Đề thi Học kì 1 GDCD 8 Cánh diều có đáp án (3 đề + ma trận)


Haylamdo biên soạn và sưu tầm bộ 3 Đề thi GDCD 8 Học kì 1 Cánh diều năm 2024 có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc từ đề thi GDCD 8 của các trường THCS trên cả nước sẽ giúp học sinh lớp 8 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Học kì 1 GDCD 8.

Đề thi Học kì 1 GDCD 8 Cánh diều có đáp án (3 đề + ma trận)

Xem thử

Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Học kì 1 GDCD 8 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Môn: GDCD 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về khái niệm lẽ phải?

A. Lẽ phải là những điều đúng đắn.

B. Vi phạm chuẩn mực đạo đức và lợi ích chung của xã hội.

C. Được xác định dựa trên những quy tắc chung của con người.

D. Phù hợp với quy tắc, chuẩn mực và lợi ích chung của xã hội.

Câu 2. Người biết bảo vệ lẽ phải sẽ

A. chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.

B. được mọi người yêu mến, quý trọng.

C. bị mọi người xung quanh lợi dụng.

D. nhận được nhiều lợi ích vật chất.

Câu 3. Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của việc tôn trọng và bảo vệ lẽ phải?

A. Không chấp nhận và làm những việc sai trái.

B. Điều chỉnh suy nghĩ, hành vi theo hướng tích cực.

C. Chỉ bảo vệ lẽ phải khi nhận được lợi ích cho bản thân.

D. Phê phán những thái độ, hành vi đi ngược lại lẽ phải.

Câu 4. Nhân vật nào dưới đây chưa biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải?

A. Anh B gửi đơn tố cáo hành vi tổ chức đánh bạc của ông X.

B. Chị H che dấu hành vi sử dụng chất ma túy của người thân.

C. Bạn V dũng cảm nhận khuyết điểm khi phạm phải lỗi lầm.

D. Thấy anh K làm sai, anh H góp ý và khuyên anh K sửa đổi.

Câu 5. Câu tục ngữ “phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn” phản ánh về vấn đề gì?

A. Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.

B. Kiên trì, nỗ lực vượt qua khó khăn.

C. Nhân ái, yêu thương con người.

D. Tôn trọng và bảo vệ lẽ phải.

Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc bảo vệ lẽ phải?

A. Giúp mỗi người có cách ứng xử phù hợp.

B. Góp phần làm lành mạnh mối quan hệ xã hội.

C. Hạn chế sự phát triển của cá nhân và cộng đồng.

D. Củng cố niềm tin của con người vào cộng đồng.

Câu 7. Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề bảo vệ lẽ phải?

A. Trước việc làm sai trái, nếu mình không liên quan thì không cần lên tiếng.

B. Chỉ nên tố cáo sai trái, nói đúng sự thật khi nhận thấy có lợi cho bản thân.

C. Bảo vệ lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo, bảo vệ những điều đúng đắn.

D. Người bảo vệ lẽ phải sẽ bị lợi dụng và phải chịu thiệt thòi trong cuộc sống.

Câu 8. Bà V là chủ một của hàng kinh doanh hoa quả nhập khẩu. Để thu được nhiều lợi nhuận, bà V đã lén lút nhập hoa quả không rõ nguồn gốc, xuất xứ về bán. Không những vậy, bà còn thường xuyên ngâm hoa quả trong các loại hóa chất để bảo quản được lâu hơn.

Nếu vô tình phát hiện hành vi của bà V, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Mặc kệ, không quan tâm vì việc đó không liên quan đến mình.

B. Không mua hàng nhưng cũng không tố cáo hành vi của bà V.

C. Mặc kệ người ngoài, chỉ cảnh báo người thân không mua hàng.

D. Bí mật thu thập chứng cứ và báo cáo với lực lượng chức năng.

Câu 9. Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm trong pháp luật Việt Nam?

A. Sử dụng các nguồn năng lượng sạch.

B. Khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên.

C. Đổ chất thải, chất độc hại ra môi trường.

D. Khai thác hợp lí nguồn lợi thủy - hải sản.

Câu 10. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “…….. là các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người (không khí, nước, độ ẩm, sinh vật,…) ảnh hưởng trực tiếp và tác động đến các hoạt động sống của con người”.

A. Tài nguyên thiên nhiên.

B. Biến đổi khí hậu.

C. Môi trường.

D. Thời tiết.

Câu 11. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của

A. các cơ sở giáo dục.

B. các cơ quan nhà nước.

C. cán bộ quản lí môi trường.

D. mọi công dân, cơ quan, tổ chức.

Câu 12. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên?

A. Dùng nhiều năng lượng hóa thạch, hạn chế dùng năng lượng tái tạo.

B. Sử dụng túi vải, giấy,… để gói, đựng sản phẩm thay cho túi ni-lông.

C. Chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường.

D. Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân.

Câu 13. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tầm quan trọng của môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

A. Tầm quan trọng đặc biệt với đời sống con người, sinh vật.

B. Là nguồn lực cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

C. Là yếu tố duy nhất thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển.

D. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

Câu 14. Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã có ý thức bảo vệ môi trường?

Tình huống. Trên đường đi học về, M và V phát hiện một chiếc ô tô đang đổ phế thải xuống bờ mương thoát nước của xóm mình. M rủ V đi báo công an xã, nhưng V từ chối vì cho rằng: đây không phải là việc của mình. Không đồng tình với V, M đã bí mật dùng điện thoại, chụp lại hành vi vi phạm và biển số của chiếc ô tô kia, sau đó nhanh chóng báo cho lực lượng công an xã.

A. Không có bạn học sinh nào.

B. Cả hai bạn M và V.

C. Bạn V.

D. Bạn M.

Câu 15. Học sinh có thể thực hiện hành động nào sau đây để góp phần bảo vệ môi trường?

A. Xả thật nhiều nước để tắm, giặt cho thỏa thích.

B. Không tắt đèn và các thiết bị điện khi ra khỏi nhà.

C. Phun thuốc trừ sâu để tiêu diệt hết các loại côn trùng.

D. Sử dụng các loại túi vải, giấy,… thay cho túi ni-lông.

Câu 16. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. P và K sinh ra và lớn lên tại xóm X, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Trêm địa bàn xã Tam Lãnh có mỏ vàng Bồng Miêu. Dạo gần đây, thấy mọi người trong xóm lén vào trong núi đào vàng, P hẹn với K sáng hôm sau cùng tham gia.

Câu hỏi: Nếu là K, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Khuyên P không tham gia và báo cáo sự việc với lực lượng công an.

B. Mặc kệ, không quan tâm vì việc đó không ảnh hưởng gì đến mình.

C. Lập tức đồng ý và rủ thêm nhiều người khác cùng tham gia cho vui.

D. Từ chối không tham gia nhưng cũng không can ngăn hành động của P.

Câu 17. Hành vi ngược đãi, đánh đập làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của thành viên gia đình - đó là biểu hiện cụ thể của hình thức bạo lực gia đình nào sau đây?

A. Bạo lực về kinh tế.

B. Bạo lực về tinh thần.

C. Bạo lực về tình dục.

D. Bạo lực về thể chất.

Câu 18. Chúng ta không nên thực hiện hành vi nào sau đây khi xảy ra bạo lực gia đình?

A. Kiềm chế lời nói tiêu cực.

B. Sử dụng bạo lực để đáp trả.

C. Kiềm chế cảm xúc tiêu cực.

D. Chủ động tìm người giúp đỡ.

Câu 19. Nhân vật nào dưới đây đã có cách ứng xử tích cực, phù hợp để phòng chống bạo lực gia đình?

A. Chị V nhờ anh trai tới nhà để đánh lại chồng vì đã mắng nhiếc mình.

B. Thường xuyên bị chồng đánh đập, hành hạ nhưng chị T vẫn nín nhịn.

C. Thấy bố tức giận, B vội sang nhà hàng xóm để đợi bố bình tĩnh trở lại.

D. Chị X thường tỏ thái độ và lời nói tiêu cực khi hai vợ chồng tranh luận.

Câu 20. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của bạo lực gia đình?

A. Gây tổn thương đến cuộc sống của người bị bạo lực.

B. Là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tệ nạn xã hội.

C. Là nguyên nhân chính dẫn đến tan vỡ gia đình.

D. Làm rối loạn trật tự, an toàn xã hội

Câu 21. Đặt kì vọng quá lớn vào con trai, bố mẹ bạn A bắt con học quá nhiều, không có thời gian nghỉ ngơi, khiến bạn bị trầm cảm. Theo em, hành vi của bố mẹ bạn A thuộc hình thức bạo lực gia đình nào?

A. Bạo lực về tinh thần.

B. Bạo lực về thể chất.

C. Bạo lực về tình dục.

D. Bạo lực về tài chính.

Câu 22. Chúng ta nên thực hiện hành động nào sau đây để phòng tránh bạo lực gia đình?

A. Nhờ người khác can thiệp bằng các biện pháp tiêu cực.

B. Tỏ thái độ tiêu cực, ở lại nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực.

C. Dùng lời nói và thái độ tiêu cực để tỏ thái độ thách thức.

D. Tôn trọng, chia sẻ, yêu thương các thành viên trong gia đình.

Câu 23. P sinh ra và lớn lên tại một bản làng nghèo ở vùng núi phía Bắc. Khi P (14 tuổi), đang học ở trường phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh, P đã bị bố mẹ ép nghỉ học để lấy chồng.

Nếu là bạn thân của P, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Khuyên P nên làm theo lời của bố mẹ để gia đình được hòa thuận.

B. An ủi P; khuyên P nhờ tới sự trợ giúp của thầy cô giáo chủ nhiệm.

C. Mặc kệ, không quan tâm vì chuyện đó không liên quan đến mình.

D. Khuyên P bỏ trốn đi một nơi thật xa để bố mẹ không thể tìm thấy.

Câu 24. Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề bạo lực gia đình?

A. Bạo lực gia đình chỉ gây nên đau đớn về thể xác cho nạn nhân.

B. Người có hành vi bạo lực gia đình không vi phạm về pháp luật.

C. Bạo lực gia đình đã và đang gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng.

D. Chống bạo lực gia đình là trách nhiệm riêng của lực lượng công an.

II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Có ý kiến cho rằng, nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta rất phong phú nên cần phải khai thác và sử dụng tối đa thì mới đáp ứng được các nhu cầu của sản xuất và sinh hoạt.

Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao?

Câu 2 (2,0 điểm): Em đồng tình hay không đồng tình với cách ứng xử nào dưới đây? Giải thích vì sao.

a) Khi bị bố đánh mắng, M cãi lại vì cho rằng bố đã sai.

b) Thấy người anh họ cố tình động chạm vào cơ thể mình, H vội chạy ra ấm chỗ khác.

c) Bị anh trai đánh, K đánh trả lại.

d) Bị gia đình chồng coi thường vì chỉ ở nhà nội trợ, chị Q tìm hiểu, học cách bán hàng qua mạng để có thu nhập trang trải nhu cầu của cuộc sống.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-B

2-B

3-C

4-B

5-D

6-C

7-C

8-D

9-C

10-C

11-D

12-A

13-C

14-D

15-D

16-A

17-D

18-B

19-C

20-B

21-A

22-D

23-B

24-C

II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

- Không đồng tình với ý kiến trên, vì nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta rất phong phú nhưng sẽ cạn kiệt nếu con người khai thác và sử dụng bừa bãi. Để đáp ứng các nhu cầu của sản xuất và sinh hoạt, chúng ta cần khai thác hợp lí và sử dụng tiết kiệm.

Câu 2 (2,0 điểm):

- Trường hợp a) Không đồng tình, vì: hành động của M có thể dẫn đến nguy cơ bạo lực thể chất.

- Trường hợp b) Đồng tình, vì: hành động đó giúp H tránh bị xâm hại tình dục

- Trường hợp c) Không đồng tình, vì: hành động đánh trả của K sẽ khiến cho bạo lực thể chất bị đẩy lên cao.

- Trường hợp d) Đồng tình, vì: hành động của chị Q giúp chị tránh nguy cơ bạo lực kinh tế và bạo lực tinh thần.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Đề thi GDCD 8 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Tham khảo đề thi GDCD 8 Cánh diều có đáp án hay khác: