Top 100 Đề thi Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo (có đáp án)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tuyển chọn 100 đề thi KHTN 8 Chân trời sáng tạo Học kì 1, Học kì 2 năm học 2024 mới nhất có đáp án và lời giải chi tiết, cực sát đề thi chính thức gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì giúp học sinh lớp 8 ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi Khoa học tự nhiên 8.
Đề thi KHTN 8 Chân trời sáng tạo (có đáp án)
Đề thi KHTN 8 Giữa kì 1 Chân trời sáng tạo
Đề thi KHTN 8 Học kì 1 Chân trời sáng tạo
Đề thi KHTN 8 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo
Đề thi KHTN 8 Học kì 2 Chân trời sáng tạo
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2023 - 2024
Môn: Khoa học tự nhiên lớp 8
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 1)
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Dụng cụ nào sau đây dùng để lấy hóa chất?
A. Ống nghiệm.
B. Bình tam giác.
C. Kẹp ống nghiệm.
D. Thìa thủy tinh.
Câu 2: Vôn kế dùng để
A. đo hiệu điện thế.
B. đo cường độ dòng điện.
C. đo chiều dòng điện.
D. đo pH dung dịch.
Câu 3: Quá trình nào sau đây là biến đổi hoá học?
A. Đốt cháy mẩu giấy.
B. Bẻ cong thanh nhôm.
C. Hoà tan đường ăn vào nước.
D. Nước hoa trong lọ mở nắp bị bay hơi.
Câu 4: Trong phản ứng giữa oxygen với hydrogen tạo thành nước, lượng chất nào sau đây giảm đi trong quá trình phản ứng?
A. Chỉ có nước.
B. Oxygen và hydrogen.
C. Oxygen và nước.
D. Hydrogen và nước.
Câu 5: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thu nhiệt?
A. Phản ứng nung đá vôi.
B. Phản ứng đốt cháy cồn.
C. Phản ứng đốt cháy than.
D. Phản ứng đốt cháy khí hydrogen.
Câu 6: Trong các khí sau: CO2, N2, H2, SO2 có bao nhiêu chất khí nặng hơn không khí:
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Câu 7: Cho biết 2m3 sắt có khối lượng là 15 600 kg. Tính khối lượng riêng của sắt?
A. 2 700 kg/m3.
B. 7 800 kg/m3.
C. 9 800 kg/m3.
D. 17 600 kg/m3.
Câu 8: Ta thấy trong cốc nước khi bỏ đá vào đá thường nổi lên trên mặt nước vì
A. khối lượng của đá nhỏ hơn khối lượng của nước.
B. trọng lượng của đá nhỏ hơn trọng lượng của nước.
C. khối lượng riêng của đá nhỏ hơn khối lượng riêng của nước.
D. thể tích của đá nhỏ hơn thể tích của nước.
Câu 9: Muốn tăng áp suất thì
A. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ.
B. giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực.
C. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ.
D. tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực.
Câu 10: Vì sao càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm?
A. Vì bề dày của khí quyển tính từ điểm đo áp suất càng giảm.
B. Vì mật độ khí quyển càng giảm.
C. Vì lực hút của Trái Đất lên các phân tử không khí càng giảm.
D. Vì cả ba lí do kể trên.
Câu 11: Cho các hệ cơ quan sau:
(1) Hệ hô hấp (2) Hệ sinh dục (3) Hệ nội tiết
(4) Hệ tiêu hóa (5) Hệ thần kinh (6) Hệ vận động
Hệ cơ quan nào có vai trò điều khiển và điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan khác trong cơ thể?
A. (1), (2), (3).
B. (3), (5).
C. (1), (3), (5), (6).
D. (2), (4), (6).
Câu 12: Loại khớp nào dưới đây không có khả năng cử động?
A. Khớp giữa xương đùi và xương cẳng chân.
B. Khớp giữa các xương hộp sọ.
C. Khớp giữa các đốt sống.
D. Khớp giữa các đốt ngón tay.
Câu 13: Xương trẻ nhỏ khi gãy thì mau liền hơn vì
A. có thành phần chất hữu cơ nhiều hơn chất khoáng.
B. có thành phần chất khoáng nhiều hơn chất hữu cơ.
C. chưa có thành phần chất hữu cơ.
D. chưa có thành phần chất khoáng.
Câu 14: Bộ phận trong ống tiêu hóa có kích thước dài nhất là
A. ruột non.
B. dạ dày.
C. thực quản.
D. ruột già.
Câu 15: Dinh dưỡng là
A. các chất có trong thức ăn, có vai trò cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho cơ thể.
B. các chất có trong thức ăn, có vai trò cung cấp nguyên liệu nhưng không sinh năng lượng cho cơ thể.
C. quá trình biến đổi cơ học và biến đổi hoá học diễn ra trong ống tiêu hoá của người.
D. quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng chất dinh dưỡng để duy trì sự sống của cơ thể.
Câu 16: Đơn vị cấu tạo của phổi là
A. phế quản.
B. thanh quản.
C. khí quản.
D. phế nang.
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Bài 1:
a. (0,5 điểm) Em hãy nêu cách sử dụng ống hút nhỏ giọt để lấy hóa chất?
b. (0,5 điểm) Phản ứng hoá học là gì? Chất nào gọi là chất phản ứng (hay chất đầu)?
Bài 2: (1 điểm) Tiến hành nhiệt phân 4,9 gam KClO3 có xúc tác thấy thu được 2,5 gam KCl và một lượng khí oxygen.
a. Viết phương trình hóa học xảy ra.
b. Tính hiệu suất của phản ứng nhiệt phân KClO3.
Bài 3:
a. (1 điểm) Khối lượng riêng của một chất là gì? Cho biết công thức và đơn vị đo của khối lượng riêng?
b. (0,5 điểm) Em hãy sắp xếp áp lực tác dụng lên mặt sàn theo độ lớn tăng dần.
TH 1: Em bé đang tập đứng.
TH 2: Cô giáo đang đứng viết bảng.
TH 3: Quả tạ 100 kg đang đặt trên mặt sàn.
TH 4: Cái bút đang đặt trên mặt sàn.
c. (0,5 điểm) Một vật nặng 5 kg đang nổi trên mặt nước. Lực đẩy Ác -si - mét tác dụng lên vật bằng bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3.
Bài 4:
a. (0,5 điểm) Liệt kê các cơ quan trong hệ tiêu hóa.
b. (0,5 điểm) Người có nhóm máu O có thể cho và nhận máu từ người có nhóm máu nào? Vì sao?
c. (0,5 điểm) Tại sao người nhiễm HIV lại mất khả năng miễn dịch đối với nhiều loại virus, vi khuẩn?
d. (0,5 điểm) Tại sao cần giữ ấm và làm sạch khoang mũi hằng ngày?
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2023 - 2024
Môn: Khoa học tự nhiên lớp 8
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 1)
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Để pha 60 mL dung dịch copper(II) sulfate thì nên sử dụng bình tam giác có thể tích nào là hợp lí?
A. 1000 mL.
B. 50 mL.
C. 250 mL.
D. 100 mL.
Câu 2: Thể tích mol của các chất khí bất kì bằng nhau nếu được đo ở
A. cùng nhiệt độ.
B. cùng áp suất.
C. cùng nhiệt độ và khác áp suất.
D. cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
Câu 3: Nước muối sinh lí (dung dịch NaCl 0,9%) được sử dụng nhiều trong y học, trong cuộc sống hàng ngày nước muối sinh lí cũng có rất nhiều ứng dụng như dùng để súc miệng, ngâm, rửa rau quả,… Để pha chế 500g nước muối sinh lí ta cần:
A. 4,5g NaCl và 495,5g nước.
B. 5,4g NaCl và 494,6g nước.
C. 4,5g NaCl và 504,5g nước.
D. 5,4g NaCl và 505,4 nước.
Câu 4: Phân tử acid gồm có:
A. Một hay nhiều nguyên tử phi kim liên kết với gốc acid.
B. Một hay nhiều nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid.
C. Một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với nhóm hydroxide (OH).
D. Một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc acid.
Câu 5: Chất nào sau đây là base?
A. NaOH.
B. HCl.
C. NaCl.
D. H2SO4.
Câu 6: Dung dịch nào sau đây có pH = 7?
A. HNO3.
B. CH3COOH.
C. KOH.
D. KCl.
Câu 7: Biết khối lượng riêng của xăng là 700 kg/m3. Một chiếc can nhựa có khối lượng 2 kg đựng 20 lít xăng có trọng lượng bằng
A. 140 N.
B. 20 N.
C. 1,6 N.
D. 160 N.
Câu 8: Một vật khối lượng m = 4kg đặt trên mặt bàn nằm ngang. Diện tích mặt tiếp xúc của vật với mặt bàn là S = 60cm2. Áp suất tác dụng lên mặt bàn có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau?
A. p = .
B. p = .
C. p = .
D. p = .
Câu 9: Một thợ lặn lặn xuống độ sâu 36 m so với mặt biển. Cho trọng lượng riêng trung bình của nước biển là 10 300 N/m3. Áp suất ở độ sâu mà người thợ lặn đang lặn là bao nhiêu?
A. p = 37 080N/m2.
B. p = 3 708 000N/m2.
C. p = 370800N/m2.
D. Kết quả khác.
Câu 10: Áp suất khí quyển bằng 76cmHg đổi ra là:
A. 76 N/m2.
B. 760 N/m2.
C. 103 360 N/m2.
D. 10 336 000 N/m2.
Câu 11: Quá trình tiêu hóa được thực hiện bởi hoạt động của
A. các tuyến tiêu hóa.
B. các cơ quan trong ống tiêu hóa.
C. hoạt động của các enzyme.
D. các cơ quan trong ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa.
Câu 12: Đâu không phải là một trong những nguyên tắc lập khẩu phần ăn?
A. Cung cấp đầy đủ năng lượng hằng ngày cho cơ thể.
B. Cân đối về thành phần và các nhóm chất dinh dưỡng.
C. Tăng cường các loại thức ăn chứa nhiều đạm.
D. Phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng.
Câu 13: Nhóm máu nào dưới đây không tồn tại cả hai loại kháng nguyên A và B trên hồng cầu?
A. Nhóm máu O.
B. Nhóm máu A.
C. Nhóm máu B.
D. Nhóm máu AB.
Câu 14: Thành phần chính trong hệ miễn dịch là
A. các tiểu cầu.
B. các hồng cầu.
C. các bạch cầu.
D. huyết tương.
Câu 15: Hoạt động nào dưới đây không giúp bảo vệ đường hô hấp?
A. Trồng nhiều cây xanh.
B. Xả rác đúng nơi quy định.
C. Đeo khẩu trang trong môi trường có nhiều khói bụi.
D. Hút thuốc lá ở nơi công cộng.
Câu 16: Bộ phận ngoại biên của hệ thần kinh gồm
A. dây thần kinh và hạch thần kinh.
B. não bộ và dây thần kinh.
C. hạch thần kinh và tuỷ sống.
D. tuỷ sống và não bộ.
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Bài 1:
a. (0,5 điểm) Nêu một số ứng dụng của acetic acid?
b. (0,5 điểm) Viết công thức hoá học của các base sau đây: calcium hydroxide, iron(III) hydroxide, sodium hydroxide, aluminium hydroxide và cho biết những base nào không tan trong nước.
c. (0,5 điểm) Nhỏ từ từ dung dịch NaOH 1M vào 50 mL dung dịch H2SO4. Khi H2SO4 được trung hoà hoàn toàn thì thấy dùng hết 40 mL dung dịch NaOH.
Tính nồng độ dung dịch H2SO4 ban đầu.
Bài 2:
a. (1 điểm) Thế nào là moment lực? Những lực có đặc điểm gì thì có tác dụng làm quay vật?
b. (1 điểm) Người ta dùng đòn bẩy có điểm tựa O để bẩy một vật có trọng lượng P. Em hãy quan sát hình vẽ bên và cho biết nên đặt lực bẩy vào điểm nào để bẩy được vật một cách dễ dàng nhất?
Bài 3:
a. (1 điểm) Quan sát hình dưới đây và cho biết mắt trong hình bị mắc tật khúc xạ nào? Nêu nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục tật khúc xạ đó.
b. (0,5 điểm) Vận dụng hiểu biết về hệ bài tiết, hãy đưa ra 5 thói quen sinh hoạt và ăn uống để có hệ bài tiết khỏe mạnh.
b. (1 điểm) Giải thích tại sao đối với người bình thường, khi ăn nhiều đường, lượng đường trong máu vẫn ổn định.
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2023 - 2024
Môn: Khoa học tự nhiên 8
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 1)
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Chất nào sau đây không phải là acid?
A. NaCl.
B. HNO3.
C. HCl.
D. H2SO4.
Câu 2: Chất nào sau đây tác dụng với hydrochloric acid sinh ra khí H2?
A. Mg(OH)2.
B. FeO.
C. CaCO3.
D. Fe.
Câu 3: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh?
A. KCl.
B. Na2SO4.
C. NaOH
D. NaCl.
Câu 4: Base tan và base không tan có tính chất hoá học chung là
A. làm đổi màu giấy quỳ tím sang đỏ.
B. tác dụng với dung dịch acid.
C. còn có tên gọi khác là kiềm.
D. làm dung dịch phenlphtalein hóa hồng.
Câu 5: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Có hai loại điện tích: điện tích .... và điện tích ......
A. dương, âm.
B. không dương, không âm.
C. 0, lớn hơn 0.
D. 0, nhỏ hơn 0.
Câu 6: Dòng điện có tác dụng hóa học. Điều đó thể hiện ở chỗ, khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì nó
A. tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực dương.
B. tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm.
C. tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực dương và cực âm.
D. làm dung dịch nóng lên.
Câu 7: Trong các trường hợp sau đây, những trường hợp nào ứng dụng tác dụng hoá học của dòng điện?
A. Mạ kim loại.
B. Hoạt động của quạt điện.
C. Đun nước bằng điện.
D. Hàn điện.
Câu 8: Mạch điện nào dưới đây vẽ đúng và có dòng điện trong mạch chạy qua bóng đèn:
A. Hình a.
B. Hình b.
C. Hình c.
D. Hình d.
Câu 9: Nhóm nào dưới đây gồm hai loại hormone có tác dụng sinh lí trái ngược nhau?
A. Insulin và Calcitonin.
B. Oxytocin và Thyroxine.
C. Insulin và Glucagon.
D. Insulin và Thyroxine.
Câu 10: Bất thường ở tuyến tụy gây nên bệnh
A. đái tháo đường.
B. bướu cổ.
C. người khổng lồ.
D. giang mai.
Câu 11: Ở người bình thường, nhiệt độ cơ thể trung bình khoảng
A. 30 – 37oC.
B. 34,5 – 37oC.
C. 36,5 – 37oC.
D. 37 – 39oC.
Câu 12: Biện pháp tránh thai nào sau đây có tác dụng ngăn tinh trùng gặp trứng và phòng các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục?
A. Sử dụng thuốc tránh thai.
B. Sử dụng bao cao su.
C. Đặt vòng tránh thai.
D. Tính vòng kinh.
Câu 13: Chậu cây cảnh đặt ở ban công sau một thời gian sẽ có ngọn mọc vươn ra ngoài. Nhân tố sinh thái nào đã ảnh hưởng tới cây trong trường hợp này?
A. Nước và độ ẩm.
B. Nhiệt độ.
C. Gió.
D. Ánh sáng.
Câu 14: Sinh vật nào dưới đây có thể sống ở hai loại môi trường khác nhau?
A. Cây phượng.
B. Ếch.
C. Cá.
D. Cây bàng.
Câu 15: Hình ảnh sau đây mô tả kiểu phân bố cá thể nào trong quần thể?
Chim hải âu làm tổ
A. Phân bố đồng đều.
B. Phân bố ngẫu nhiên.
C. Phân bố tự do.
D. Phân bố theo nhóm.
Câu 16: Độ đa dạng của quần xã thể hiện ở
A. số lượng loài có trong quần xã.
B. số lượng cá thể mỗi loài trong quần xã.
C. mức độ phong phú về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã.
D. số lượng loài và số lượng cá thể mỗi loài trong quần xã.
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Bài 1. (2 điểm)
a. (1 điểm) Em hãy nêu các tính chất hoá học của base và viết các phương trình hoá học minh hoạ (nếu có).
b. (1 điểm) Trong sản xuất nông nghiệp, người ta thường bón vôi cho các ruộng bị chua. Theo em, sau khi bón vôi cho ruộng, pH của môi trường trong ruộng sẽ tăng lên hay giảm đi? Giải thích.
Bài 2. (1,5 điểm)
a. (0,5 điểm) Hãy giải thích tại sao các dụng cụ để sửa chữa của thợ điện (kìm, tuốc nơ vít, ...) lại thường bọc nhựa hoặc cao su ở chỗ tay cầm.
b. (1 điểm) Khi nạp acquy có những tác dụng nào của dòng điện xuất hiện?
Bài 3. (1,5 điểm)
a. (0,5 điểm) Cho các nhân tố sau: Không khí, gió, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, nước, đất, cây gỗ, cỏ, gấu, cò, cá, giun đất, vi sinh vật. Hãy phân loại các nhân tố trên vào nhóm nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh.
b. (1 điểm) Tại sao nói trong nhóm nhân tố hữu sinh thì con người là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất tới đời sống của nhiều loài sinh vật?
Bài 4. (1 điểm) Khi bị bỏng em cần xử lí như thế nào?