Đề thi Giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo có đáp án (3 đề + ma trận)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm bộ 3 Đề thi Khoa học tự nhiên 8 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo năm 2024 có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc từ đề thi Khoa học tự nhiên 8 của các trường THCS trên cả nước sẽ giúp học sinh lớp 8 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa học kì 2 Khoa học tự nhiên 8.
Đề thi Giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo có đáp án (3 đề + ma trận)
Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
078000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2023 - 2024
Môn: Khoa học tự nhiên 8
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 1)
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Chất nào sau đây không phải là acid?
A. NaCl.
B. HNO3.
C. HCl.
D. H2SO4.
Câu 2: Chất nào sau đây tác dụng với hydrochloric acid sinh ra khí H2?
A. Mg(OH)2.
B. FeO.
C. CaCO3.
D. Fe.
Câu 3: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh?
A. KCl.
B. Na2SO4.
C. NaOH
D. NaCl.
Câu 4: Base tan và base không tan có tính chất hoá học chung là
A. làm đổi màu giấy quỳ tím sang đỏ.
B. tác dụng với dung dịch acid.
C. còn có tên gọi khác là kiềm.
D. làm dung dịch phenlphtalein hóa hồng.
Câu 5: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Có hai loại điện tích: điện tích .... và điện tích ......
A. dương, âm.
B. không dương, không âm.
C. 0, lớn hơn 0.
D. 0, nhỏ hơn 0.
Câu 6: Dòng điện có tác dụng hóa học. Điều đó thể hiện ở chỗ, khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì nó
A. tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực dương.
B. tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm.
C. tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực dương và cực âm.
D. làm dung dịch nóng lên.
Câu 7: Trong các trường hợp sau đây, những trường hợp nào ứng dụng tác dụng hoá học của dòng điện?
A. Mạ kim loại.
B. Hoạt động của quạt điện.
C. Đun nước bằng điện.
D. Hàn điện.
Câu 8: Mạch điện nào dưới đây vẽ đúng và có dòng điện trong mạch chạy qua bóng đèn:
A. Hình a.
B. Hình b.
C. Hình c.
D. Hình d.
Câu 9: Nhóm nào dưới đây gồm hai loại hormone có tác dụng sinh lí trái ngược nhau?
A. Insulin và Calcitonin.
B. Oxytocin và Thyroxine.
C. Insulin và Glucagon.
D. Insulin và Thyroxine.
Câu 10: Bất thường ở tuyến tụy gây nên bệnh
A. đái tháo đường.
B. bướu cổ.
C. người khổng lồ.
D. giang mai.
Câu 11: Ở người bình thường, nhiệt độ cơ thể trung bình khoảng
A. 30 – 37oC.
B. 34,5 – 37oC.
C. 36,5 – 37oC.
D. 37 – 39oC.
Câu 12: Biện pháp tránh thai nào sau đây có tác dụng ngăn tinh trùng gặp trứng và phòng các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục?
A. Sử dụng thuốc tránh thai.
B. Sử dụng bao cao su.
C. Đặt vòng tránh thai.
D. Tính vòng kinh.
Câu 13: Chậu cây cảnh đặt ở ban công sau một thời gian sẽ có ngọn mọc vươn ra ngoài. Nhân tố sinh thái nào đã ảnh hưởng tới cây trong trường hợp này?
A. Nước và độ ẩm.
B. Nhiệt độ.
C. Gió.
D. Ánh sáng.
Câu 14: Sinh vật nào dưới đây có thể sống ở hai loại môi trường khác nhau?
A. Cây phượng.
B. Ếch.
C. Cá.
D. Cây bàng.
Câu 15: Hình ảnh sau đây mô tả kiểu phân bố cá thể nào trong quần thể?
Chim hải âu làm tổ
A. Phân bố đồng đều.
B. Phân bố ngẫu nhiên.
C. Phân bố tự do.
D. Phân bố theo nhóm.
Câu 16: Độ đa dạng của quần xã thể hiện ở
A. số lượng loài có trong quần xã.
B. số lượng cá thể mỗi loài trong quần xã.
C. mức độ phong phú về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã.
D. số lượng loài và số lượng cá thể mỗi loài trong quần xã.
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Bài 1. (2 điểm)
a. (1 điểm) Em hãy nêu các tính chất hoá học của base và viết các phương trình hoá học minh hoạ (nếu có).
b. (1 điểm) Trong sản xuất nông nghiệp, người ta thường bón vôi cho các ruộng bị chua. Theo em, sau khi bón vôi cho ruộng, pH của môi trường trong ruộng sẽ tăng lên hay giảm đi? Giải thích.
Bài 2. (1,5 điểm)
a. (0,5 điểm) Hãy giải thích tại sao các dụng cụ để sửa chữa của thợ điện (kìm, tuốc nơ vít, ...) lại thường bọc nhựa hoặc cao su ở chỗ tay cầm.
b. (1 điểm) Khi nạp acquy có những tác dụng nào của dòng điện xuất hiện?
Bài 3. (1,5 điểm)
a. (0,5 điểm) Cho các nhân tố sau: Không khí, gió, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, nước, đất, cây gỗ, cỏ, gấu, cò, cá, giun đất, vi sinh vật. Hãy phân loại các nhân tố trên vào nhóm nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh.
b. (1 điểm) Tại sao nói trong nhóm nhân tố hữu sinh thì con người là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất tới đời sống của nhiều loài sinh vật?
Bài 4. (1 điểm) Khi bị bỏng em cần xử lí như thế nào?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Phần I. Trắc nghiệm
1 - A |
2 - D |
3 - C |
4 - B |
5 - A |
6 - B |
7 - A |
8 - C |
9 - C |
10 - A |
11 - C |
12 - B |
13 - D |
14 - B |
15 - A |
16 - D |
Phần II. Tự luận
Bài 1.
a. Tính chất hoá học của base:
- Dung dịch base làm đổi màu quỳ tím thành màu xanh và làm dung dịch phenolphthalein không màu thành màu hồng.
- Base tác dụng với một số acid tạo thành muối và nước. Ví dụ:
NaOH + HCl → NaCl + H2O
b. Ruộng bị chua là ruộng có môi trường acid, pH < 7. Ruộng càng chua thì pH càng thấp. Khi bón vôi cho ruộng, vôi sẽ trung hoà acid làm cho pH của môi trường tăng lên.
Bài 2.
a. Các dụng cụ dùng để sửa chữa của thợ điện (kìm, tuốc nơ vít) thường bọc nhựa hoặc cao su ở chỗ tay cầm vì nhựa hoặc cao su là những chất cách điện tránh cho dòng điện có thể truyền từ dụng cụ sang tay người để đảm bảo an toàn cho người thợ điện.
b.
Khi nạp acquy, xuất hiện tác dụng của dòng điện là tác dụng hóa học và tác dụng nhiệt.
Bài 3.
a.
Nhân tố vô sinh |
Nhân tố hữu sinh |
Không khí, gió, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, nước, đất. |
Cây gỗ, cỏ, gấu, cò, cá, giun đất, vi sinh vật. |
b. Trong nhóm nhân tố hữu sinh thì con người là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất tới đời sống của nhiều loài sinh vật vì con người là nhân tố sinh thái đặc biệt, có trí tuệ, tác động có chủ đích, làm thay đổi các nhân tố khác của môi trường, từ đó ảnh hưởng đến đời sống của nhiều loài sinh vật và tác động đến chính con người.
Bài 4.
Khi bị bỏng cần sơ cứu bằng cách: Nhanh chóng đưa vùng da bị bỏng ngâm vào nước nguội sạch để vệ sinh vết thương tránh nhiễm khuẩn, sau đó xả nhẹ nước mát trong ít nhất 15 phút. Sử dụng gạc sạch hoặc miếng vải nhỏ sạch để băng vùng da bị bỏng, tránh bụi bẩn tiếp xúc với vết bỏng. Tuy nhiên, nếu bị bỏng nặng, cần tới cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 8 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử: