Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 8 Kết nối tri thức có đáp án (3 đề + ma trận)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm bộ 3 Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 Giữa kì 2 Kết nối tri thức năm 2024 có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc từ đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 của các trường THCS trên cả nước sẽ giúp học sinh lớp 8 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa học kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 8.
Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 8 Kết nối tri thức có đáp án (3 đề + ma trận)
Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 8 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
078000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2023 - 2024
Môn: Lịch Sử và Địa Lí 8
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 1)
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:
Câu 1. Bức tranh dưới đây gợi cho em liên tưởng đến thành tựu khoa học nào?
A. Thuyết vạn vật hấp dẫn.
B. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
C. Thuyết tiến hóa.
D. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Câu 2. Sự phát triển của văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX không mang lại tác động nào dưới đây?
A. Hình thành quan điểm tư tưởng của tầng lớp tư sản.
B. Phản ánh mặt trái của chủ nghĩa tư bản, bênh vực người nghèo.
C. Ca ngợi chủ nghĩa tư bản, bảo vệ quyền lợi của những người giàu có.
D. Tác động trực tiếp đến cuộc đấu tranh chống áp bức của người lao động.
Câu 3. Cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc với thực dân Anh trong những năm 1840 - 1842 còn được gọi là
A. “Chiến tranh thuốc phiện”.
B. “Chiến tranh chớp nhoáng”.
C. “Chiến tranh lạnh”.
D. “Cách mạng nhung”.
Câu 4. Một trong những kết quả của Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc là
A. Thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc.
B. Lật đổ triều đình Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân quốc.
C. Giải phóng Trung Quốc khỏi ách thống trị của các nước đế quốc.
D. Thành lập chính quyền cách mạng, chia ruộng đấtcho dân cày.
Câu 5. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, ở Nhật Bản, quá trình tập trung tư bản và tập trung sản xuất, đưa tới sự xuất hiện của các
A. Công trường thủ công.
B. Tổ chức phường hội.
C. Công ty độc quyền.
D. Tổ chức thương hội.
Câu 6. Thành công của cuộc Duy tân Minh Trị (cuối thế kỉ XIX) không mang lại kết quả nào sau đây cho Nhật Bản?
A. Đưa nước Nhật thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, trì trệ.
B. Giúp Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ bị biến thành thuộc địa.
C. Thúc đẩy Nhật Bản tiến nhanh trên con đường đế quốc chủ nghĩa.
D. Tạo điều kiện để Nhật Bản giúp đỡ các nước châu Á bảo vệ nền độc lập.
Câu 7. Trong những năm 1885 - 1905, Đảng Quốc đại chủ yếu sử dụng phương pháp đấu tranh nào để chống lại thực dân Anh?
A. Dùng bạo lực cách mạng để đấu tranh lật đổ thực dân Anh.
B. Đấu tranh ôn hòa, đòi chính quyền Anh thực hiện cải cách.
C. Đấu tranh chính trị, ngoại giao kết hợp với khởi nghĩa vũ trang.
D. Tẩy chay hàng hóa, bất hợp tác với chính quyền thực dân Anh.
Câu 8. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả từ chính sách khai thác kinh tế của thực dân Anh đối với Ấn Độ?
A. Kinh tế phát triển thiếu cân đối.
B. Kinh tế Ấn Độ có sự phát triển vượt bậc.
C. Thiếu hụt lương thực, nạn đói trầm trọng.
D. Tài nguyên đất nước dần vơi cạn.
Câu 9. Cuộc đấu tranh chống Pháp tiêu biểu của nhân dân Campuchia trong những năm 1866 - 1867 là
A. Khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc.
B. Khởi nghĩa của Pu-côm-bô.
C. Khởi nghĩa của A-cha-xoa.
D. Khởi nghĩa của Si-vô-tha.
Câu 10. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là do: mâu thuẫn giữa
A. Nhân dân thuộc địa với chính quyền thực dân phương Tây.
B. Giai cấp tư sản với chính quyền thực dân phương Tây.
C. Giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến.
D. Giai cấp tư sản với giai cấp vô sản.
Câu 11. Năm 1816, vua Gia Long lệnh cho thủy quân và đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để
A. Khai thác sản vật (tôm, cá,…).
B. Cứu hộ tàu thuyền gặp nạn.
C. Xem xét, đo đạc thủy trình.
D. Dựng miếu thờ và vẽ bản đồ.
Câu 12. Đầu thời Nguyễn, hoạt động buôn bán phát triển thuận lợi nhờ chính sách nào?
A. Khuyến khích thương nhân phương Tây đến buôn bán.
B. Cấm họp chợ; nhà nước nắm độc quyền ngoại thương.
C. Cải cách tiền tệ (tiền đồng); thống nhất đơn vị đo lường.
D. Cho phép thương nhân nước ngoài tự do buôn bán.
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Yêu cầu số 1 (1,0 điểm): Đọc đoạn tư liệu sau đây và trả lời câu hỏi:
Tư liệu. “Nếu con đối với cha mẹ, cháu đối với ông bà già trên 80 tuổi mà lại bịnh nặng, trong nhà không có ai thay mình hầu hạ, lại không chịu về hầu hạ mà ham vinh hoa, lợi lộc, bỏ nhiệm vụ hầu cha mẹ. Tội này cũng khép vào tội bỏ nhiệm vụ chăm sóc cha mẹ”. (Nguyễn Văn Thành, Vũ Trinh, Trần Hựu, Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long), Tập 3, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 1994, tr.448) |
a) Cho biết đoạn tư liệu phản ánh thành tựu nào của nước Việt Nam dưới thời nhà Nguyễn.
b) Nêu ý nghĩa của thành tựu đó đối với nhà Nguyễn và dân tộc.
Yêu cầu số 2 (1,0 điểm): Cho biết tên ít nhất 4 di sản văn hóa của triều Nguyễn đã được tổ chức UNESCO ghi danh.
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:
Câu 1. Nguyên nhân nào tạo nên sự khác biệt về mùa vụ giữa các vùng và sự đa dạng sản phẩm nông nghiệp trên cả nước?
A. Nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc.
B. Sự phân hóa khí hậu.
C. Sự phân hóa địa hình.
D. Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
Câu 2. Các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, khám phá phát triển mạnh mẽ ở khu vực nào nước ta?
A. Khu vực đồi núi.
B. Khu vực đồng bằng.
C. Khu vực ven biển.
D. Thềm lục địa.
Câu 3. Các hoạt động du lịch ven biển miền Trung phát triển mạnh mẽ vào thời gian nào?
A. Mùa đông.
B. Mùa xuân.
C. Mùa hạ.
D. Mùa thu.
Câu 4. Phần lãnh thổ phía Bắc nước ta có thành phần thực vật cận nhiệt chủ yếu do tác động của
A. Địa hình, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, đất đa dạng.
B. Nhiệt độ về mùa đông hạ thấp, địa hình vùng đồi núi rộng, vị trí địa lí.
C. Vị trí địa lí, địa hình, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
D. Những lưu vực sông có diện tích rộng, gió mùa Đông Bắc, các núi cao.
Câu 5. Tác động nào dưới đây không phải của biến đổi khí hậu đối với khí hậu?
A. Biến đổi về nhiệt độ.
B. Gia tăng dân số.
C. Biến đổi về lượng mưa.
D. Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Câu 6. Tình trạng ngập lụt gia tăng mạnh mẽ ở khu vực nào nước ta?
A. Khu vực đồi núi.
B. Khu vực đồng bằng.
C. Khu vực ven biển.
D. Thềm lục địa.
Câu 7. Thiên tai nào ngày càng diễn ra trầm trọng hơn ở khu vực miền núi?
A. Rét đậm, rét hại.
B. Sương muối.
C. Ngập lụt.
D. Lũ quét.
Câu 8. Nhóm đất nào chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta?
A. Đất phù sa.
B. Đất Feralit.
C. Đất mùn trên núi.
D. Đất badan.
Câu 9. Đất Feralit hình thành trên đá badan phân bố chủ yếu ở đâu?
A. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
B. Tây Bắc, Đông Bắc, và Bắc Trung Bộ.
C. Khu vực núi cao.
D. Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.
Câu 10. Đất phù sa phân bố chủ yếu ở đâu?
A. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
B. Tây Bắc, Đông Bắc, và Bắc Trung Bộ.
C. Khu vực núi cao.
D. Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng ven biển.
Câu 11. Đất Feralit hình thành trên đá vôi phân bố chủ yếu ở đâu?
A. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
B. Tây Bắc, Đông Bắc, và Bắc Trung Bộ.
C. Khu vực núi cao.
D. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 12. Đất phù sa có giá trị sử dụng như thế nào?
A. Phát triển thủy sản và sản xuất cây lương thực.
B. Phát triển rừng sản xuất.
C. Trồng các cây công nghiệp lâu năm.
D. Phát triển trồng các cây lương thực và cây công nghiệp hàng năm.
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Chứng minh tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hóa đất. Nêu một số biện pháp được sử dụng để chống thoái hóa đất.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-A |
2-C |
3-A |
4-B |
5-C |
6-D |
7-B |
8-B |
9-B |
10-A |
11-C |
12-C |
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Yêu cầu số 1:
- Thành tựu: Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là: Luật Gia Long)
- Ý nghĩa: là luật pháp thành văn của nhà Nguyễn góp phần quản lí đất nước và ổn định xã hội.
Yêu cầu số 2: di sản văn hóa của triều Nguyễn đã được tổ chức UNESCO ghi nhận…
* Lưu ý: HS có thể lựa chọn trình bày 4 trong số 5 di sản sau:
- Quần thể di tích cố đô Huế được ghi danh vào danh mục di sản thế giới (1993)
- Nhã nhạc cung đình được công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại (2003)
- Mộc bản triều Nguyễn được ghi nhận là di sản tư liệu thế giới (2009).
- Châu bản triều Nguyễn được ghi nhận là di sản tư liệu thế giới (2014).
- Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế ghi nhận là di sản tư liệu thế giới (2016).
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1- B |
2- A |
3- C |
4- C |
5- B |
6- B |
7- D |
8- B |
9- A |
10- D |
11- B |
12- A |
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
* Tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hóa đất:
- Thoái hóa đất dẫn đến độ phì đất giảm khiến năng suất cây trồng bị ảnh hưởng.
- Diện tích đất bị thoái hóa ở Việt Nam khoảng 10 triệu ha, chiếm 30% diện tích đất cả nước.
+ Nhiều diện tích đất ở trung du và miền núi bị rửa trôi, xói mòn, bạc màu, trở nên khô cằn, nghèo dinh dưỡng; nguy cơ hoang mạc hóa có thể xảy ra ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Đất ở vùng cửa sông, ven biển bị suy thoái do nhiễm mặn, nhiễm phèn, ngập úng.
- Thoái hóa đất ở nước ta do nguyên nhân tự nhiên và tác động của con người.
* Biên pháp:
- Bảo vệ rừng và trồng rừng
- Củng cố và hoàn thiện các hệ thống đê ven biển, hệ thống công trình thủy lợi để duy trì nước ngọt thường xuyên.
- Bổ sung các chất hữu cơ cho đất.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử: