bài

Mức độ đánh giá

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Giáo dục pháp luật

Nội dung 1: Phòng chống tệ nạn xã hội

3 câu

(1,5đ)

1 câu

(0,5đ)

1 câu

(2,0đ)

1 câu

(0,5đ)

1 câu

(2,0đ)

1 câu

(0,5đ)

Nội dung 2: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

3 câu

(1,5đ)

1 câu

(0,5đ)

1 câu

(0,5đ)

1 câu

(0,5đ)

Tổng câu

6

(3,0đ)

0

2

(1,0đ)

1

(2,0đ)

2

(1,0đ)

1

(2,0đ)

2

(1,0đ)

0

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Cánh diều

Năm học 2023

Môn: Giáo dục công dân lớp 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Hành vi nào dưới đây là tệ nạn xã hội?

A. Trồng các loại cây có chứa chất ma túy.

B. Bán dâm, chứa chấp và môi giới mại dâm.

C. Hành nghề mê tín dị đoan (bói toán, cúng,…)

D. Xả rác thải không đúng nơi quy định.

Câu 2. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của tệ nạn xã hội?

A. Tổn hại về sức khỏe, tinh thần, trí tuệ.

B. Ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.

C. Chỉ gây tổn hại về sức khỏe thể chất.

D. Suy kiệt tài chính, tan vỡ hạnh phúc.

Câu 3. Chúng ta không nên thực hiện hành động nào sau đây để tránh vấp phải tệ nạn xã hội?

A. Thử tham gia tệ nạn xã hội một lần cho biết.

B. Chủ động tìm hiểu thông tin về tệ nạn xã hội.

C. Tham gia tuyên truyền phòng tránh tệ nạn xã hội.

D. Lên án những hành vi lôi kéo, tham gia tệ nạn xã hội.

Câu 4. Bạn H là học sinh lớp 7A. H có thân hình cao lớn (do đang ở tuổi dậy thì) và gương mặt khả ái. Một lần, trên đường đi học về, một người phụ nữ lạ mặt đã chủ động bắt chuyện với H. Người phụ nữ đó ngỏ ý muốn rủ H đi chơi và hứa sẽ cho H thêm nhiều tiền tiêu xài. Trong trường hợp này, nếu là H, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Đồng ý và đề nghị rủ thêm bạn gái đi cùng.

B. Mắng chửi cho người phụ nữ một trận và bỏ đi.

C. Đồng ý và mang chuyện đi khoe với bạn bè trong lớp.

D. Từ chối và báo với cơ quan công an để có biện pháp hỗ trợ.

Câu 5. Nhân vật nào dưới đây không vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?

A. Chị T lôi kéo bạn M tham gia vào đường dây mại dâm.

B. Ông T bao che cho con trai mình khi có hành vi trộm cắp.

C. Bà H tổ chức hoạt động “mua thần bán thánh” tại địa phương.

D. Tập thể lớp 7E tham gia lớp học về phòng chống tệ nạn xã hội.

Câu 6. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi lôi kéo trẻ em

A. tham gia vào các hoạt động vui chơi lành mạnh.

B. học tập theo những tấm gương tiêu biểu.

C. sử dụng các văn hoá phẩm đồi truỵ.

D. vui chơi, giải trí lành mạnh.

Câu 7. Pháp luật Việt Nam không nghiêm cấm hành vi nào sau đây?

A. Buôn bán ma túy.

B. Tổ chức mại dâm.

C. Đánh bài ăn tiền.

D. Xuất khẩu lao động.

Câu 8. Chúng ta cần gọi đến đường dây nóng 111 khi

A. phát hiện hành vi ngược đãi, bạo hành trẻ em.

B. cần hỗ trợ đế chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn.

C. tố giác tội phạm về ma túy, cờ bạc.

D. cần hỗ trợ cấp cứu y tế.

Câu 9. Gia đình T sống ở một vùng quê còn nhiều khó khăn. Do điều kiện vệ sinh kém, môi trường ẩm thấp, nhiều muỗi, nên em trai của T bị mắc bệnh sốt xuất huyết. Thấy vậy, bà nội của T đã khuyên bố mẹ T nên mời ông K (thầy cúng) đến nhà làm lễ mong cho em của T khỏi bệnh. Nếu là T, trong trường hợp này, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Không quan tâm vì bố mẹ mới có quyền quyết định.

B. Đồng ý với ý kiến mời thầy cúng về làm lễ của bà nội.

C. Khuyên bố mẹ nhanh chóng đưa em tới bệnh viện chữa trị.

D. Khuyên bố mẹ không cần lo vì bệnh này không nguy hiểm.

Câu 10. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau: “……. là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật?

A. Gia đình.

B. Xã hội.

C. Cộng đồng.

D. Tập thể.

Câu 11. Theo quy định của pháp luật, con cháu không được phép thực hiện hành vi nào sau đây với ông bà, cha mẹ?

A. Lễ phép, kính trọng.

B. Yêu thương, hiếu thảo.

C. Chăm sóc, phụng dưỡng.

D. Ngược đãi, lăng mạ.

Câu 12. Nhân vật nào dưới đây đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân với các thành viên trong gia đình?

A. Chị T ra điều kiện chỉ chăm sóc cha mẹ nếu được hưởng thừa kế.

B. Bạn Q thường xuyên trốn học, không nghe lời ông bà, cha mẹ.

C. Bạn P chăm chỉ học tập và thường phụ giúp bố mẹ việc nhà.

D. Ông M chỉ quan tâm cháu trai, không quan tâm đến cháu gái.

Câu 13. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của gia đình đối với mỗi người?

A. Là mái ấm yêu thương.

B. Là môi trường làm việc hiệu quả.

C. Là nơi hình thành và nuôi dưỡng nhân cách.

D. Là chỗ dựa vững chắc cho mọi thành viên.

Câu 14. Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây nói về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?

A. Anh em như thể chân tay/ rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/ ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

C. Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

D. Đời người có một gang tay/ Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang.

Câu 15. Vì mưu sinh nên bố mẹ đi làm xa, do đó, từ nhỏ K đã được ông bà nội chăm sóc. Khi phát hiện K có biểu hiện ham chơi, học tập sa sút, ông bà đã nhắc nhở nhiều lần. Bố mẹ K biết chuyện, cũng thường xuyên gọi điện tâm sự, nhắc nhở K nên cố gắng học tập, nghe lời ông bà. Tuy vậy, K vẫn không thay đổi.

Câu hỏi: Trong trường hợp trên, chủ thể nào đã vi phạm quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?

A. Ông bà nội của K.

B. Bố mẹ của K.

C. Bạn K.

D. Tất cả các nhân vật đều vi phạm.

Câu 16. T và H đã hẹn nhau chủ nhật tuần này sẽ cùng đi đá bóng. Đến ngày hẹn, do có việc đột xuất, bố mẹ phải ra ngoài để giải quyết công việc, do đó, bố mẹ đã nhờ T ở nhà chăm sóc ông nội (ông T bị ốm). Trong trường hợp này, nếu là T, em nên lựa chọn cách ứng xử như thế nào?

A. Từ chối vì đã hẹn với H đi đá bóng.

B. Đồng ý, đợi bố mẹ đi khỏi thì trốn đi chơi.

C. Ở nhà chăm sóc ông, xin lỗi và hẹn H dịp khác sẽ đi chơi.

D. Ở nhà nhưng tỏ thái độ giận dỗi, không thực lòng chăm sóc ông.

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm): Trong phòng, chống tệ nạn xã hội, công dân có trách nhiệm như thế nào?

Câu 2 (2,0 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Nguyên nhân duy nhất dẫn đến việc học sinh vướng vào tệ nạn xã hội là do thiếu một môi trường sống lành mạnh”. Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao?

Câu 2 (3,0 điểm): Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. S được bố mẹ nuông chiều từ nhỏ nên S cho rằng mình có quyền đương nhiên như vậy. Hằng ngày, S không phải làm việc gì trong gia đình, kể cả việc chăm sóc bản thân cũng ỷ lại vào bố mẹ. S hay đòi hỏi bố mẹ phải mua cho nhiều thứ, kể cả những thứ đắt tiền, nếu không có là S lại vùng vằng, hờn dỗi. Bố mẹ và họ hàng trong gia đình có nói gì S cũng không nghe. S cho rằng, mình là con gia đình khá giả nên mình có quyền được hưởng mọi thứ mà không phải thực hiện nghĩa vụ gì.

Câu hỏi:

a) S đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình hay chưa? Vì sao?

b) Suy nghĩ của S về việc mình chỉ có quyền mà không có nghĩa vụ trong gia đình là đúng hay sai? Vì sao?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-D

2-C

3-A

4-D

5-D

6-C

7-D

8-A

9-C

10-A

11-D

12-C

13-B

14-A

15-C

16-C

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm):

- Trách nhiệm của công dân trong phòng, chống tệ nạn xã hội:

+ Thực hiện lối sống lành mạnh, an toàn và tuân thủ pháp luật.

+ Tự giác tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội do trường, lớp và địa phương tổ chức.

+ Đấu tranh, phê phán các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.

Câu 2 (2,0 điểm):

- Không đồng tình với ý kiến trên. Vì: có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến việc học sinh mắc phải các tệ nạn xã hội. Ví dụ như:

+ Nguyên nhân khách quan: học sinh bị dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc hoặc ép buộc; thiếu sự giáo dục phù hợp, quan tâm, chăm sóc, chia sẻ, yêu thương của gia đình; thiếu môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh,,....

+ Nguyên nhân chủ quan: bản thân học sinh thiếu hiểu biết; ham chơi, đua đòi; thiếu hụt kĩ năng sống,…

- Trong những nhóm nguyên nhân trên, các nguyên nhân chủ quan có vai trò quan trọng nhất, quyết định nhất dẫn đến việc học sinh mắc tệ nạn xã hội.

Câu 2 (3,0 điểm):

- Yêu cầu a) S chưa thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. Vì: bạn S luôn đòi hỏi, ỷ lại vào bố mẹ.

- Yêu cầu b) Suy nghĩ của S là sai, vì: con cái có quyền được bố mẹ yêu thương, chăm sóc nhưng cũng có nghĩa vụ cần phải giúp đỡ bố mẹ những việc phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe,…

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023

Môn: Giáo dục công dân lớp 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của tệ nạn xã hội?

A. Khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên.

B. Tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma túy.

C. Tổ chức hoạt động và môi giới mại dâm.

D. Tổ chức cá độ bóng đá; đánh bài ăn tiền.

Câu 2. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trỗng (…) trong đoạn thông tin sau: “….. là một loại tệ nạn xã hội, biểu hiện tình trạng các cá nhân dùng các dịch vụ tình dục ngoài hôn nhân để trao đổi, mua bán với nhau nhằm thoả mãn nhu cầu tình dục hoặc lợi ích vật chất”.

A. Cờ bạc.

B. Mại dâm.

C. Ma túy.

D. Mê tín dị đoan.

Câu 3. Tệ nạn xã hội nào được phản ánh trong câu ca dau sau đây?

“Chập chập thôi lại cheng cheng,

Con gà sống tiến để riêng cho thầy,

Đơm xôi thì đơm cho đầy,

Đơm vơi thì thánh nhà thầy mất thiêng”

A. Mê tín dị đoan.

B. Rượu chè.

C. Cờ bạc.

D. Mại dâm.

Câu 4. Nguyên nhân nào khiến cho bạn S trong tình huống sau đây vướng vào tệ nạn xã hội?

Tình huống. S là con trai duy nhất trong nhà, nên bố mẹ rất quan tâm, yêu thương và chú trọng dạy bảo S nhiều điều hay lẽ phải. Trong một lần tới dự sinh nhật của P (bạn cùng lớp), nghe một số thanh niên kể về ma túy đá, S rất tò mò và quyết định dùng thử xem cảm giác thế nào. Sau nhiều lần sử dụng, S trở nên gầu gò, dánh đi siêu vẹo, khả năng tập trung suy giảm và thường xuyên xuất hiện ảo giác.

A. Tò mò, thiếu hiểu biết và thiếu tự chủ.

B. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.

C. Mặt trái của nền kinh tế thị trường.

D. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ nhà trường.

Câu 5. Nhân vật nào sau đây không vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?

A. Bà Y tung tin mình được “Thánh cho ăn lộc” để lừa gạt mọi người.

B. Chị K mở dịch vụ Karaoke trá hình để tổ chức hoạt động mại dâm.

C. Ông S lén lút trồng cây cần sa trong vườn nhà mình để bán kiếm lời.

D. Phát hiện anh P tổ chức đánh bạc, chị M đã báo cho lực lượng công an.

Câu 6. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Tự do lựa chọn ngành nghề, nơi làm việc.

B. Tổ chức khám bệnh và tiêm phòng cho trẻ em.

C. Dụ dỗ, cưỡng ép người khác tham gia bán dâm.

D. Tổ chức các chương trình giải trí lành mạnh cho trẻ em.

Câu 7. Để phòng, chống tệ nạn xã hội, học sinh cần có trách nhiệm như thế nào?

A. Rèn luyện đạo đức, sống giản dị, lành mạnh.

B. Uống rượu, hút thuốc, sử dụng chất kích thích.

C. Xa lánh những người mắc các bệnh xã hội.

D. Kì thị những người từng vướng vào tệ nạn xã hội.

Câu 8. Trong trường hợp sau, chủ thể nào đã vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?

Trường hợp: Anh T có hành vi tổ chức tàng trữ, buôn bán và sử dụng trái phép chất ma túy. Ông Q (bố anh T) biết sự việc, đã tìm mọi cách che dấu và khuyên con trai bỏ trốn. Bà K (là mẹ của anh T) không đồng ý và khuyên con trai nên ra đầu thú để nhận sự khoan hồng.

A. Ông Q và anh T.

B. Bà K và ông Q.

C. Bà K và anh T.

D. Ông Q, bà K và anh T.

Câu 9. Quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng được quy định như thế nào trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014?

A. Vợ và chồng bình đẳng về quyền lợi, nghĩa vụ.

B. Chồng có nghĩa vụ đóng góp toàn bộ về kinh tế.

C. Người vợ có nghĩa vụ làm tất cả các công việc nhà.

D. Quyền của vợ, chồng sẽ tùy hoàn cảnh từng gia đình.

Câu 10. Con cháu không được phép thực hiện hành vi nào sau đây đối với ông bà, cha mẹ?

A. Lễ phép, kính trọng.

B. Lăng mạ, ngược đãi.

C. Yêu thương, hiếu thảo.

D. Chăm sóc, phụng dưỡng.

Câu 11. Pháp luật Việt Nam quy định, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nào sau đây đối với con cái?

A. Phân biệt đối xử giữa các con.

B. Tôn trọng ý kiến của con.

C. Ngược đãi, xúc phạm con.

D. Ép con làm những việc sai trái.

Câu 12. Gia đình không được hình thành từ mối quan hệ nào sau đây?

A. Quan hệ hôn nhân.

B. Quan hệ huyết thống.

C. Quan hệ nuôi dưỡng.

D. Quan hệ hợp tác.

Câu 13. Câu ca dao “Anh em trên kính dưới nhường/ Là nhà có phúc, mọi đường yên vui” phản ánh về quyền và nghĩa vụ của

A. ông bà đối với các cháu.

B. cha mẹ đối với con cái.

C. anh chị em đối với nhau.

D. con cái đối với cha mẹ.

Câu 14. Câu ca dao nào sau đây nói về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình?

A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/ Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

B. Lên non mới biết non cao/ Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy.

C. Bạn bè là nghĩa tương thân/ Khó khăn, thuận lợi, ân cần có nhau.

D. Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Câu 15. Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình?

Tình huống: Gia đình ông H có 2 người con: một trai (anh T) và một gái (chị P). Ông H thường quan tâm đến người con trai hơn người con gái, vì ông cho rằng: “con trai mới là người nối dõi tông đường, thờ cúng, hương hỏa cho tổ tiên”. Thấy vậy, chị P rất buồn, nhưng luôn trấn an bản thân: “Bố cũng thương yêu mình, mình phải cố gắng hơn nữa”. Anh T rất thương em gái, anh thường xuyên giúp đỡ khi em gặp khó khăn và cũng nỗ lực khuyên bố nên thay đổi suy nghĩ “trọng nam kinh nữ”.

A. Ông H.

B. Anh T.

B. Chị P.

C. Ông H và anh T.

Câu 16. Bạn Kvà M đã hẹn nhau sẽ đi đá bóng vào sáng chủ nhật. Đến ngày hẹn, khi chuẩn bị ra khỏi nhà, bố mẹ đã nhờ K ở nhà chăm sóc ông đang bị ốm, vì bố mẹ có việc đột xuất cần phải giải quyết. Trong trường hợp này, nếu là K, em nên lựa chọn cách ứng xử nào?

A. Từ chối bố mẹ vì đã có hẹn với M nên không thể thất hứa.

B. Vờ đồng ý, đợi bố mẹ ra khỏi nhà thì trốn đi chơi với M.

C. Ở nhà chăm sóc ông, xin lỗi và hẹn đi chơi với M vào dịp khác.

D. Giận dỗi bố mẹ, ở nhà nhưng không chăm sóc ông mà xem ti vi.

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm): Nêu hậu quả của tệ nạn xã hội đối với bản thân, gia đình và xã hội.

Câu 2 (2,0 điểm): Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?

+ Ý kiến 1. Khi phát hiện hành vi tổ chức, môi giới mại dâm, chúng ta nên lờ đi, coi như không biết vì đây là “vấn đề tế nhị”.

+ Ý kiến 2. Phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm riêng của lực lượng công an.

+ Ý kiến 3. Tổ chức đánh bạc với quy mô nhỏ thì không vi phạm pháp luật.

+ Ý kiến 4. Những người có điều kiện, có tiền thì được phép sử dụng chất ma tuý.

Câu 3 (3,0 điểm): Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. M và em trai là chị em sinh đôi, học cùng lớp với nhau. Chủ nhật tuần này nhà trường tổ chức buổi tham quan ở khu dự trữ sinh quyển của tỉnh. M và em trai đều muốn đi nhưng mẹ lại chỉ cho em trai đi, mẹ bảo M là chị thì phải nhường em, ở nhà phụ giúp bố mẹ trồng và chăm sóc cây cảnh. Đây không phải lần đầu em trai M được bố mẹ cho đi chơi, tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao ở trường, ở khu phố nhưng M thì không được đi. M không hài lòng về việc phân biệt đối xử của bố mẹ.

Câu hỏi:

a/ Cách đối xử của bố mẹ M như vậy có đúng không? Vì sao?

b/ Nếu là M, em sẽ thuyết phục bố mẹ như thế nào để bố mẹ cho tham gia các hoạt động ngoại khoá ở trường, lớp và khu dân cư?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-B

3-A

4-A

5-D

6-C

7-A

8-A

9-A

10-B

11-B

12-D

13-C

14-B

15-A

16-C

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm): Hậu quả của tệ nạn xã hội:

- Đối với bản thân: ảnh hưởng đến sức khoẻ; làm tha hoá về nhân cách, rối loạn về hành vi; rơi vào lối sống buông thả; dễ vi phạm pháp luật,...

- Đối với gia đình: cạn kiệt tài chính; làm tan vỡ hạnh phúc gia đình,...

- Đối với xã hội: làm suy thoái giống nòi; rối loạn trật tự ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế, suy giảm sức lao động xã hội,...

Câu 2 (2,0 điểm):

- Ý kiến 1. Không đồng tình. Vì:

+ Hành động “lờ đi, coi như không biết” sẽ vô tình tiếp tay cho các đối tượng xấu tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

+ Mại dâm là một tệ nạn xã hội để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội. Chúng ta cần quyết liệt đấu tranh chống tệ nạn này.

- Ý kiến 2. Không đồng tình, vì: phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của mọi công dân.

- Ý kiến 3. Không đồng tình. Vì: pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức, mọi quy mô.

- Ý kiến 4. Không đồng tình. Vì: pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi sử dụng chất ma túy. Mọi công dân khi có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy thì đều vi phạm pháp luật.

Câu 3 (3,0 điểm):

- Yêu cầu a) Cách đối xử của bố mẹ M như vậy không đúng. Vì:

+ Bố mẹ M đã vi phạm Điều 17 Luật Trẻ em năm 2016 (trẻ em được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi).

+ Bố mẹ M cũng chưa thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con cái khi phân biệt đối xử giữa các con.

- Yêu cầu b) Nếu là M, em cần giải thích hoặc nhờ người khác giải thích cho bố mẹ hiểu quyền bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi và dù là trai hay gái thì trẻ em cần được cân đối thời gian hợp lí để nghỉ ngơi, tham gia vui chơi giải trí như nhau, bảo đảm phát triển trí tuệ và thể lực.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023

Bài thi môn: GDCD lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phútt

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1. Thắp hương thờ cúng tổ tiên được gọi là?

A. Tín ngưỡng. B. Truyền giáo.

C. Tôn giáo. D. Mê tín dị đoan.

Câu 2. Hành vi nào sau đây không cần lên án?

A. Vừa nghịch điện thoại vừa nghe giảng đạo.

B. Tôn trọng các nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo.

C. Gây mâu thuẫn, mất đoàn kết chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo với những người không có tín ngưỡng, tôn giáo.

D. Mặc quần áo ngắn khi đi chùa.

Câu 3. Hành vi nào thể hiện tín ngưỡng?

A. Không ăn trứng trước khi đi thi.

B. Thắp hương trước lúc đi xa.

C. Xem bói để biết trước tương lai.

D. Yểm bùa.

Câu 4. Trong nội dung quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta không quy định điều nào sau đây?

A. Công dân không có quyền theo tín ngưỡng, tôn giáo.

B. Công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào.

C. Công dân đã theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền thôi không theo tín ngưỡng, tôn giáo đó.

D. Công dân đã theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền chuyển sang theo tín ngưỡng, tôn giáo khác.

Câu 5. Trong những hành vi sau đây hành vi nào thể hiện mê tín dị đoan?

A. Đi lễ nhà thờ.

B. Đi chùa cầu nguyện.

C. Cúng bái trước khi đi thi để đạt điểm cao.

D. Thắp hương trên bàn thờ để tưởng nhớ tổ tiên, ông bà.

Câu 6. Cơ quan nào dưới đây là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất?

A. Chính phủ.

B. Toà án nhân dân.

C. Quốc hội.

D. Viện kiểm sát nhân dân.

Câu 7. Chủ tịch nước ta nhiệm kì 2021 - 2026 là ai?

A. Ông Nguyễn Phú Trọng.

B. Ông Phùng Xuân Nhạ.

C. Ông Phùng Quang Thanh.

D. Ông Nguyễn Xuân Phúc.

Câu 8. Để sửa đổi Luật Giáo dục, cơ quan nào có thẩm quyền quyết định?

A. Chính phủ.

B. Quốc hội.

C. Đảng Cộng sản Việt Nam.

D. Ủy ban nhân dân.

Câu 9. Các cơ quan hành chính nhà nước bao gồm?

A. Chính phủ và Hội đồng nhân dân các cấp.

B. Chính phủ và Quốc hội.

C. Chính phủ và Viện kiểm sát.

D. Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.

Câu 10. Đăng kí tạm trú, tạm vắng đến cơ quan nào tại địa phương?

A. Hội đồng nhân dân xã.

B. Đảng ủy xã.

C. Ủy ban nhân dân xã.

D. Công an.

Câu 11. Hiện nay các thế lực thù địch chống phá nhà nước có mặt ở khắp nơi, trên khắp các lĩnh vực. Tại địa phương em, chúng phát tờ rơi tuyên truyền nói xấu Đảng và Nhà nước. Trước tình huống đõ em sẽ làm gì?

A. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.

B. Kể cho các bạn biết và rủ các bạn đi theo.

C. Báo với chính quyền địa phương.

D. Tuyên truyền nói xấu Đảng và Nhà nước với người dân cho chúng.

Câu 12. Ủy ban nhân dân do cơ quan nào bầu ra?

A. Hội đồng nhân dân. B. Quốc hội.

C. Chính phủ. D. Nhân dân.

Câu 13. Một số việc mà gia đình em đã làm với các cơ quan hành chính nhà nước ở xã (phường, thị trấn) của em?

A. Bố mẹ đi đăng kí cấp sổ đỏ.

B. Đăng kí cấp lại sổ hộ khẩu gia đình.

C. Xin công chứng một số giấy tờ.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 14. Nhiệm vụ nào sau đây không thuộc về Uỷ ban nhân dân cấp cơ sở?

A. Thực hiện quản lí nhà nước ở địa phương.

B. Tham gia soạn thảo Hiến pháp và pháp luật.

C. Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

D. Tổ chức hoạt động phòng chống lũ lụt ở địa phương.

Câu 15. Cơ quan chính quyền nhà nước cấp sơ sở gồm?

A. Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn.

B. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

C. Đảng ủy xã, phường, thị trấn.

D. Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Câu 16. Để công chứng giấy tờ như: Giấy khai sinh, giấy chứng minh thư, bảng điểm, bằng tốt nghiệp em sẽ đến đâu để công chứng?

A. Công an xã.

B. Ủy ban nhân dân xã.

C. Công an huyện.

D. Hội đồng nhân dân huyện.

Câu 17. Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm trước nhân dân về các vấn đề nào?

A. Giữ vững văn hóa nhân dân.

B. Đảm bảo chính trị, trật tự xã hội.

C. Quản lí nhà nước ở địa phương.

D. Phát triển kinh tế - xã hội, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo quốc phòng và an ninh.

Câu 18. Bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm mấy cơ quan?

A. 2 cơ quan. B. 6 cơ quan.

C. 5 cơ quan. D. 4 cơ quan.

Câu 19. Quốc hội do ai bầu ra?

A. Đảng Cộng sản Việt Nam bầu ra.

B. Nhân dân từng địa phương bầu ra.

C. Nhân dân cả nước bầu ra.

D. Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bầu ra.

Câu 20. Bộ máy nhà nước được chia thành mấy cấp?

A. Ba cấp. B. Bốn cấp.

C. Năm cấp. D. Sáu cấp.

B. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. (2đ)

Thế nào là di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể? Cho biết tên 2 di sản văn hoá vật thể, 2 di sản văn hoá phi vật thể của Việt Nam được UNESCO Công nhận di sản văn hoá thế giới?

Câu 2. (3đ)

“Páo bị ốm, bố mẹ Páo không cho Páo đi bệnh viện mà mời thầy mo đến chữa bệnh bằng bùa phép. Nhưng đã bốn hôm rồi mà bệnh của Páo không thuyên giảm và lại có phần nặng thêm ”

a. Em có đồng tình với việc làm của bố mẹ bạn Páo không? Vì sao?

b. Nếu là bạn của Páo em sẽ làm gì?

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA SỐ 3

A. TRẮC NGHIỆM: 5,0 điểm

Trả lời đúng mỗi câu được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

B

B

A

C

C

D

B

D

D

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

C

A

D

B

D

B

D

A

C

B


B. TỰ LUẬN: 5,0 điểm

Câu

Nội dung trả lời

Điểm

1

- Di sản văn hoá phi vật thể là sản phầm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác.

- Di sản văn hoá vật thể là sản phầm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

- Di sản văn hoá phi vật thể của Việt Nam được UNESCO Công nhận di sản văn hoá thế giới: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Hát xoan…

- Di sản văn hoá vật thể của Việt Nam được UNESCO Công nhận di sản văn hoá thế giới: Quần thể di tích cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ…

2 điểm


2

a. Em không đồng tình với việc làm của bố mẹ bạn Páo.

-Vì : Bố mẹ bạn Páo mê tín dị đoan tin vào việc chữa bệnh bằng bùa phép của thầy mo mà không đưa Páo đi bệnh viện. Việc làm như vậy gây hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình về sức khỏe, thời gian, tài sản và đặc biệt là sức khỏe của Páo, nếu không được đưa tới bệnh viện để khám chữa bệnh, bệnh nặng kéo dài có thể dẫn tới tử vong.

b. Nếu là bạn của Páo em sẽ:

+ Báo ngay cho bố mẹ, công an viên của bản, trưởng bản hoặc những người xung quanh biết về hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm việc xấu.

+ Cùng với mọi người đến giảng giải cho bố mẹ bạn biết: Không nên mê tín dị đoan, khi có bệnh thì chúng ta phải đến bệnh viện khám không có bùa phép gì chữa được bệnh cả, và khuyên bố mẹ Páo đưa Páo đi bệnh viện để khám chữa bệnh kịp thời.

3 điểm


Tuỳ theo cách trả lời của học sinh, giáo viên chấm điểm cho phù hợp.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023

Bài thi môn: GDCD lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phútt

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1. Thờ đức chúa, không thắp hương mà đi nghe giảng kinh đạo thuộc đạo nào?

A. Đạo Tin lành. B. Đạo Phật.

C. Đạo Hòa Hảo. D. Đạo Thiên Chúa.

Câu 2. Hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy được gọi là?

A. Tôn giáo. B. Tín ngưỡng.

C. Mê tín dị đoan. D. Truyền giáo.

Câu 3. Mùng năm mười bốn hai ba/Đi chơi cũng thiệt huống là đi buôn nói về yếu tố nào?

A. Tôn giáo. B. Tín ngưỡng.

C. Mê tín dị đoan. D. Truyền giáo.

Câu 4. Hành vi nào dưới đây là vi phạm về quyền tự do tín ngưỡng?

A. Phá phách nơi thờ tự.

B. Mặt quần áo thiếu văn hóa vào chùa, nhà thờ.

C. Nói chuyện ồn ào trong lúc làm lễ ở chùa.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 5. Tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép.) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng được gọi là?

A. Tôn giáo. B. Tín ngưỡng.

C. Truyền giáo. D. Mê tín dị đoan.

Câu 6. Nộp đơn khiếu nại tranh chấp đất đai với hàng xóm em sẽ đến cơ quan nào để giải quyết tại địa phương?

A. Chính phủ. B. Tòa án nhân dân.

C. Viện Kiểm sát. D. Ủy ban nhân dân xã.

Câu 7. Ngày 2/9/1945 Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập lấy tên nước ta là?

A. Công nông đầu tiên.

B. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

C. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

D. Việt Nam.

Câu 8. Cha mẹ đăng kí giấy khai sinh cho con cái thì đến cơ quan nào?

A. Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn).

B. Trường học.

C. Trạm y tế.

D. Công an xã (phường, thị trấn).

Câu 9. Ủy ban nhân dân xã thuộc loại cơ quan nào?

A. Cơ quan xét xử.

B. Cơ quan kiểm sát.

C. Cơ quan quyền lực do nhân dân bầu ra.

D. Cơ quan hành chính.

Câu 10. Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) do ai bầu ra?

A. Nhân dân xã (phường thị trấn) bầu ra.

B. Đại diện nhân dân bầu ra.

C. Nhân dân trực tiếp bầu ra.

D. Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) bầu ra.

Câu 11. Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm trước nhân dân về các vấn đề nào?

A. Phát triển kinh tế - xã hội.

B. Ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.

C. Đảm bảo quốc phòng và an ninh.

D. Cả A, B, C.

Câu 12. Gia đình em đến uỷ ban nhân dân xã (phường thị trấn) để giải quyết những công việc nào sau đây?

A. Xin sổ khám bệnh. B. Xin cấp giấy khai sinh.

C. Xác nhận bảng điểm học tập. D. Xin đăng ký hộ khẩu.

Câu 13. Công an giải quyết việc nào dưới đây?

A. Đăng kí kết hôn.

B. Sao giấy khai sinh.

C. Xin sổ khám bệnh.

D. Khai báo tạm vắng.

Câu 14. Nhiệm vụ nào sau đây không thuộc về Uỷ ban nhân dân cấp cơ sở?

A. Thực hiện quản lí nhà nước ở địa phương.

B. Tham gia soạn thảo Hiến pháp và pháp luật.

C. Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

D. Tổ chức hoạt động phòng chống lũ lụt ở địa phương.

Câu 14. Quốc hội do ai bầu ra?

A. Đảng Cộng sản Việt Nam bầu ra.

B. Nhân dân từng địa phương bầu ra.

C. Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bầu ra.

D. Nhân dân cả nước bầu ra.

Câu 16. Hiện nay các thế lực thù địch chống phá nhà nước có mặt ở khắp nơi, trên khắp các lĩnh vực. Tại địa phương em, chúng phát tờ rơi tuyên truyền nói xấu Đảng và Nhà nước. Trước tình huống đó em sẽ làm gì?

A. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

B. Lờ đi và coi như không biết.

C. Báo với chính quyền địa phương.

D. Giúp chúng tuyên truyền nói xấu Đảng và Nhà nước với người dân.

Câu 17. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời là thành quả của cuộc cách mạng nào?

A. Cách mạng năm 1955.

B. Cách mạng tháng Hai năm 1945.

C. Cách mạng tháng Tám năm 1945.

D. Cách mạng tháng Hai năm 1976.

Câu 18. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền gì?

A. Quyền xét xử và kiểm sát các hoạt động tư pháp.

B. Quyền lập pháp và sửa đổi hiến pháp.

C. Quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.

D. Quyền quyết định các vấn đề của địa phương.

Câu 19. Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

A. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là “Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”.

C. Nhà nước đảm bảo và không ngừng phát huy quyền làm chủ của nhân dân, giữ gìn và nâng cao đời sống nhân dân, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước giàu mạnh.

D. Bộ máy nhà nước gồm bốn loại cơ quan được phân định theo các chức năng và nhiệm vụ khác nhau.

Câu 20. Bộ máy nhà nước là?

A. Hệ thống tổ chức gồm các cơ quan trung ương.

B. Một tổ chức gồm các cơ quan hoạt động riêng rẽ với nhau.

C. Một hệ thống tổ chức bao gồm các cơ quan nhà nước cấp trung ương và cấp địa phương.

D. Nhiều hệ thống tổ chức bao gồm các cơ quan nhà nước cấp trung ương và cấp địa phương.

B. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. (2đ)

Trong một lần đi tham quan Vịnh Hạ Long, thấy trên vách các hang động những chữ khắc, viết chằng chịt tên, ngày tháng của những người đến thăm, bạn Hoa tỏ thái độ phê phán, không hài lòng về những việc làm đó. Ngược lại, có một số bạn lại đồng tình, vì theo họ việc khắc chữ trên vách đá là một kỉ niệm của du khách để lại cho hậu thế biết: Nơi đây đã có người đến thăm vào thời gian nào.

Em đồng tình với quan điểm nào? Vì sao?

Câu 2. (3đ)

a. Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? Bản thân em phải làm gì để thực hiện tốt quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo?

b. Em hãy nêu bốn việc làm thể hiện mê tín dị đoan?

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA SỐ 4

A. TRẮC NGHIỆM: 5,0 điểm

Trả lời đúng mỗi câu được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

D

A

C

D

D

D

C

A

D

C

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

D

D

D

B

D

C

C

C

A

C


B. TỰ LUẬN: 5,0 điểm

Câu

Nội dung trả lời

Điểm

1

- Em đồng tình với quan điểm của bạn Hoa.

- Vì:

+ Vịnh Hạ Long là di sản văn hóa thế giới chúng ta cần phải giữ gìn di sản này.

+ Viết, khắc tên trên các hang động như thế làm cảnh quan trở nên xấu mất vẻ đẹp tự nhiên của nó.

+ Nguy cơ làm hủy hoại di sản văn hóa.

2 điểm





2

a.

- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo có nghĩa là công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡn hay một tôn giáo nào. Người đã theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào đó có quyền thôi không theo nữa, hoặc bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác mà không ai được cưỡng bức hoặc cản trở.

- Để thực hiện tốt quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo em cần phải:

+ Tôn trọng các nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo nhiư đền chùa, miếu, nhà thờ…

+ Không được bài xích gây mất đoàn kết, chia rẽ giữ những người có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không có tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người có tín ngưỡng tôn giáo khác nhau.

b. Bốn việc làm mê tín dị đoan:

- Chữa bệnh bằng phù phép.

- Cho con uống nước “ thánh” để chữa bệnh.

- Đi xem bói.

- Cúng bái trước khi đi thi để đạt điểm cao.

3 điểm




Tuỳ theo cách trả lời của học sinh, giáo viên chấm điểm cho phù hợp.

Đề thi Học kì 2 GDCD lớp 7 năm 2023 có ma trận có đáp án (4 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023

Bài thi môn: GDCD lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phútt

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1. Hành vi nào thể hiện tín ngưỡng?

A. Không ăn trứng trước khi đi thi.

B. Thắp hương trước lúc đi xa.

C. Xem bói để biết trước tương lai.

D. Yểm bùa.

Câu 2. Thờ đức chúa, không thắp hương mà đi nghe giảng kinh đạo thuộc đạo nào?

A. Đạo Tin lành.

B. Đạo Thiên Chúa.

C. Đạo Phật.

D. Đạo Hòa Hảo.

Câu 3. Hành vi nào sau đây thể hiện mê tín dị đoan?

A. Đi lễ chùa.

B. Thắp hương trên bàn thờ tổ tiên.

C. Chữa bệnh bằng phù phép.

D. Đi lễ nhà thờ.

Câu 4. Hành vi nào tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân?

A. Tuân theo những qui định của nhà chùa, nhà thờ.

B. Hút thuốc lá trong đền, chùa, nhà thờ.

C. Ăn mặc hở hang khi vào chùa, nhà thờ.

D. Cười nói ồn ào trong khu vực trang nghiêm như chùa, nhà thờ.

Câu 5. Ở Việt Nam, tôn giáo nào chiếm tỷ lệ lớn nhất?

A. Phật giáo. B. Thiên Chúa giáo.

C. Đạo Cao Đài. D. Đạo Hòa Hảo.

Câu 6. Bộ máy nhà nước phân làm mấy cấp?

A. 5. B. 4.

C. 3. D. 6.

Câu 7. Cơ quan nào sau đây có thẩm quyền ban hành Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em?

A. Bộ y tế.

B. Ban Dân số, gia đình và trẻ em.

C. Quốc hội.

D. Bộ Giáo dục và đào tạo.

Câu 8. Cơ quan nào sau đây là cơ quan hành chính Nhà nước?

A. Viện Kiểm sát nhân dân.

B. Tòa án nhân dân.

C. Hội đồng nhân dân.

D. Chính phủ.

Câu 9. Nước ta đổi tên là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào năm nào?

A. 1945. B. 1954.

C. 1975. D. 1976.

Câu 10. Uỷ ban nhân dân do ai hoặc cơ quan nào dưới đây bầu ra?

A. Nhân dân bầu ra.

B. Chính phủ bầu ra.

C. Uỷ ban nhân dân cấp trên bầu ra.

D. Hôi đồng nhân dân bầu ra.

Câu 11. Thủ tướng chính phủ nước ta năm 2023 là ai?

A. Ông Nguyễn Xuân Phúc.

B. Ông Phạm Minh Chính.

C. Ông Nguyễn Phú Trọng.

D. Ông Vũ Đức Đam.

Câu 12. Cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được gọi là gì?

A. Chính phủ.

B. Quốc hội.

C. Đảng Cộng sản Việt Nam.

D. Ủy ban nhân dân.

Câu 13. Cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có nhiệm vụ bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân gọi là gì?

A. Tòa án nhân dân.

B. Chính phủ.

C. Viện Kiểm sát.

D. Ủy ban nhân dân.

Câu 14. Công dân có quyền và nghĩa vụ gì đối với Nhà nước?

A. Quyền làm chủ, ban hành pháp luật của nhà nước và nghĩa vụ giám sát các cơ quan thi hành công vụ.

B. Quyền bảo vệ cơ quan nhà nước, giúp đỡ cán bộ nhà nước thi hành công vụ.

C. Quyền làm chủ, giám sát, góp ý kiến và nghĩa vụ thực hiện chính sách pháp luật của nhà nước, bảo vệ cơ quan nhà nước, giúp đỡ cán bộ nhà nước thi hành công vụ.

D. Quyền làm chủ và không cần có nghĩa vụ gì.

Câu 15. Các cơ quan quyền lực do nhân dân bầu ra, đại diện cho nhân dân đó là?

A. Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

B. Chính phủ và Quốc hội.

C. Chính phủ và Viện kiểm sát.

D. Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.

Câu 16. Nhiệm vụ nào sau đây không thuộc về Uỷ ban nhân dân cấp cơ sở?

A. Thực hiện quản lí nhà nước ở địa phương.

B. Tham gia soạn thảo Hiến pháp và pháp luật.

C. Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

D. Tổ chức hoạt động phòng chống lũ lụt ở địa phương.

Câu 17. Bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm mấy cơ quan?

A. 4 cơ quan. B. 3 cơ quan.

C. 2 cơ quan. D. 1 cơ quan.

Câu 18. Bộ máy nhà nước là?

A. Một hệ thống tổ chức bao gồm các cơ quan nhà nước cấp trung ương và cấp địa phương.

B. Một tổ chức gồm các cơ quan hoạt động riêng rẽ với nhau.

C. Hệ thống tổ chức gồm các cơ quan trung ương.

D. Nhiều hệ thống tổ chức bao gồm các cơ quan nhà nước cấp trung ương và cấp địa phương.

Câu 19. Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

A. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là “Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”.

B. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Nhà nước đảm bảo và không ngừng phát huy quyền làm chủ của nhân dân, giữ gìn và nâng cao đời sống nhân dân, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước giàu mạnh.

D. Bộ máy nhà nước gồm bốn loại cơ quan được phân định theo các chức năng và nhiệm vụ khác nhau.

Câu 20. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền gì?

A. Quyền xét xử và kiểm sát các hoạt động tư pháp.

B. Quyền lập pháp và sửa đổi hiến pháp.

C. Quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.

D. Quyền quyết định các vấn đề của địa phương.

B. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. (2đ)

Trình bày ý nghĩa của di sản văn hóa đối với sự phát triển của văn hóa Việt Nam và đối với thế giới? Là học sinh lớp 7, em cần phải làm gì để góp phần bảo vệ và giữ gìn các di sản văn hóa?

Câu 2. (3đ)

Cho tình huống sau: Ở gần nhà H có một người chuyên làm nghề bói toán. Mẹ H thường sang xem bói. H can ngăn nhưng mẹ H cho rằng đó là quyền tự do tín ngưỡng của mỗi người và khuyên H không nên can thiệp vào. Nếu là H, em sẽ làm gì?

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1

A. TRẮC NGHIỆM: 5,0 điểm

Trả lời đúng mỗi câu được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

B

C

A

A

B

C

D

D

D

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

B

B

A

C

A

B

C

A

B

C


B. TỰ LUẬN: 5,0 điểm

Câu

Nội dung trả lời

Điểm

1

- Ý nghĩa:

+ Đối với sự phát triển của văn hóa Việt Nam: Di sản văn hóa là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực. Các thế hệ sau có thể tiếp thu và, kế thừa truyền thống, kinh nghiệm đó đẻ phát triển văn hóa mang đạm bản sắc dân tộc.

+ Đối với thế giới: Di sản văn hóa của Việt Nam đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới. Một số di sản văn hóa của Việt Nam được công nhận là di sản văn hóa thế giới đẻ được tôn vinh, giữ gìn như những tài sản quý giá của nhân loại.

- Liên hệ:

+ Tôn trọng và tự hào về di sản của quê hương đất nước như: quan tâm tìm hiểu về di sản văn hóa quê hương đất nước; sẵn sàng giới thiệu về di sản văn hóa quê hương, đất nước cho nhiều người biết…

+ Phê phán những hành vi, việc làm phá hoại di sản văn hóa…

2 điểm





2

- Giải thích cho mẹ H hiểu đó là hình vi mê tín dị đoan, tác hại của mê tín dị đoan; vận động gia đình và người thân khuyên giải mẹ.

- Báo chính quyền địa phương can thiệp, xử lí người hành nghề mê tín dị đoan.

3 điểm



Tuỳ theo cách trả lời của học sinh, giáo viên chấm điểm cho phù hợp.


Đề thi Học kì 2 GDCD lớp 7 năm 2023 có ma trận có đáp án (4 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023

Bài thi môn: GDCD lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phútt

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1. Các quan niệm: Không ăn trứng trước khi đi thi, không ăn lạc khi thi được gọi là?

A. Tôn giáo.

B. Tín ngưỡng.

C. Truyền giáo.

D. Mê tín dị đoan.

Câu 2. Lòng tin vào điều gì đó thần bí, hư ảo, vô hình như thần linh, thượng đế, chúa trời được gọi là?

A. Di sản.

B. Tôn giáo.

C. Tín ngưỡng.

D. Mê tín dị đoan.

Câu 3. Hành vi nào sau đây cần lên án?

A. Giữ trật tự khi đến chùa.

B. Ăn trộm tiền của chùa.

C. Giúp đỡ đồng bào theo đạo xóa đói giảm nghèo.

D. Không dẫm lên cỏ, ngắt hoa trong chùa.

Câu 4. Vào dịp tháng Giêng các gia đình thường đi xem bói, việc làm đó là?

A. Mê tín dị đoan. B. Tín ngưỡng.

C. Công giáo. D. Tôn giáo.

Câu 5. Theo em, khi đi tới những nơi thờ tự, chúng ta cần làm gì?

A. Ăn mặc hợp mốt.

B. Nói to.

C. Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ cảnh quan nơi thờ tự.

D. Đốt thật nhiều vàng mã.

Câu 6. Cơ quan nào có quyền lập hiến và lập pháp?

A. Hội đồng nhân dân. B. Chính phủ.

C. Quốc hội. D. Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Câu 7. Chủ tịch Quốc hội nước ta năm 2023 là ai?

A. Bà Tòng Thị Phóng.

B. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân.

C. Ông Vũ Đức Đam.

D. Ông Vương Đình Huệ.

Câu 8. Bộ máy nhà nước bao gồm các cơ quan nào?

A. Cơ quan nhà nước cấp trung ương và cấp địa phương.

B. Cơ quan nhà nước cấp trung ương và cấp huyện.

C. Cơ quan nhà nước cấp huyện và cấp xã.

D. Cơ quan nhà nước cấp tỉnh và cấp xã.

Câu 9. Cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội được gọi là?

A. Chính phủ. B. Quốc hội.

C. Hội đồng nhân dân. D. Ủy ban nhân dân.

Câu 10. Các cơ quan quyền lực do nhân dân bầu ra, đại diện cho nhân dân đó là?

A. Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.

B. Chính phủ và Quốc hội.

C. Chính phủ và Viện kiểm sát.

D. Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

Câu 11. Ai là chủ tịch nước đầu tiên của nước ta?

A. Phạm Văn Đồng. B. Tôn Đức Thắng.

C. Hồ Chí Minh. D. Trường Chinh.

Câu 12. Trách nhiệm công dân với đất nước?

A. Giám sát góp ý vào hoạt động của các đại biểu và các cơ quan đại diện do mình bầu ra.

B. Thực hiện tốt chính sách, pháp luật của nhà nước.

C. Giúp cán bộ nhà nước thi hành nhiệm vụ.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 13. Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm trước nhân dân về các vấn đề nào?

A. Phát triển kinh tế - xã hội, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo quốc phòng và an ninh.

B. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội.

C. Quản lí nhà nước ở địa phương.

D. Giữ vững kinh tế và đời sống nhân dân.

Câu 14. Ủy ban nhân dân do cơ quan nào bầu ra?

A. Hội đồng nhân dân. B. Quốc hội.

C. Chính phủ. D. Nhân dân.

Câu 15. Ủy ban nhân dân xã thuộc loại cơ quan nào?

A. Cơ quan xét xử.

B. Cơ quan kiểm sát.

C. Cơ quan quyền lực do nhân dân bầu ra.

D. Cơ quan hành chính.

Câu 16. Hiện nay các thế lực thù địch chống phá nhà nước có mặt ở khắp nơi, trên khắp các lĩnh vực. Tại địa phương em, chúng phát tờ rơi tuyên truyền nói xấu Đảng và Nhà nước. Trước tình huống đó em sẽ làm gì?

A. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

B. Lờ đi và coi như không biết.

C. Báo với chính quyền địa phương.

D. Giúp chúng tuyên truyền nói xấu Đảng và Nhà nước với người dân.

Câu 17. Các cơ quan nào không thuộc bộ máy nhà nước?

A. Các cơ quan hành chính nhà nước.

B. Các cơ quan xét xử.

C. Các cơ quan báo chí.

D. Các cơ quan kiểm sát.

Câu 18. Nhà nước ta là Nhà nước của ai?

A. Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì Chính phủ.

B. Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

C. Nhà nước ta là Nhà nước của công nhân, trí thức.

D. Nhà nước ta là Nhà nước của thế giới.

Câu 19. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời là thành quả của cuộc cách mạng nào?

A. Cách mạng tháng Hai năm 1945.

B. Cách mạng tháng Tám năm 1945.

C. Cách mạng năm 1955.

D. Cách mạng tháng Hai năm 1976.

Câu 20. Để công chứng giấy tờ như: Giấy khai sinh, giấy chứng minh thư, bảng điểm, bằng tốt nghiệp em sẽ đến đâu để công chứng?

A. Công an xã. B. Ủy ban nhân dân xã.

C. Công an huyện. D. Hội đồng nhân dân huyện.

B. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. (2đ)

Hãy phân biệt di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể? Kể tên 5 di sản văn hóa vật thể và 5 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam?

Câu 2. (3đ)

Chùa Hà ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) là một di tích văn hoá – tôn giáo lâu đời. Hằng tháng, vào ngày rằm và mồng một, các tín đồ phật giáo và nhân dân thường đến vãn cảnh và cúng lễ cầu mong cho sức khoẻ và cuộc sống được bình yên, may mắn. Tuy nhiên, cũng tại chùa này vào những ngày đó, người ta cũng thấy cảnh nam nữ thanh niên ăn mặc kệch cỡm, cử chỉ thiếu văn hoá… kéo nhau đến chùa cầu xin đủ điều: cầu mong tìm được vợ, cầu mong buôn bán được trót lọt nếu có buôn gian, bán lận. Họ đốt vàng, mã vô tội vạ. Nhiều cô, cậu vây quanh các thầy bói để xin quẻ, nhờ thầy bói phán quyết về tương lai, tiền đồ của mình.

a. Em có suy nghĩ gì về những hiện tượng trên ở Chùa Hà?

b. Theo em, khi đến các nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo như đền, chùa, miếu thờ, nhà thờ… chúng ta cần làm gì để thể hiện sự tôn trọng?

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2

A. TRẮC NGHIỆM: 5,0 điểm

Trả lời đúng mỗi câu được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

D

C

B

A

C

C

D

A

A

D

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

C

D

A

A

D

C

C

B

B

B


B. TỰ LUẬN: 5,0 điểm

Câu

Nội dung trả lời

Điểm

1

- Di sản văn hoá phi vật thể là sản phầm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác.

- Di sản văn hoá vật thể là sản phầm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

- Di sản văn hoá phi vật thể của Việt Nam: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca quan họ Bắc Ninh, Ca trù, Hát xoan…

- Di sản văn hoá vật thể của Việt Nam: Quần thể di tích cố đô Huế, Khu đền tháp Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An, Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ…

2 điểm





2

a. Đây là những hành vi vô cùng thiếu văn hóa, không phù hợp tại những nơi linh thiêng. Việc ăn mặc “mát mẻ” với váy ngắn, áo hở hang hay cảnh xô đẩy để tranh cướp lộc giữa đám đông; đu lên tháp chuông hoặc trèo rào vào nơi linh thiêng, rồi tình trạng đốt vàng mã vô tội vạ, xin quẻ, xem bói... Nó không chỉ làm xấu hình ảnh đẹp chốn linh thiêng mà còn thể hiện cách cư xử thiếu hiểu biết của người trẻ chỗ công cộng.

b. Khi đi tới những nơi thờ tự, cần phải có những hành vi, cử chỉ:

+ Ăn mặc: Lịch sự, kín đáo…

+ Ăn nói: Nhỏ nhẹ, lịch sự…

+ Thực hiện đúng các nội qui của nơi thờ tự đó…

+ Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên…

3 điểm



Tuỳ theo cách trả lời của học sinh, giáo viên chấm điểm cho phù hợp.

Xem thêm các đề thi Giáo dục công dân lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác: