Bộ đề thi Địa Lí lớp 8 Học kì 1, Học kì 2 năm 2024 chọn lọc


Haylamdo biên soạn và sưu tầm Bộ đề thi Địa Lí lớp 8 Học kì 1, Học kì 2 năm 2024 chọn lọc, có đáp án với trên 100 đề thi môn Địa Lí được tổng hợp từ các trường THCS trên cả nước sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức bài học và ôn luyện để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Địa Lí lớp 8.

Bộ đề thi Địa Lí lớp 8 Học kì 1, Học kì 2 năm 2024 chọn lọc

Đề thi Giữa kì 1 Địa Lí 8

Đề thi Học kì 1 Địa Lí 8

Đề thi Giữa kì 2 Địa Lí 8

Đề thi Học kì 2 Địa Lí 8

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa kì 1

Năm học 2024

Môn: Địa Lí 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 2)

Phần trắc nghiệm

Câu 1 : Nguồn dầu mỏ và khí đốt của Châu Á tập trung chủ yếu ở khu vực nào?

A. Bắc Á

B. Đông Nam Á

C. Nam Á

D. Tây Nam Á.

Câu 2 : Châu Á tiếp giáp với hai châu lục nào?

A. Châu Âu và châu Mĩ.

B. Châu Phi và châu Âu.

C. Châu Phi và châu Mĩ.

D. Châu Mĩ và châu Nam Cực.

Câu 3 : Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa ở châu Á phân bố ở:

A. Nam Á

B. Trung Á

C. Bắc Á

D. Đông Á

Câu 4 : Những sông lớn ở Châu Á đổ ra Ấn Độ Dương là:

A. Hồng, Amua, Cửu Long

B. Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công

C. Ấn, Hằng, Tigrơ – Ơphrát

D. Ôbi, Iênitxây, Lêna

Câu 5 : Vào mùa hạ ở Châu Á có áp thấp nào ngự trị?

A. I-ran.

B. A-lê-út.

C. Nam Đại Tây Dương.

D. Nam Ấn Độ Dương.

Câu 6 : Hướng gió chính vào mùa Đông ở khu vực Đông Nam Á là:

A. Đông Nam

B. Tây Nam

C. Tây Bắc

D. Đông Bắc.

Câu 7 : Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít phân bố chủ yếu ở khu vực nào của Châu Á?

A. Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á

B. Tây Nam Á, Trung Á, Nam Á

C. Đông Nam Á, Trung Á, Nam Á

D. Bắc Á, Tây Nam Á, Đông Á

Câu 8 : Khu vực Nam Á chủ yếu có đới cảnh quan:

A. Rừng nhiệt đới ẩm

B. Rừng cận nhiệt đới ẩm

C. Xavan và cây bụi

D. Rừng hỗn hợp và rừng lá rộng.

Câu 9 : Châu Á không có loại khoáng sản nào?

A. Dầu khí

B. Kim cương

C. Đồng

D. Crôm

Câu 10 : Châu Mĩ có qui mô dân số lớn thứ hai, sau châu:

A. Châu Á

B. Châu Phi

C. Châu Âu

D. Châu Đại Dương

Tự luận

Câu 1 (3 điểm) : Trình bày các đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước của lãnh thổ châu Á và ý nghĩa của chúng đối với khí hậu?

Câu 2 (2 điểm) : Trình bày đặc điểm dân cư, các tôn giáo lớn của châu Á?

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

Phần trắc nghiệm

Câu 1 : Nguồn dầu mỏ và khí đốt của Châu Á tập trung chủ yếu ở khu Tây Nam Á với một số nước có trữ lượng lớn như Ả-rập Xê-út, I-ran, Y-men,…

Chọn : D

Câu 2 : Châu Á tiếp giáp với hai châu lục, đó là châu Âu và châu Phi.

Chọn : B

Câu 3 : Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa ở châu Á phân bố chủ yếu ở khu vực Nam Á.

Chọn : A

Câu 4 : Những sông lớn ở Châu Á đổ ra Ấn Độ Dương là sông Ấn, sông Hằng, sông Ti-grơ và sông Ơ-phrát.

Chọn : C

Câu 5 : Vào mùa hạ ở Châu Á có áp thấp I-ran ngự trị (Tham khảo thêm lược đồ 4.2 SGK/15).

Chọn : A

Câu 6 : Hướng gió chính vào mùa Đông ở khu vực Đông Nam Á là hướng Đông Bắc và ảnh hưởng chủ yếu đến phía Bắc Mi-an-ma, phía Bắc Việt Nam.

Chọn : D

Câu 7 : Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít phân bố chủ yếu ở khu vực Tây Nam Á, Trung Á và Nam Á (Xem thêm lược đồ 5.1 SGK/17).

Chọn : B

Câu 8 : Khu vực Nam Á chủ yếu có đới cảnh quan Xavan và cây bụi. Ngoài ra còn có đới cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm (Xem thêm lược đồ 3.1 SGK/11).

Chọn : C

Câu 9 : Châu Á có nguồn khoáng sản rất phong phú và có trữ lượng lớn. Các khoáng sản quan trọng nhất là dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crom, đồng, thiếc,…

Chọn : B

Câu 10 : Châu Âu có qui mô dân số lớn thứ hai, sau châu Á (Châu Âu: 728 triệu người, châu Á: 3766 triệu người; châu Mĩ: 850 triệu người,… Số liệu năm 2002).

Chọn : A

Tự luận

Câu 1 :

- Đặc điểm vị trí địa lí: Châu Á tiếp giáp với hai châu lục lớn là châu Âu và châu Phi, tiếp giáp với ba đại dương là Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. (1 điểm)

- Về kích thước: (1 điểm)

+ Phần đất liền: Điểm cực Bắc là 77°44' B, điểm cực Nam là 1°16'B.

+ Châu Á là châu lục rộng nhất thế giới. Diện tích phần đất liền khoảng 41,5 triệu km2, nếu tính cả diện tích các đạo phụ thuộc thì rộng khoảng 44,4 triệu km2; chiều dài từ bắc đến nam là 8500 km, chiều rộng từ tây sang đông nơi lãnh thổ rộng nhất là 9200 km.

- Ý nghĩa của vị trí và kích thước tới khí hậu: Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc tới Xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều nên châu Á có nhiều đới khí hậu. Lãnh thô rộng lớn, ảnh hưởng của biển và bức chắn địa hình của các dãy núi, sơn nguyên đã làm cho khí hậu châu Á có sự phân hoá. (1 điểm)

Câu 2 :

- Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới. Năm 2002, dân số châu Á là 3766 triệu người (chưa tính số dân của Liên bang Nga). (0,5 điểm)

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á vẫn còn cao (1,3% năm 2002). (0,5 điểm)

- Dân cư châu Á thuộc nhiều chủng tộc, nhưng chủ yếu là chủng tộc Môn-gô-lô-it và Ơ-rô-pê-ô-ít. Có sự hoà huyết giữa các chủng tộc và các dân tộc trong mỗi quốc gia. (0,5 điểm)

- Châu Á là nơi ra đời của nhiều tôn giáo có số tín đồ lớn: Phật giáo, Hồi giáo, Ki-Tô giáo, Ấn Độ giáo. (0,5 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2024

Môn: Địa Lí 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 2)

Phần trắc nghiệm

Câu 1. Dãy núi cao nhất châu Á là dãy núi nào sau đây?

A. Thiên Sơn            B. Hi-ma-lay-a            C. Côn Luân             D. An-Tai

Câu 2. Vùng nào của châu Á có kiểu khí hậu lục địa?

A. nội địa và Nam Á

B. nội địa và Đông Nam Á

C. nội địa và Đông Á

D. nội địa và Tây Nam Á

Câu 3. Các sông ở Bắc Á thường gây lũ lụt vào mùa nào trong năm?

A. xuân            B. hạ            C. thu            D. đông

Câu 4. Khu vực chịu ảnh ảnh sâu sắc của gió mùa Đông Bắc ở nước ta là:

A. Miền Bắc            B. Miền Trung            C. Miền Nam            D. Miền Tây

Câu 5. Đông Nam Á là khu vực phân bố chủ yếu của chủng tộc nào?

A. Môn-gô-lô-ít            B. Nê-grô-ít.            C. Ô-xtra-lô-ít             D. Ơ-rô-pê-ô-ít

Câu 6. Ở Châu Á khu vực nào có mật độ dân số thấp nhất?

A. Nam Liên Bang Nga, Trung Ấn

B. Bắc Liên Bang Nga, Tây Trung Quốc

C. Bắc Nam Á, Đông Á

D. Nam Liên Bang Nga, Việt Nam

Câu 7. Quốc gia nào dưới đây được coi là nước công nghiệp mới?

A. Ấn Độ            B. Nhật Bản            C. Việt Nam            D. Xing-ga-po

Câu 8. Ấn Độ ra đời hai tôn giáo lớn nào trên thế giới?

A. Ấn Độ giáo và Phật giáo

B. Ấn Độ giáo và Ki-tô giáo

C. Ấn Độ giáo và Hồi giáo

D. Phật giáo và Ki-tô giáo

Câu 9. Nước nào có dân số đông nhất khu vực Đông Á?

A. Nhật Bản            B. Trung Quốc             C. Hàn Quốc            D. Đài Loan

Câu 10. Ở khu vực Đông Á phía tây phần đất liền không có con sông nào?

A. A-mua            B. Hoàng Hà            C. Trường Giang            D. Sông Hằng

Phần tự luận

Câu 1 (3 điểm). Cho bảng số liệu sau:

Đề kiểm tra Học kì 1 Địa Lí 8 có đáp án (Đề 2)

- Nhận xét số dân và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á so với các châu khác và so với thế giới.

- Giải thích tại sao châu Á đông dân?

Câu 2 (2 điểm). Trình bày những điểm khác nhau về địa hình phần đất liền và phần hải đảo của khu vực Đông Á?

Đáp án và Thang điểm

I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu tương ứng với 0,5 điểm)

Câu 1. Dãy núi cao nhất châu Á là Hi-ma-lay-a với đỉnh núi Everest cao 8848m và là đỉnh núi cao nhất thế giới.

Chọn: B.

Câu 2. Các kiểu khí hậu lục địa phân bố chủ yếu trong các vùng nội địa và Tây Nam Á.

Chọn: D.

Câu 3. Các sông ở Bắc Á vào mùa xuân do tuyết tan và mực nước lên nhanh nên thường gây ra lũ băng lớn.

Chọn: A.

Câu 4. Ở Việt Nam, vào mùa đông khu vực chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc là miền Bắc, đặc biệt là khu vực Đông Bắc.

Chọn: A.

Câu 5. Chủng tộc Môn-gô-lô-ít phân bố chủ yếu ở Bắc Á, Đông Á và Đông Nam Á.

Chọn: A.

Câu 6. Các khu vực ở châu Á có mật độ dân số thấp nhất là Bắc Liên Bang Nga, Tây Trung Quốc, Ả-rập Xê-út, Pa-xi-xtan,…

Chọn: B.

Câu 7. Các nước công nghiệp mới ở châu Á là Hàn Quốc, Xin-ga-po và Đài Loan.

Chọn: D.

Câu 8. Ấn Độ ra đời hai tôn giáo lớn là Ấn Độ giáo và Phật giáo. Ki-tô giáo ra đời ở Pa-le-xtin còn Hồi giáo ra đời tại Ả-rập Xê-út.

Chọn: A.

Câu 9. Trung Quốc là quốc gia có dân số đông nhất khu vực Đông Á và cũng là quốc gia đông dân nhất trên thế giới (đứng thứ 2 là Ấn Độ, Mỹ, In-do-ne-xi-a).

Chọn: B.

Câu 10. Phần đất liền của Đông Á có 3 con sông lớn là sông A-mua, Hoàng Hà và sông Trường Giang. Còn sông Hằng là con sông quan trọng nhất của tiểu lục địa Ấn Độ. Sông Hằng dài 2.510 km bắt nguồn từ dãy Hymalaya của Bắc Trung Bộ Ấn Độ, chảy theo hướng Đông Nam qua Bangladesh và chảy vào vịnh Bengal.

Chọn: D.

II. TỰ LUẬN

Câu 1.

- Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới: Năm 2002, dân số châu Á gấp 5,2 châu Âu, gấp 117,7 châu Đại Dương, gấp 4,4 châu Mĩ và gấp 4,5 châu Phi. Dân số châu Á chiếm 60,6% dân số thế giới.  (1 điểm)

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á vào loại cao, 1,3% bằng mức trung bình của thế giới, sau châu Phi và châu Mĩ.  (1 điểm)

- Châu Á đông dân vì:

    + Phần lớn diện tích đất đai thuộc vùng ôn đới, nhiệt đới.  (0,25 điểm)

    + Châu Á có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa.  (0,25 điểm)

    + Đại bộ phận các nước kinh tế còn đang phát triển, hoạt động nông nghiệp là chính nên vẫn cần nhiều lao động.  (0,25 điểm)

    + Nhiều nước vẫn còn chịu ảnh hưởng của các quan điểm lạc hậu, tư tưởng đông con vẫn còn phổ biến.  (0,25 điểm)

Câu 2.

Địa hình phần đất liền   (1 điểm)Địa hình phần hải đảo   (1 điểm)
- Phần đất liền chiếm tới 83,7% diện tích lãnh thổ.- Nằm trong "vòng đai lửa Thái Bình Dương".
- Ở đây có các hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở và các bồn địa rộng phân bố ở nửa phía tây Trung Quốc, nhiều núi có băng hà bao phủ quanh năm.- Đây là miền núi trẻ thường có động đất và núi lửa hoạt động gây tai họa cho nhân dân.
- Các vùng đồi, núi thấp xen các đồng bằng rộng và bằng phẳng, phân bố ở phía đông Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên.- Ở Nhật Bản có các núi cao, phần lớn là núi lửa.
- Là nơi bắt nguồn của nhiều hệ thống sông lớn. - Sông ngòi tương đối nghèo nàn, ngắn, nhỏ.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa kì 2

Năm học 2024

Môn: Địa Lí 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 2)

Phần trắc nghiệm

Câu 1 : Sông nào không nằm trong hệ thống sông ngòi Đông Nam Á?

A. sông Hồng

B. sông Trường Giang

C. sông A-ma-dôn

D. sông Mê Kông

Câu 2 : Quốc gia nào không có tên gọi là vương quốc?

A. Việt Nam

B. Bru-nây

C. Thái Lan

D. Cam-pu-chia

Câu 3 : Việc bảo vệ môi trường của nhiều nước Đông Nam Á chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển kinh tế đã làm cho:

A. sản xuất công nghiệp bị trì tệ.

B. cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại

C. tài nguyên khoáng sản bị cạn kiệt

D. thất nghiệp ngày càng tăng

Câu 4 : Năm 1999, hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) gồm có

A. 5 nước

B. 7 nước

C. 9 nước

D. 10 nước

Câu 5 : Các nước ASEAN, quốc gia nào chủ yếu nhập khẩu lúa gạo từ Việt Nam?

A. Ma-lai-si-a, Cam-pu-chia, In- do-nê- si- a.

B. Ma-lai-si-a, Xin-ga-po, In- do-nê- si- a.

C. Ma-lai-si-a, Phi-lip-pin, In- do-nê- si- a.

D. Ma-lai-si-a, Mi-an-ma, In- do-nê- si- a.

Câu 6 : Việt Nam thuộc khu vực nào sau đây?

A. Đông Nam Á

B. Đông Á

C. Tây Á

D. Đông Á

Câu 7 : Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm:

A. vùng trời, đất liền và hải đảo

B. đất liền và hải đảo, vùng biển

C. vùng biển, vùng trời, vùng đất

D. hải đảo, vùng biển, vùng trời

Câu 8 : Phần đất liền nước ta nằm giữa các vĩ tuyến:

A. 8o34’B - 23o23’B

B. 8o34’N - 22o22’B

C. 8o30’B - 23o23’B

D. 8o30’N - 22o22’B

Câu 9 : Đường biên giới trên đất liền của nước ta dài:

A. 4936 km

B. 4639 km

C. 3649 km

D. 3946 km

Câu 10 : Đặc điểm nào không phải đặc điểm khí hậu của biển Đông?

A. Nóng quanh năm

B. Có hai mùa gió

C. lượng mưa lớn hơn đất liền

D. Biên độ nhiệt nhỏ.

Tự luận

Câu 1 (2 điểm) : Dựa vào bảng số liệu sau:

Đề kiểm tra Địa Lí lớp 8 Giữa kì 2 có đáp án (Đề 2)

Nhận xét về tỉ trọng tổng sản phẩm trong nước của các nước Đông Nam Á thay đổi như thế nào?

Câu 2 (3 điểm) : Trình bày đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam?

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

Phần trắc nghiệm

Câu 1 : Sông A-ma-dôn là con sông dài thứ 2 thế giới sau sông Nin và sông A-ma-dôn nằm ở khu vực Nam Mĩ.

Chọn : C

Câu 2 : Việt Nam là một trong số ít nước hiện nay trên thế giới theo chế độ công hòa.

Chọn : A

Câu 3 : Việc bảo vệ môi trường của nhiều nước Đông Nam Á chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển kinh tế đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe dọa sự phát triển bền vững của khu vực.

Chọn : B

Câu 4 : Ra đời năm 1967, gồm 5 nước Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin và Xin-ga-po là thành viên sáng lập. Số lượng thành viên ngày càng tăng, đến nay đã có 10 quốc gia thành viên (Năm 1999, Cam-pu-chia là thành viên cuối cùng gia nhập ASEAN). Quốc gia chưa tham gia ASEAN là Đông-ti-mo.

Chọn : D

Câu 5 : Việt Nam xuất khẩu lúa gạo sang các nước ASEAN tiêu biểu là In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin và Ma-lay-si-a.

Chọn : C

Câu 6 : Việt Nam là quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á.

Chọn : A

Câu 7 : Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời (Tham khảo thêm thông tin SGK/81).

Chọn : C

Câu 8 : Phần đất liền nước ta nằm giữa vĩ tuyến 8o34’B thuộc huyện Đồng Văn – Hà Giang đến vĩ tuyến 23o23’B thuộc huyện Ngọc Hiển – Cà Mau (Xem thêm thông tin SGK/84).

Chọn : A

Câu 9 : Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, thuộc vùng Đông Nam châu Á. Lãnh thổ Việt Nam chạy dọc theo bờ biển phía đông của bán đảo này. Việt Nam có biên giới đất liền dài 4.639km với Trung Quốc (1.281km), Lào (2.130km) và Campuchia (1.228km) và bờ biển dài 3.260 km tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ, biển Đông và vịnh Thái Lan.

Chọn : B

Câu 10 : Đặc điểm khí hậu của biển Đông là có hai mùa gió (Đông Bắc và Tây Nam), Nóng - ẩm quanh năm nhưng có biên độ nhiệt nhỏ và lượng mưa ít hơn trong đất liền (Tham khảo thêm thông tin SGK/88 – 89).

Chọn : C

Tự luận

Câu 1 :

- Campuchia: Tỉ trọng nông nghiệp giảm mạnh từ 55,6% năm 1980 xuống 37,1% năm 2000, tỉ trọng của công nghiệp và dịch vụ tăng, dịch vụ có tỉ trọng cao nhất năm 2000 (dẫn chứng). (0,5 điểm)

- Lào: Tỉ trọng nông nghiệp giảm nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất, tỉ trọng công nghiệp tuy có tăng, nhưng tỉ trọng còn thấp, tỉ trọng dịch vụ không thay đổi. (0,5 điểm)

- Philippin: Tỉ trọng nông nghiệp giảm, tỉ trọng công nghiệp giảm, tỉ trọng dịch vụ tăng và chiếm tỉ trọng cao nhất. (0,5 điểm)

- Thái Lan: Tỉ trọng nông nghiệp giảm và thấp nhất, tỉ trọng công nghiệp tăng, dịch vụ tăng và chiếm tỉ trọng cao nhất. (0,5 điểm)

Lưu ý : Tất cả các nhận xét đều phải có số liệu minh chứng.

Câu 2 :

- Vùng biển Việt Nam là một phần của Biển Đông. (0,5 điểm)

- Biển Đông là một biển lớn (diện tích là 3447000 km2), tương đối kín, có hai vịnh lớn là Bắc Bộ và Thái Lan, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á. (0,5 điểm)

- Chế độ gió: Biển Đông chịu ảnh hưởng của gió mùa, gió Đông Bắc chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4. các tháng còn lại chủ yếu là gió Tây Nam, riêng vịnh Bắc Bộ có hướng nam. (0,5 điểm)

- Chế độ nhiệt: Mùa hạ mát, mùa đông ấm, biên độ nhiệt năm nhỏ. (0,5 điểm)

- Chế độ mưa: Mưa từ 1100 đến 1300 mm/năm. (0,5 điểm)

- Chế độ triều: Thuỷ triều không giống nhau, có nơi nhật triều, có nơi bán nhật triều. (0,25 điểm)

- Độ muối trung bình là 30- đến 33%o. (0,25 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2024

Môn: Địa Lí 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 2)

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Việt Nam đang là thành viên của tổ chức quốc tế nào trong các tổ chức quốc tế dưới đây?

A. EU         B. OPEC         C. ASEAN         D. NAFTA

Câu 2: Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh, thành phố nào ở nước ta?

A. Quảng Ninh         B. Quảng Bình          C. Đà Nẵng         D. Khánh Hòa

Câu 3: Khoáng sản nào dưới đây có trữ lượng lớn và giá trị nhất của vùng biển nước ta hiện nay?

A. cát.         B. dầu khí.          C. muối.         D. sa khoáng.

Câu 4: Đặc điểm địa hình không phải của vùng núi Trường Sơn Bắc là:

A. Có nhiều nhánh núi nằm ngang.

B. Vùng núi thấp.

C. Có hai sườn không đối xứng

D. Hướng Đông Bắc – Tây Nam.

Câu 5: Biển Đông có khí hậu mang tính chất nào?

A. Nhiệt đới hải dương.

B. Nhiệt đới địa trung hải.

C. Nhiệt đới gió mùa.

D. Nhiệt đới ẩm.

Câu 6: Ở nước ta thời gian mùa đông diễn ra khoảng từ:

A. Từ tháng 12 đến tháng 5.

B. Từ tháng 11 đến tháng 4.

C. Từ tháng 5 đến tháng 10.

D. Từ tháng 10 đến tháng 3.

Câu 7: Các sông có lũ vào các tháng 9 đến tháng 12 là sông ở khu vực nào?

A. Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ.

B. Khu vực Đông Bắc.

C. Trung Bộ, Đông Trường Sơn.

D. Khu vực Tây Bắc.

Câu 8: Hệ thống sông lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á là:

A. Sông Đồng Nai          B. Sông Mê Công          C. Sông Hồng         D. Sông Mã

Câu 9: Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa nước ta phát triển ở vùng nào?

A. vùng đồi núi         B. vùng đồng bằng         C. vùng nóng ẩm          D. vùng khô hạn

Câu 10: Sự phối hợp của các thành phần tự nhiên đã làm:

A. Giảm đi sự đa dạng của thế giới sinh vật

B. Giảm đi sự tính đa dạng, phức tạp của tự nhiên

C. Tăng thêm tính đa dạng, phức tạp

D. Tăng thêm các thiên tai thiên nhiên

Phần tự luận

Câu 1 (3 điểm). Dựa vào bảng số liệu:

a) Hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng lúa, cà phê của khu vực Đông Nam Á và của châu Á so với thế giới.

b) Nêu nhận xét và giải thích vì sao khu vực châu Á, Đông Nam Á lại có thể sản xuất được nhiều những nông sản trên?

Lãnh thổLúa (triệu tấn)Mía (triệu tấn)Cà phê (nghìn tấn)Lợn (triệu con)Trâu (triệu con)
Đông Nam Á1571291 4005715
Châu Á4275471 800536160
Thế giới5991 2787 300908165

Câu 2 (2 điểm). Trình bày những thuận lợi và khó khăn của biển Đông đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta?

Đáp án và Thang điểm

I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu hỏi trắc nghiệm tương ứng với 0,5 điểm)

Câu 1. Hiện nay, Việt Nam đang là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (tên viết tắt tiếng anh là ASEAN).

Chọn: C.

Câu 2. Quần đảo Hoàng Sa (thuộc TP. Đà Nẵng) và Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa).

Chọn: C.

Câu 3. Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất của vùng biển nước ta là dầu khí. Hai bể lớn nhất hiện nay là bể Nam Côn Sơn và bể Cửu Long.

Chọn: B.

Câu 4. Trường Sơn Bắc là vùng núi thấp, chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với hai sường không đối xứng và có nhiều nhánh núi nằm ngang chia cắt đồng bằng duyên hải Trung Bộ.

Chọn: D.

Câu 5. Nhờ Biển Đông là một vùng biển rộng lớn, kín và ấm nên khí hậu Biển Đông của Việt Nam mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.

Chọn: A.

Câu 6. Mùa gió Đông Bắc ở nước ta diễn ra vào khoảng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau và gây ra một mùa đông lạnh giá ở miền Bắc.

Chọn: B.

Câu 7. Các sông ở Trung Bộ, Đông Trường Sơn có lũ từ tháng 9 đến tháng 12, trùng với các tháng mưa nhiều ở khu vực này.

Chọn: C.

Câu 8. Mê Công là hệ thống sông lớn nhất vùng Đông Nam Á. Chiều dài dòng chính là 4300km, chảy qua 6 quốc gia (Trung Quốc, Mianma, Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia và Việt Nam).

Chọn: B.

Câu 9. Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa nước ta phát triển ở vùng đồi núi với nhiều biến thể như rừng kín thường xanh, rừng thưa rụng lá, rừng tre nứa,…

Chọn: A.

Câu 10. Sự phối hợp của các thành phần tự nhiên đã làm tăng thêm tính đa dạng, phức tạp của toàn bộ cảnh quan tự nhiên Việt Nam.

Chọn: C.

II. TỰ LUẬN

Câu 1.

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:   (1 điểm)

    + Công thức: Tỷ số phần trăm của a = a/(a+b)×100(%).

    + Áp dụng công thức trên ta có: TSPTlúa Đông Nam Á = 157/(157+427)x100 = 26,2%.

    + Tương tự như trên, ta được bảng sau:

Bảng tỉ trọng cơ cấu cây lúa và cây cà phê của Đông Nam Á, châu Á và thế giới (%)

Lãnh thổ Lúa Cà phê
Đông Nam Á 26,2 19,2
Châu Á 71,3 24,7
Các vùng khác 2,5 26,1

- Vẽ biểu đồ   (1 điểm)

Đề kiểm tra Học kì 2 Địa Lí 8 có đáp án (Đề 2)

b) Nhận xét và giải thích

- Nhận xét   (0,5 điểm)

    + Châu Á có tỉ trọng lúa lớn nhất (71,3%) tiếp đến là Đông Nam Á (26,2%) và chiếm tỉ trọng nhỏ nhất là các vùng khác (2,5%).

    + Các vùng khác có tỉ trọng cà phê lớn nhất (26,1%) nhưng không chênh nhiều so với châu Á (24,7%) và Đông Nam Á (19,2%).

- Giải thích: Ở châu Á có thể sản xuất được nhiều nông sản bởi có nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ, khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển.   (0,5 điểm)

Câu 2.

- Thuận lợi:   (1 điểm)

    + Biển nước ta rất giàu hải sản, có nhiều vũng, vịnh, tạo điều kiện cho nước ta phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản, phát triển giao thông vận tải trên biển.

    + Cảnh quan ven bờ tạo điều kiện phát triển du lịch.

    + Các khoáng sản như dầu khí, titan, cát trắng cung cấp nguyên liệu và vật liệu.

    + Biển còn tạo điều kiện cho phát triển nghề muối.

- Khó khăn:   (1 điểm)

    + Biển nước ta rất lắm bão, gây khó khăn, nguy hiểm cho giao thông, cho hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân ở vùng ven biển.

    + Thuỷ triều phức tạp (chỗ nhật triều, chỗ bán nhật triều) gây khó khăn cho giao thông.

    + Đôi khi biển còn gây sóng lớn hoặc nước dâng ảnh hưởng tới đời sống nhân dân ven biển.

    + Tình trạng sụt lở bờ biển và tình trạng cát bay, cát lấn ở Duyên hải miền Trung,...