Đề thi Giữa kì 2 Công nghệ 8 Cánh diều có đáp án (3 đề + ma trận)


Haylamdo biên soạn và sưu tầm bộ 3 Đề thi Công nghệ 8 Giữa kì 2 Cánh diều năm 2024 có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc từ đề thi Công nghệ 8 của các trường THCS trên cả nước sẽ giúp học sinh lớp 8 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa học kì 2 Công nghệ 8.

Đề thi Giữa kì 2 Công nghệ 8 Cánh diều có đáp án (3 đề + ma trận)

Xem thử

Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 2 Công nghệ 8 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Môn: Công nghệ 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM(16 câu - 4,0 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:

Câu 1. Bộ phận dẫn là bộ phận:

A. Truyền chuyển động.

B. Nhận chuyển động.

C. Truyền và nhận chuyển động.

D. Truyền hoặc nhận chuyển động.

Câu 2. Đâu là truyền động nhờ ma sát?

A. Truyền động đai.

B. Bánh ma sát.

C. Truyền động đai, bánh ma sát.

D. Truyền động xích.

Câu 3. Cấu tạo bộ truyền đai gồm mấy phần?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 4. Bộ truyền bánh răng thường sử dụng ở:

A. Xe máy.

B. Ô tô.

C. Xe đạp.

D. Xe máy, ô tô.

Câu 5. Thợ sửa chữa xe có động cơ là gì?

A. Là người có chuyên môn cao thuộc lĩnh vực thiết kế, chế tạo, bảo dưỡng máy móc và thiết bị cơ khí.

B. Là người có tay nghề, sử dụng máy công cụ để làm ra các chi tiết hay sản phẩm cơ khí.

C. Là người có tay nghề và hiểu biết chuyên môn về động cơ đốt trong để kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa xe có động cơ.

D. Là người lập bản vẽ cơ khí.

Câu 6. Yêu cầu về năng lực đối với thợ sửa chữa xe có động cơ là:

A. Có năng lực trong thiết kế.

B. Có khả năng sử dụng phần mềm thiết kế.

C. Có kiến thức về động cơ đốt trong.

D. Có năng lực trong thiết kế và sử dụng phần mềm thiết kế.

Câu 7. Có mấy nguyên nhân chính gây tai nạn điện được giới thiệu trong chương trình?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 8. Tai nạn điện do tiếp xúc với vật mang điện là:

A. Xây dựng công trình vi phạm hành lang an toàn lưới điện.

B. Thả diều, điều khiển vật thể bay gần đường dây điện cao áp.

C. Không sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn điện.

D. Trèo lên cột điện.

Câu 9. Nguyên tắc an toàn khi sử dụng thiết bị, đồ dùng điện là:

A. Không chạm vào đồ dùng điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng.

B. Không cắm quá nhiều đồ dùng điện có công suất lớn trên cùng ổ cắm.

C. Khi sửa chữa điện phải sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn điện.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 10. Nguyên tắc phòng ngừa tai nạn điện trong mùa mưa bão là gì?

A. Không đứng cạnh cột điện khi trời mưa, dông sét.

B. Ngắt ngay nguồn điện nếu khu vực trong nhà bị ngập nước.

C. Tránh xa khu vực dây điện bị đứt rơi xuống đất.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 11. Vật liệu cách điện là:

A. Tre khô.

B. Gỗ khô.

C. Tre khô, gỗ khô.

D. Vàng.

Câu 12. Cứu người bị tai nạn điện thực hiện theo mấy bước?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 13. Chức năng của nguồn điện là gì?

A. Tạo ra điện.

B. Dẫn điện từ nguồn điện tới phụ tải.

C. Chuyển hóa điện năng thành cơ năng, nhiệt năng.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 14. Đâu là nguồn điện?

A. Pin.

B. Tivi.

C. Camera an ninh.

D. Máy bơm.

Câu 15. Phụ tải biến điện năng thành quang năng là:

A. Quạt điện

B. Máy bơm nước.

C. Xe đạp điện

D. Đèn sợi đốt.

Câu 16. Phụ tải biến điện năng thành nhiệt năng là:

A. Nồi cơm điện.

B. Bóng điện.

C. Ô tô điện.

D. Bóng điện, ô tô điện, nồi cơm điện.

II. PHẦN TỰ LUẬN (4 câu - 6,0 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Trình bày những đặc điểm của thợ sửa chữa xe có động cơ?

Câu 2 (2 điểm). Vì sao khi mưa bão rất dễ xảy ra tai nạn điện?

Câu 3 (1 điểm). Kể tên một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện mà gia đình em có?

Câu 4 (1 điểm). Hãy nêu một số phụ tải điện trong gia đình và cho biết phụ tải đó thuộc nhóm nào?

…………………HẾT…………………

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

C

C

D

C

C

D

C

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

D

D

C

C

A

A

D

A

II. Phần tự luận

Câu 1.

Những đặc điểm của thợ sửa chữa xe có động cơ:

- Thợ sửa chữa xe có động cơ là những người có tay nghề và hiểu biết chuyên môn về động cơ đốt trong, có nhiệm vụ kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa xe có động cơ (ô tô, xe máy).

- Môi trường làm việc: Làm việc trực tiếp với động cơ, thiết bị cần được bảo dưỡng tại nhà máy, các trung tâm bảo hành, sửa chữa ô tô, xe máy.

- Nơi đào tạo: trường dạy nghề, cao đẳng nghề, tại cơ sở sửa chữa.

Câu 2.

Mưa bão to có nguy cơ làm đứt dây điện và rơi xuống đất, nền đất ẩm sẽ là vật dẫn điện gây nguy hiểm giật điện cho con người, động vật khi đi qua khu vực này.

Câu 3.

Một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện mà gia đình em có là:

- Găng tay cách điện.

- Tay áo cách điện.

- Quần áo chống hồ quang điện.

- Giày/ủng cách điện.

- Bút thử điện:

- Kìm, tua vít, ...

Câu 4.

Các phụ tải ở gia đình em:

- Các phụ tải biến điện năng thành nhiệt năng: Nồi cơm điện, bếp điện, ấm điện, bàn là.

- Các phụ tải biến điện năng thành quang năng: Các loại bóng đèn.

- Các phụ tải biến điện năng thành cơ năng: quạt điện, máy bơm nước, xe đạp điện, xe máy điện, ô tô điện, ...

- Phụ tải điện là các thiết bị điện tử trong gia đình: tivi, dàn âm thanh, camera an ninh, ...

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Công nghệ 8 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm đề thi lớp 8 Cánh diều có đáp án hay khác: