Đề thi Học kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 8 Kết nối tri thức có đáp án (3 đề + ma trận)


Haylamdo biên soạn và sưu tầm bộ 3 Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 Học kì 2 Kết nối tri thức năm 2024 có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc từ đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 của các trường THCS trên cả nước sẽ giúp học sinh lớp 8 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Học kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 8.

Đề thi Học kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 8 Kết nối tri thức có đáp án (3 đề + ma trận)

Xem thử

Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Học kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 8 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2023 - 2024

Môn: Lịch Sử và Địa Lí 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:

Câu 1. Tháng 9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã chọn địa điểm nào để mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?

A. Đà Nẵng.

B. Gia Định.

C. Hà Nội.

D. Thuận An.

Câu 2. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau?

“Tấm gương trung liệt sáng ngời

Quyết không khuất phục bọn người xâm lăng

Xé đồ băng bó vết thương

Nhịn ăn đến chết, chọn đường tự do”

A. Hoàng Diệu.

B. Nguyễn Tri Phương.

C. Trương Định.

D. Nguyễn Trung Trực.

Câu 3. Nguyên nhân sâu xa thúc đẩy thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam là gì?

A. Nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân lực,...

B. Nhà Nguyễn thực hiện chính sách cấm đạo Gia-tô và giết giáo sĩ.

C. Nhiều nước phương Tây ráo riết chuẩn bị xâm chiếm Việt Nam.

D. Phong trào đấu tranh chống Triều Nguyễn nổ ra rầm rộ.

Câu 4. Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận nền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ đất nước Việt Nam thông qua hai bản hiệp ước nào?

A. Hiệp ước Nhâm Tuất và Giáp Tuất.

B. Hiệp ước Giáp Tuất và Hácmăng.

C. Hiệp ước Quý Mùi và Nhâm Tuất.

D. Hiệp ước Hácmăng và Patơnốt.

Câu 5. Năm 1873, Phạm Phú Thứ đã tấu xin triều đình nhà Nguyễn

A. Đặt lãnh sự tại Hương Cảng để giao thiệp với nước ngoài.

B. Mở các cơ sở buôn bán ở cửa biển Trà Lí (Nam Định).

C. Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

D. Mở cửa biển ở miền Bắc và Trung để giao thương với bên ngoài.

Câu 6. Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở thúc đẩy các quan lại, sĩ phu yêu nước thức thời ở Việt Nam đưa ra đề nghị cải cách, canh tân đất nước?

A. Lòng yêu nước, thương dân.

B. Tình cảnh đất nước ngày càng nguy nan.

C. Mong muốn cho nước nhà phát triển giàu mạnh.

D. Mong muốn có một vị trí xứng đáng trong triều đình.

Câu 7. Một trong những sĩ phu yêu nước tiêu biểu của Việt Nam đầu thế kỉ XX chủ trương cứu nước bằng cải cách, canh tân là

A. Phan Bội Châu.

B. Phan Châu Trinh.

C. Phan Đình Phùng.

D. Tôn Thất Thuyết.

Câu 8. Đầu thế kỉ XX, dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 - 1914), ở Việt Nam đã xuất hiện những lực lượng xã hội mới là

A. Tư sản, nông dân và tiểu tư sản.

B. Tư sản, công nhân và địa chủ.

C. Công nhân, tư sản và tiểu tư sản.

D. Tiểu tư sản thành thị và công nhân.

Câu 9. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp, Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập đã trở thành nước

A. Phong kiến nửa thuộc địa.

B. Tư bản chủ nghĩa lệ thuộc.

C. Phong kiến có tính chất dân chủ.

D. Thuộc địa nửa phong kiến.

Câu 10. Đoạn tư liệu “... Tôi [Nguyễn Tất Thành] muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta” chứng tỏ vào năm 1911, Nguyễn Tất Thành đã xác định rõ

A. Mục đích và hướng đi tìm con đường cứu nước.

B. Nước Pháp là nơi hoạt động cứu nước duy nhất.

C. Phương pháp hoạt động cứu nước là cải cách.

D. Phải học tập nước Pháp làm cách mạng vô sản.

Câu 11. Cảng biển nào của Đại Việt đã trở thành thương cảng quốc tế quan trọng ở thời Lý - Trần?

A. Vân Đồn (Quảng Ninh).

B. Óc Eo (An Giang).

C. Phú Quốc (Kiên Giang).

D. Tân Châu (Bình Định).

Câu 12. Điều nào sau đây chứng minh cho việc cư dân Việt cổ đã sớm có những hoạt động khai phá, xác lập chủ quyền biển đảo?

A. Sớm nhận thức được vai trò của biển, đảo.

B. Những bằng chứng khảo cổ học được tìm thấy.

C. Ca dao, tục ngữ phản ánh về biển.

D. Mở rộng khai phá các vùng đất mới.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Có ý kiến cho rằng: Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vươngở Việt Nam. Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Tại sao?

B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:

Câu 1. Rừng trồng cây lấy gỗ, cây công nghiệp thuộc hệ sinh thái nào sau đây?

A. Hệ sinh thái nông nghiệp.

B. Hệ sinh thái tự nhiên.

C. Hệ sinh thái công nghiệp.

D. Hệ sinh thái nguyên sinh.

Câu 2. Ý nào sau đây đúng về đặc điểm chung của sinh vật Viêt Nam?

A. Tương đối nhiều loài.

B. Khá nghèo nàn về loài.

C. Nhiều loài, ít về gen.

D. Phong phú và đa dạng.

Câu 3. Trong các hệ sinh thái, hệ sinh thái nào sau đây ngày càng mở rộng?

A. Hệ sinh thái nông nghiệp.

B. Hệ sinh thái tre nứa.

C. Hệ sinh thái nguyên sinh.

D. Hệ sinh thái ngập mặn.

Câu 4. Hệ sinh thái nông nghiệp phát triển chủ yếu ở vùng nào sau đây?

A. Cao nguyên.

B. Trung du.

C. Đồng bằng.

D. Miền núi.

Câu 5. Biển Đông có diện tích khoảng bao nhiêu km2 ?

A. 3,24 triệu km2.

B. 3,43 triệu km2.

C. 3,34 triệu km2.

D. 3,44 triệu km2.

Câu 6. Vùng biển Việt Nam không có bộ phận nào sau đây?

A. Nội thủy.

B. Thềm lục địa.

C. Lãnh hải.

D. Các đảo.

Câu 7. Trên Biển Đông gió Đông Bắc thổi trong thời gian khoảng thời gian nào?

A. Tháng 11 đến tháng 4.

B. Tháng 10 đến tháng 4.

C. Tháng 4 đến tháng 10.

D. Tháng 11 đến tháng 5.

Câu 8. Địa hình thềm lục địa ở miền Nam nước ta có đặc điểm nào sau đây?

A. Hẹp và sâu.

B. Bằng phẳng.

C. Rộng, nông.

D. Nông và hẹp.

Câu 9. Biểu hiện nào sau đây thể hiện vai trò của biển đảo đối với quốc phòng an ninh nước ta?

A. Hệ thống các đảo tiền tiêu có vị trí rất quan trọng.

B. Là nơi cư trú, nhiều hoạt động của dân cư.

C. Đóng góp đáng kể vào GDP của đất nước.

D. Có nhiều cảnh quan đẹp phát triển du lịch.

Câu 10. Để bảo vệ môi trường biển đảo, chúng ta không nên thực hiện giải pháp nào sau đây?

A. Xây dựng cơ chế, chính sách, luật bảo vệ môi trường biển đảo.

B. Khai thác trái phép và sử dụng quá mức các tài nguyên biển đảo.

C. Áp dụng thành tựu khoa học công nghệ để kiểm soát môi trường biển đảo.

D. Tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường biển đảo.

Câu 11.Bãi biển Mỹ Khê là địa điểm du lịch thuộc thành phố nào của Việt Nam?

A. Hà Nội.

B. Hải Phòng.

C. Cần Thơ.

D. Đà Nẵng.

Câu 12. Vai trò nào của biển đảo đóng góp đáng kể và GDP của nước ta?

A. Giao thông vận tải, khai thác khoáng sản, du lịch.

B. Nơi ở của nhiều loài động thực vật.

C. Nơi cư trú của nhiều dân cư nước ta.

D. Tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):Trình bày đặc điểm khí hậu và hải văn ở vùng biển đảo nước ta.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-B

3-A

4-D

5-A

6-D

7-B

8-C

9-D

10-A

11-A

12-B

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

- Đồng ý với nhận định

- Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương, vì:

+ Về thời gian: Đây là cuộc khởi nghĩa có thời gian diễn ra lâu nhất (11 năm).

+ Về không gian - địa bàn hoạt động: Cuộc khởi nghĩa lan rộng ra cả bốn tỉnh (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình).

+ Về sự chuẩn bị và nghệ thuật, cách đánh: Nghĩa quân được tổ chức quy củ, phiên chế thành 15 quân thứ, đặt dưới sự chỉ huy của các tướng lĩnh tài ba, tự chế tạo được súng trường theo mẫu súng của Pháp. Trong quá trình khởi nghĩa, nhiều lần nghĩa quân chủ động tổ chức các cuộc tập kích, tấn công tiêu diệt quân Pháp, đẩy lùi nhiều cuộc hành quân của Pháp, gây nhiều thiệt hại cho Pháp,...

+ Về ý nghĩa, tác động: Làm chậm lại quá trình bình định Việt Nam của thực dân Pháp. Sau khi dập tắt được cuộc khởi nghĩa Hương Khê, thực dân Pháp mới tiến hành được cuộc khai thác Việt Nam trên quy mô cả nước.

B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1- A

2- D

3- A

4- C

5- C

6- D

7- B

8- B

9- A

10- B

11- D

12- A

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

* Khí hậu vùng biển đảo nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa.

- Nhiệt độ trung bình 23 0C - 28 0C. Biên độ nhiệt độ tb năm ở biển đảo nhỏ hơn trên đất liền.

- Chế dộ gió

+ Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, gió mùa mùa đông và Tín phong có hướng Đông Bắc chiếm ưu thế.

+ Từ tháng 5 đến tháng 9, gió mùa hướng Đông Nam chiếm ưu thế.

+ Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền.

- Lượng mưa nhỏ hơn trên đất liền, khoảng trên 1100 mm/năm; các đảo có lượng mưa lớn hơn.

- Vùng biển nước ta là nơi chịu nhiều thiên tai: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc,...

* Hải văn

- Độ muối trung bình của vùng biển Việt Nam khoảng 32‰ - 33‰, có sự biến động theo mùa và theo khu vực.

- Dòng biển ven bờ ở nước ta có sự thay đổi theo mùa, cả về hướng chảy và cường độ.

+ Vào mùa đông, dòng biển có hướng Đông Bắc - Tây Nam.

+ Vào mùa hạ, dòng biển chảy theo hướng ngược lại, là Tây Nam - Đông Bắc.

+ Dòng biển mùa đông chảy mạnh hơn dòng biển mùa hạ.

- Chế độ triều dọc bờ biển Việt Nam rất đa dạng gồm nhật triều đều, nhật triều không đều, bán nhật triều và bán nhật triều không đều.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm đề thi lớp 8 Kết nối tri thức có đáp án hay khác: