Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 9 năm 2023 có ma trận (10 đề)
Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 9 năm 2023 có ma trận (10 đề)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 9 năm 2023 có ma trận (10 đề) được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Lịch Sử 9 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Lịch Sử lớp 9.
- Ma trận Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 9
- Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 9 (Đề 1)
- Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 9 (Đề 2)
- Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 9 (Đề 3)
- Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 9 (Đề 4)
- Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 9 (Đề 5)
- Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 9 (Đề 6)
- Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 9 (Đề 7)
- Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 9 (Đề 8)
- Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 9 (Đề 9)
- Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 9 (Đề 10)
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ 9 (MẪU THAM KHẢO SỐ 1)
Phần |
Bài |
Số câu hỏi theo cấp độ |
Tổng |
||
NB |
TH |
VD |
|||
Trắc nghiệm |
Bài 1. Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX |
1 |
1 |
||
Bài 2. Liên Xô và các nước Đông Âu giữa những năm 70 của thế kỉ XX đến những năm 90 của thế kỉ XX |
1 |
1 |
|||
Bài 3. Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc…. |
1 |
1 |
|||
Bài 8. Nước Mĩ |
1 |
1 |
|||
Bài 9. Nhật Bản |
1 |
1 |
|||
Bài 10. Các nước Tây Âu |
1 |
1 |
|||
Bài 11. Trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai |
1 |
1 |
|||
Bài 12. Những thành tựu của yếu và ý nghĩa lịch sử của Cách mạng khoa học - kĩ thuật. |
1 |
1 |
|||
Bài 14. Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. |
1 |
1 |
|||
Bài 15. Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925) |
1 |
1 |
|||
Tự luận |
Bài 11. Trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai |
1/2 câu |
1/2 câu |
1 |
|
Bài 15. Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925) |
1 câu |
1 |
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2023
Bài thi môn: Lịch sử lớp 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Ngày 8/1/1949 diễn ra sự kiện lịch sử nào dưới đây?
A. Nhà máy thủy điện Đơ-nhi-ép đi vào hoạt động.
B. Cộng hòa Liên bang Xô viết được thành lập.
C. Hội đồng tương trợ kinh tế được thành lập.
D. Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) ra đời.
Câu 2. Năm 1985, Liên Xô tiến hành công cuộc cải tổ nhằm mục đích
A. xóa bỏ các giai cấp bóc lột trong xã hội.
B. đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.
C. hoàn thành triệt để quá trình tập thể hóa nông nghiệp.
D. Đưa Liên Xô trở thành siêu cường kinh tế số một thế giới.
Câu 3. Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, hình thức cuối cùng của chủ nghĩa thực dân - chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai) chỉ còn tồn tại ở 3 nước miền Nam châu Phi là
A. Rô-đê-di-a, Xu-đăng, Mô-dăm-bích.
B. Rô-đê-di-a, Tây Nam Phi, Cộng hòa Nam Phi.
C. Ai Cập, An-giê-ri, Ăng-gô-la.
D. Tây Nam Phi, Ghi-nê Bít-xao, Xu-đăng.
Câu 4. Tháng 7/1969 diễn ra sự kiện nào trong lịch sử nước Mĩ?
A. Mĩ chế tạo thành công bom nguyên tử.
B. “Kế hoạch Mác-san” được Quốc hội Mĩ thông qua.
C. Mĩ phóng thành công tàu vũ trụ Apollo lên mặt trăng.
D. Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Câu 5. Ngày 8/9/1951, Nhật Bản kí kết với Mĩ
A. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật.
B. Hiệp ước phòng thủ chung Đông Nam Á.
C. Hiệp ước liên minh Nhật - Mĩ.
D. Hiệp ước phát triển kinh tế Mĩ - Nhật.
Câu 6. Sự kiện nào dưới đây đã đánh dấu một mốc mang tính đột biến của quá trình liên kết quốc tế ở châu Âu?
A. Các nước EC họp Hội nghị cấp cao tại Ma-xtrích (Hà Lan).
B. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu được thành lập.
D. Đồng tiền chung châu Âu (đồng ơrô) được phát hành.
C. Cộng đồng kinh tế châu Âu được hình thành.
Câu 7. Yếu tố nào dưới đây tác động tới sự thành bại của Mĩ trong nỗ lực vươn lên xác lập trật tự thế giới “đơn cực” giai đoạn sau Chiến tranh lạnh?
A. Sự mở rộng không gian địa lý của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
B. Sự hình thành của các trung tâm kinh tế Tây Âu và Nhật Bản.
C. Tương quan lực lượng giữa các cường quốc trên thế giới.
D. Sự xuất hiện và ngày càng phát triển của các công ty độc quyền.
Câu 8. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại đã và đang đưa loài người chuyển sang thời đại
A. “văn minh thương mại”.
B. “văn minh công nghiệp”.
C. “văn minh dịch vụ”.
D. “văn minh trí tuệ”.
Câu 9: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929) của thực dân Pháp đã có tác động nhiều mặt đến nền kinh tế Việt Nam, ngoại trừ việc
A. khiến cơ cấu kinh tế Việt Nam tiếp tục chuyển biến.
B. khiến kinh tế Việt Nam chuyển biến mang tính cục bộ.
C. tiếp tục cột chặt kinh tế Việt Nam vào kinh tế Pháp.
D. bước đầu du nhập yếu tố kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Câu 10. Tính chất cách mạng non yếu của giai cấp tư sản Việt Nam trong phong trào dân tộc dân chủ công khai 1919 - 1925 được thể hiện ở việc
A. chủ yếu đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế.
B. chưa thành lập được các tổ chức chính trị của mình.
C. sẵn sàng thỏa hiệp khi được Pháp nhượng bộ một số quyền lợi.
D. chưa tập hợp được quần chúng nhân dân để phát động các cuộc đấu tranh.
II. Tự luận (5,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt về nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Mĩ và Nhật Bản trong những năm 50 - 70 của thế kỉ XX.
Câu 2 (3,0 điểm):
a. Trình bày những nét chính của phong trào công nhân ở Việt Nam trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
b. Tại sao nói: “Cuộc bãi công của thợ máy Ba Son đã đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam”?
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2023
Bài thi môn: Lịch sử lớp 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Quốc gia nào giữ vai trò trụ cột trong tổ chức Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)?
A. Liên Xô.
B. Việt Nam.
C. Trung Quốc.
D. Tiệp khắc.
Câu 2. Năm 1985, Liên Xô tiến hành công cuộc cải tổ nhằm mục đích
A. xóa bỏ các giai cấp bóc lột trong xã hội.
B. hoàn thành triệt để quá trình tập thể hóa nông nghiệp.
C. Đưa Liên Xô trở thành siêu cường kinh tế số một thế giới.
D. Khắc phục những thiếu sót trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Câu 3. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc - thực dân về cơ bản đã bị sụp đổ vào
A. đầu những năm 60 của thế kỉ XX.
B. giữa những năm 60 của thế kỉ XX.
C. cuối những năm 80 của thế kỉ XX.
D. đầu những năm 90 của thế kỉ XX.
Câu 4. Quốc gia đi tiên phong trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là
A. Mĩ.
B. Liên Xô.
C. Đức.
D. Nhật Bản.
Câu 5. Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản
A. đạt được sự tăng trưởng “thần kì”.
B. lâm vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng.
C. có sự tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ.
D. cơ bản được phục hồi và bước đầu có sự phát triển.
Câu 6. Hiện nay, liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh là
A. Liên minh châu Âu.
B. Liên minh châu Phi.
C. Diễn đàn hợp tác Á - Âu.
D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
Câu 7. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc Liên Xô và Mĩ cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (tháng 12/1989) là
A. nền kinh tế hai nước đều lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng.
B. sự suy giảm thể mạnh của cả hai nước trên nhiều mặt.
C. phạm vi ảnh hưởng của Mĩ bị mất, của Liên Xô bị thu hẹp.
D. trật tự hại cực I-an-ta bị xói mòn và sụp đổ hoàn toàn.
Câu 8. Nguồn năng lượng mới được tìm ra từ cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là
A. năng lượng mặt trời.
B. năng lượng điện.
C. năng lượng than đá.
D. năng lượng nước.
Câu 9. Điểm khác biệt của giai cấp công nhân Việt Nam so với giai cấp công nhân ở các nước tư bản Âu - Mĩ là
A. chịu ba tầng áp bức, bóc lột.
B. có tổ chức, kĩ luật chặt chẽ.
C. ra đời cùng giai cấp tư sản.
D. đại diện cho phương thức sản xuất mới.
Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phải là nhân tố khách quan góp phần đưa tới sự bùng nổ phong trào yêu nước Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
B. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông dâng cao.
C. Tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
D. Phong trào công nhân ở các nước tư bản đế quốc phương Tây phát triển mạnh.
II. Tự luận (5,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Từ những nguyên nhân giúp Nhật Bản phát triển kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai, theo em, Việt Nam có thể học tập được những bài học kinh nghiệm gì ở Nhật Bản để xây dựng và phát triển đất nước hiện nay?
Câu 2 (3,0 điểm):
a. Phong trào đấu tranh của tư sản và tiểu tư sản trong những năm 1919 - 1926 đã diễn ra như thế nào?
b. Hãy cho biết mục tiêu và tính chất của các cuộc đấu tranh trong phong trào dân tộc, dân chủ công khai ở Việt Nam trong những năm 1919 - 1926
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2023
Bài thi môn: Lịch sử lớp 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Một trong những cơ sở của sự hợp tác, giúp đỡ giữa Liên Xô và các nước Đông Âu là
A. cùng chung mục tiêu tiến lên chủ nghĩa tư bản.
B. cùng chung hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin.
C. có chung mục đích đàn áp phong trào cách mạng thế giới.
D. đều nhận được sự giúp đỡ, viện trợ của Mĩ và các nước phương Tây.
Câu 2. Tổng thống đầu tiên và cũng là Tổng thống cuối cùng của Liên Xô là
A. Goóc-ba-chốp.
B. Khơ-rút-sốp.
C. Pu-tin.
D. En-xin.
Câu 3. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, điều kiện khách quan nào có lợi cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh?
A. Sự xác lập trật tự hai cực I-an-ta.
B. Sự viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa.
C. Sự giúp đỡ trực tiếp của Liên Xô.
D. Sự suy yếu của các nước thực dân phương Tây.
Câu 4. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1973, tình hình nổi bật của kinh tế nước Mĩ là
A. công nghiệp giữ vai trò quan trọng nhất.
B. phụ thuộc chặt chẽ vào các nước châu Âu.
C. trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất.
D. đạt được sự tăng trưởng “thần kì”.
Câu 5. Ngày 8/9/1951, Nhật Bản kí kết với Mĩ
A. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật.
B. Hiệp ước phòng thủ chung Đông Nam Á.
C. Hiệp ước liên minh Nhật - Mĩ.
D. Hiệp ước phát triển kinh tế Mĩ - Nhật.
Câu 6. Từ năm 1945 đến năm 1950, với sự viện trợ của Mĩ, nền kinh tế các nước Tây Âu
A. phát triển nhanh chóng.
B. cơ bản có sự tăng trưởng.
C. phát triển chậm chạp.
D. cơ bản được phục hồi.
Câu 7. Đầu năm 1945, Hội nghị Ianta được triệu tập với sự tham gia của nguyên thủ 3 cường quốc là
A. Mĩ, Anh, Pháp.
B. Liên Xô, Mĩ, Anh.
C. Anh, Pháp, Đức.
D. Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ.
Câu 8. Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại?
A. Tàu hỏa tốc độ cao.
B. Năng lượng Mặt Trời.
C. Chất dẻo (Pô-li-me).
D. Máy hơi nước.
Câu 9. Một trong những mục đích chính của thực dân Pháp trong quá trình thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929) là
A. bùđắp thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra.
B. đầu tư phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng ở Đông Dương.
C. đầu tư phát triển toàn diện nền kinh tế Đông Dương.
D. hoàn thành việc bình định để thống trị Đông Dương.
Câu 10. Tờ báo nào dưới đây là của tiểu tư sản trí thức ở Việt Nam giai đoạn 1919 - 1925?
A. Người nhà quê.
B. Tin tức.
C. Tiền phong.
D. Dân chúng.
II. Tự luận (5,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
a. Hội nghị Ianta (tháng 2/1945) đã có những quyết định nào?
b. Những thỏa thuận của các cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh tại Hội nghị Ianta để lại hệ quả như thế nào?
Câu 2 (3,0 điểm): Tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã ảnh hưởng tới cách mạng Việt Nam như thế nào?
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2023
Bài thi môn: Lịch sử lớp 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Liên Xô phải tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai vì
A. các nước phương Tây bao vây, cấm vận.
B. các thế lực phản động chống phá.
C. bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
D. Mĩ triển khai “chiến lược toàn cầu”.
Câu 2. Ngày 21/12/1991 diễn ra sự kiện gì trong lịch sử Liên Xô?
A. Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo vào khoảng không vũ trụ..
B. Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) được thành lập.
C. Goóc-ba-chốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô.
D. Lá cờ Liên bang Xô viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống.
Câu 3. Nhân tố chủ yếu quyết định đến sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Sự suy yếu của các nước thực dân phương Tây.
B. Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của lực lượng dân tộc.
C. Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít.
D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển.
Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Mĩ trong giai đoạn từ năm 1945 đến những năm 70 của thế kỉ XX?
A. Áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.
B. Chi phí quốc phòng thấp (dưới 1% ngân sách quốc gia).
C. Vai trò quản lí, điều tiết nền kinh tế có hiệu quả của nhà nước.
D. Các tập đoàn tư bản của Mĩ có sức sản xuất lớn, cạnh trạnh hiệu quả.
Câu 5. Mức chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản theo quy định của Hiến pháp (1946) là
A. 1% GDP.
B. 2% GDP.
C. 4% GDP.
D. 5% GDP.
Câu 6. Năm 1948, 16 nước Tây Âu đã nhận được viện trợ kinh tế của Mĩ theo
A. “Chính sách mới”.
B. “Kế hoạch Mác-san”.
C. “Chính sách kinh tế mới”.
D. “Hiệp ước hòa bình Xan Phran-xi-cô”.
Câu 7. Đầu 1945 Hội nghị cấp cao ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh họp tại
A. Luân-đôn (Anh).
B. Pa-ri (Pháp).
C. Oa-sinh-tơn (Mĩ).
D. I-an-ta (Liên Xô).
Câu 8. Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại?
A. Tàu hỏa tốc độ cao.
B. Bản đồ gen người.
C. Máy tính điện tử.
D. Máy kéo sợi Gien-ni.
Câu 9. Vì sao, trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929), thực dân Pháp đã đánh thuế nặng các hàng hóa nước ngoài nhập vào Việt Nam?
A. Pháp muốn độc quyền chiếm thị trường Việt Nam.
B. Cảm trở sự phát triển của thương nghiệp Việt Nam.
C. Tạo điều kiện cho thương nghiệp Đông Dương phát triển.
D. Nhằm tạo sự cạnh tranh giữa hàng hóa các nước nhập vào Việt Nam.
Câu 10. Tờ báo nào dưới đây là của tiểu tư sản trí thức ở Việt Nam giai đoạn 1919 - 1925?
A. An Nam Trẻ.
B.Đại đoàn kết.
C.Giết giặc.
D.Nhân dân.
II. Tự luận (5,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
a. Trình bày biểu hiện và hậu quả của cuộc Chiến tranh lạnh.
b. Những nguyên nhân nào thúc đẩy Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh?
Câu 2 (3,0 điểm): Căn cứ vào đâu để khẳng định phong trào công nhân Việt Nam phát triển lên một bước cao hơn sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2023
Bài thi môn: Lịch sử lớp 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Một trong những cơ sở của sự hợp tác, giúp đỡ giữa Liên Xô và các nước Đông Âu là
A. đều nhận được sự viện trợ của Mĩ và các nước phương Tây.
B. có chung mục đích đàn áp phong trào cách mạng thế giới.
C. cùng chung hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin.
D. cùng chung mục tiêu tiến lên chủ nghĩa tư bản.
Câu 2. Ngày 25/12/1991 diễn ra sự kiện gì trong lịch sử Liên Xô?
A. Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) được thành lập.
B. Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo vào khoảng không vũ trụ.
C. Lá cờ Liên bang Xô viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống.
D. Goóc-ba-chốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô.
Câu 3. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, điều kiện khách quan nào có lợi cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh?
A. Sự xác lập trật tự hai cực I-an-ta.
B. Sự giúp đỡ trực tiếp của Liên Xô.
C. Phong trào cách mạng thế giới phát triển.
D. Sự viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 4. Nguồn lợi nhuận mà Mĩ thu được trong Chiến tranh thế giới thứ hai chủ yếu là từ
A. cho các nước kém phát triển vay với lãi suất cao.
B. buôn bán vũ khí và hàng hóa cho các nước tham chiến.
C. chiến lợi phẩm thu được sau các trận đánh với lực lượng phát xít.
D. cho thuê các căn cứ quân sự ở các châu lục.
Câu 5. Ngày 8/9/1951, Nhật Bản kí kết với Mĩ
A. Hiệp ước phòng thủ chung Đông Nam Á.
B. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật.
C. Hiệp ước phát triển kinh tế Mĩ - Nhật.
D. Hiệp ước liên minh Nhật - Mĩ.
Câu 6. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đức bị chiếm đóng bởi quân đội các nước
A. Anh, Pháp, Italia, Nhật Bản.
B. Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ, Anh.
C. Mĩ, Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc.
D. Mĩ, Anh, Pháp, Liên Xô.
Câu 7. Một trong những cơ quan chính của Liên Hợp quốc là
A. Tòa án quốc tế.
B. Ngân hàng thế giới.
C. Quỹ tiền tệ thế giới.
D. Tổ chức theo dõi Nhân quyền.
Câu 8. Phát minh nào dưới đây là thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại?
A. Đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.
B. Máy hơi nước.
C. Tàu thủy chạy bằng hơi nước.
D. Máy tính điện tử.
Câu 9. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, mâu thuẫn cơ bản, cấp bách hàng đầu của Cách mạng Việt Nam là mâu thuẫn giữa
A. giai cấp công nhân với giai cấp tư sản.
B. nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp.
C. nhân dân Việt Nam với chính quyền phong kiến đầu hàng.
D. giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam với chính quyền thực dân.
Câu 10. Tờ báo nào dưới đây là của tiểu tư sản trí thức ở Việt Nam giai đoạn 1919 - 1925?
A. Chuông rè.
B.Nhành lúa.
C.Sự thật.
D.Lao động.
II. Tự luận (5,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
a. Trình bày những xu thé phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh.
b. Tại sao nói “Hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI”?
Câu 2 (3,0 điểm): Hãy cho biết những điểm tích cực và hạn chế trong phong dân tộc, dân chủ công khai ở Việt Nam những năm 1919 - 1925.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ 9 (MẪU THAM KHẢO SỐ 2)
Phần |
Bài |
Số câu hỏi theo cấp độ |
Tổng |
||
NB |
TH |
VD |
|||
Trắc nghiệm |
Bài 1. Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX |
1 |
1 |
||
Bài 2. Liên Xô và các nước Đông Âu giữa những năm 70 của thế kỉ XX đến những năm 90 của thế kỉ XX |
1 |
1 |
|||
Bài 3. Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa |
1 |
1 |
|||
Bài 8. Nước Mĩ |
1 |
1 |
|||
Bài 9. Nhật Bản |
1 |
1 |
|||
Bài 10. Các nước Tây Âu |
1 |
1 |
|||
Bài 11. Trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai |
1 |
1 |
|||
Bài 12. Những thành tựu của yếu và ý nghĩa lịch sử của Cách mạng khoa học - kĩ thuật. |
1 |
1 |
|||
Bài 14. Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. |
1 |
1 |
|||
Bài 15. Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925) |
1 |
1 |
|||
Tự luận |
Bài 12. Những thành tựu của yếu và ý nghĩa lịch sử của Cách mạng khoa học - kĩ thuật. |
1 câu |
1 |
||
Bài 14. Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. |
1/2 câu |
1/2 câu |
1 |
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2023
Bài thi môn: Lịch sử lớp 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Năm 1949, Liên Xô đạt được thành tựu gì trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật?
A. Phóng thành công tên lửa đạn đạo.
B. Chế tạo thành công bom nguyên tử.
C. Phóng thành công vệ tinh hân tạo.
D. Chế tạo thành công tàu ngầm.
Câu 2. Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô được đánh dấu bởi sự kiện nào?
A. Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va tuyên bố giải thể.
B. Lá cờ Liên bang Xô viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống.
C. Các nước Cộng hòa đòi tách khỏi Liên bang Xô viết.
D. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) tuyên bố ngừng hoạt động.
Câu 3. Nhân tố quyết định đến thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 là
A. sự giúp đỡ của Liên Xô về vật chất, kĩ thuật.
B. sự phát triển của lực lượng cách mạng trong nước.
C. chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.
D. sự suy yếu của các thế lực tư sản mại bản.
Câu 4. Những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào dưới đây nắm giữ thế độc quyền về vũ khí nguyên tử?
A. Anh.
B. Pháp.
C. Đức.
D. Mĩ.
Câu 5. Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản
A. đạt được sự tăng trưởng “thần kì”.
B. có sự tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ.
C. lâm vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng.
D. cơ bản được phục hồi và bước đầu có sự phát triển.
Câu 6. Hiện nay, liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh là
A. Liên minh châu Âu.
B. Liên minh châu Phi.
C. Diễn đàn hợp tác Á - Âu.
D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
Câu 7 Một trong những mục đích của tổ chức Liên hợp quốc là
A. trừng trị các hoạt động gây chiến tranh.
B. thúc đẩy quan hệ thương mại tự do.
C. duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
D. ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường.
Câu 8. Phát minh nào dưới đây là thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại?
A. Máy hơi nước.
B. Động cơ đốt trong.
C. Bản đồ gen người.
D. Máy kéo sợi Gien-ni.
Câu 9. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những tác động tích cực của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đối với đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam?
A. Tạo điều kiện dẫn đến sự xuất hiện của con đường cứu nước khuynh hướng vô sản.
B. Quan hệ sản xuất phong kiến bị thay thế bởi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
C. Góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội ở một số địa phương (Hà Nội, Sài Gòn,...).
D. Bổ sung thêm các lực lượng mới cho phong trào yêu nước (công nhân, tiểu tư sản,...).
Câu 10. Từ năm 1919 đến năm 1925, có nhiều sự kiện của thế giới đã tác động, ảnh hưởng tích cực đến phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam, ngoại trừ
A. thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
B. cao trào cách mạng 1918 - 1923 ở các nước tư bản Âu - Mĩ.
C. sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới mới.
D. sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông.
II. Tự luận (5,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện nay đã và đang có những tác động như thế nào đối với cuộc sống của con người?
Câu 2 (3,0 điểm):
a. Tại sao thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa Đông Dương ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
b. Trình bày chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương trong những năm 1919 - 1929.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2023
Bài thi môn: Lịch sử lớp 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Quốc gia đầu tiên trên thế giới phóng thành công vệ tinh nhân tạo là
A. Mĩ.
B. Liên Xô.
C. Anh.
D. Ấn Độ.
Câu 2. Sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa được đánh dấu bởi
A. sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu.
B. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) ngừng hoạt động.
C. Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va tuyên bố giải thể.
D. sự ra đời của Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).
Câu 3. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu bởi sự kiện
A. Hội nghị thượng đỉnh lần thứ I họp tại Ba-li (tháng 2/1976).
B. Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á được thành lập (1992).
C. Diễn đàn hợp tác Á - Âu được thành lập (1996)
D. Hiến chương ASEAN được thông qua (2007).
Câu 4. Quốc gia đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ lên Mặt Trăng là
A. Mĩ.
B. Liên Xô.
C. Anh.
D. Pháp.
Câu 5. Để tương xứng với vị trí siêu cường kinh tế, hiện nay Nhật Bản đang nỗ lực vươn lên để trở thành siêu cường về
A. khoa học vũ trụ.
B. quân sự.
C. chính trị.
D. khoa học - kĩ thuật.
Câu 6. Sự kiện nào dưới đây đã đánh dấu một mốc mang tính đột biến của quá trình liên kết quốc tế ở châu Âu?
A. Các nước EC họp Hội nghị cấp cao tại Ma-xtrích (Hà Lan).
B. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu được thành lập.
D. Đồng tiền chung châu Âu (đồng ơrô) được phát hành.
C. Cộng đồng kinh tế châu Âu được hình thành.
Câu 7. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc Liên Xô và Mĩ cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (tháng 12/1989) là
A. nền kinh tế hai nước đều lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng.
B. sự suy giảm thể mạnh của cả hai nước trên nhiều mặt.
C. phạm vi ảnh hưởng của Mĩ bị mất, của Liên Xô bị thu hẹp.
D. trật tự hại cực I-an-ta bị xói mòn và sụp đổ hoàn toàn.
Câu 8. Phát minh nào dưới đây là thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại?
A. Máy hơi nước.
B. Động cơ đốt trong.
C. Máy kéo sợi Gien-ni.
D. Chất Pô-li-me (chất dẻo).
Câu 9. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những tác động tích cực của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đối với đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam?
A. Tạo điều kiện dẫn đến sự xuất hiện của con đường cứu nước khuynh hướng vô sản.
B. Quan hệ sản xuất phong kiến bị thay thế bởi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
C. Góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội ở một số địa phương (Hà Nội, Sài Gòn,...).
D. Bổ sung thêm các lực lượng mới cho phong trào yêu nước (công nhân, tiểu tư sản,...).
Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam trong những năm 1919 - 1925?
A. Sử dụng báo chí để bênh vực quyền lợi cho mình.
B. Thành lập Đảng Thanh niên để tập hợp lực lượng đấu tranh.
C. Phát động phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa (1919).
D. Đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và xuất cảng lúa gạo của Pháp (1923).
II. Tự luận (5,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật gây ra những tác động tiêu cực nào tới cuộc sống của con người? Theo em, chúng ta cần làm gì để hạn chế những tác động tiêu cực đó?
Câu 2 (3,0 điểm): Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật gây ra những tác động tiêu cực nào tới cuộc sống của con người? Theo em, chúng ta cần làm gì để hạn chế những tác động tiêu cực đó?
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2023
Bài thi môn: Lịch sử lớp 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Năm 1949, Liên Xô đạt được thành tựu gì trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật?
A. Chế tạo thành công tàu ngầm.
B. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
C. Phóng thành công tên lửa đạn đạo.
D. Chế tạo thành công bom nguyên tử.
Câu 2. Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô được đánh dấu bởi sự kiện nào?
A. Đảng Cộng sản Liên Xô tuyên bố ngừng hoạt động.
B. Lá cờ Liên bang Xô viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống.
C. Các nước Cộng hòa đòi tách khỏi Liên bang Xô viết.
D. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) tuyên bố giải thể.
Câu 3. Năm 1945, nhân dân một số nước Đông Nam Á đã tranh thủ yếu tố thuận lợi nào để nổi dậy giành độc lập?
A. Quân Đồng minh giải giáp quân đội Nhật Bản.
B. Phát xít Đức đầu hàng lực lượng Đồng minh.
C. Quân phiệt Nhật Bản đầu hàng Đồng minh.
D. Liên Xô đánh thắng quân phiệt Nhật Bản.
Câu 4. Nội dung nào không phản ánh đúng những biểu hiện của sự phát triển kinh tế ở Mĩ trong những năm 1945 - 1950?
A. Nước Mĩ chiếm hơn 50% sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
B. Mĩ nắm hơn 50% số tàu bè đi lại trên mặt biển, ¾ trữ lượng vàng của thế giới.
C. Mĩ trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới (sau Liên Xô).
D. Mĩ trở thành chủ nợ duy nhất trên thế giới.
Câu 5. Mức chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản theo quy định của Hiến pháp (1946) là
A. 1% GDP.
B. 2% GDP.
C. 4% GDP.
D. 5% GDP.
Câu 6. Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ ngoại giao.
B. tăng cường sự hợp tác, liên minh với Liên Xô.
C. chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á.
D. tiến hành chiến tranh xâm lược trở lại các thuộc địa cũ.
Câu 7. Trật tự thế giới hai cực I-an-ta hoàn toàn tan rã khi
A. Tổ chức Hiệp ước Vácsava chấm dứt hoạt động.
B. Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
C. chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ.
D. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) giải thể.
Câu 8. Quốc gia khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là
A. Đức.
B. Nhật Bản.
C. Anh.
D. Mĩ.
Câu 9. Điểm khác biệt của giai cấp công nhân Việt Nam so với giai cấp công nhân ở các nước tư bản Âu - Mĩ là
A. ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam.
B. ra đời sau giai cấp tiểu tư sản Việt Nam.
C. ra đời cùng giai cấp tư sản Việt Nam.
D. ra đời sau giai cấp tư sản Việt Nam.
Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phải là nhân tố khách quan góp phần đưa tới sự bùng nổ phong trào yêu nước Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
B. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông dâng cao.
C. Tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
D. Phong trào công nhân ở các nước tư bản đế quốc phương Tây phát triển mạnh.
II. Tự luận (5,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Hoàn thành bảng so sánh dưới đây về cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX) và cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại (từ những năm 40 của thế kỉ XX).
Cách mạng công nghiệp |
Cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại |
|
Quốc gia tiên phong |
||
Lĩnh vực tiến hành |
||
Thành tựu tiêu biểu |
||
Hệ quả |
Câu 2 (3,0 điểm):
a. Xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã phân hóa như thế nào?
b. Em hãy cho biết thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ 9 (MẪU THAM KHẢO SỐ 3)
Phần |
Bài |
Số câu hỏi theo cấp độ |
Tổng |
||
NB |
TH |
VD |
|||
Trắc nghiệm |
Bài 1. Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX |
1 |
1 |
||
Bài 2. Liên Xô và các nước Đông Âu giữa những năm 70 của thế kỉ XX đến những năm 90 của thế kỉ XX |
1 |
1 |
|||
Bài 3. Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa |
1 |
1 |
|||
Bài 8. Nước Mĩ |
1 |
1 |
|||
Bài 9. Nhật Bản |
1 |
1 |
|||
Bài 10. Các nước Tây Âu |
1 |
1 |
|||
Bài 11. Trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai |
1 |
1 |
|||
Bài 12. Những thành tựu của yếu và ý nghĩa lịch sử của Cách mạng khoa học - kĩ thuật. |
1 |
1 |
|||
Bài 14. Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. |
1 |
1 |
|||
Bài 15. Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925) |
1 |
1 |
|||
Tự luận |
Bài 9. Nhật Bản |
1 câu |
1 |
||
Bài 15. Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925) |
1/2 câu |
1/2 câu |
1 |
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2023
Bài thi môn: Lịch sử lớp 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 9)
I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Ngày 8/1/1949 diễn ra sự kiện lịch sử nào dưới đây?
A. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
B. Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va được thành lập.
C. Hội đồng tương trợ kinh tế được thành lập.
D. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
Câu 2. Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu?
A. Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí.
B. Không bắt kịp bước phát triển của khoa học - kĩ thuật tiên tiến.
C. Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước.
D. Chế độ xã hội chủ nghĩa không phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.
Câu 3. Năm 1945, những quốc gia ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập là
A. Việt Nam, Lào, In-đô-nê-xi-a.
B. Việt Nam, Cam-pu-chia, Thái Lan.
C. Thái Lan, Phi-líp-pin, Xin-ga-po.
D. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
Câu 4. Quốc gia đi tiên phong trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là
A. Mĩ.
B. Liên Xô.
C. Đức.
D. Nhật Bản.
Câu 5. Từ năm 1945 đến năm 1952, nền kinh tế của Nhật Bản
A. phát triển nhanh chóng.
B. cơ bản có sự tăng trưởng.
C. phát triển “thần kì”.
D. cơ bản được phục hồi.
Câu 6. Hiện nay, liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh là
A. Liên minh châu Âu.
B. Liên minh châu Phi.
C. Diễn đàn hợp tác Á - Âu.
D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
Câu 7. Trong giai đoạn sau Chiến tranh lạnh, các cường quốc điều chỉnh quan hệ theo xu hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp chủ yếu là do
A. muốn có điều kiện thuận lợi để vươn lên xác lập vị thế quốc tế.
B. các tổ chức chính trị tăng cường can thiệp vào quan hệ quốc tế.
C. tác động tích cực của các tập đoàn tư bản đối với nền chính trị.
D. hoạt động hiệu quả của các tổ chức liên kết thương mại quốc tế.
Câu 8. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại có nguồn gốc sâu xa từ
A. những đòi hỏi ngày càng cao của cuộc sống và sản xuất.
B. sự mất cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.
C. yêu cầu giải quyết tình trạng khủng hoảng kinh tế thế giới.
D. nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các quốc gia.
Câu 9. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách cai trị về chính trị, văn hóa, giáo dục của Pháp ở Việt Nam trong những năm 1919 - 1930?
A. Để cho Việt Nam được hưởng quy chế tự trị.
B. Đàn áp các phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân Việt Nam.
C. Khuyến khích các hành động mê tín, dị đoan, tệ nạn xã hội,...
D. Sử dụng báo chí để tuyên truyền chính sách “khai hóa” của Pháp.
Câu 10. Tính chất cách mạng non yếu của giai cấp tư sản Việt Nam trong phong trào dân tộc dân chủ công khai 1919 - 1925 được thể hiện ở việc
A. chủ yếu đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế.
B. chưa thành lập được các tổ chức chính trị của mình.
C. sẵn sàng thỏa hiệp khi được Pháp nhượng bộ một số quyền lợi.
D. chưa tập hợp được quần chúng nhân dân để phát động các cuộc đấu tranh.
II. Tự luận (5,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Có nhận định cho rằng: “Quan hệ Nhật - Mĩ là một trong những yếu tố bảo đảm cho sự thành công của Nhật Bản trong quá trình khôi phục và phát triển kinh tế”. Qua chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay em hãy phân tích để làm rõ nhận định trên.
Câu 2 (3,0 điểm):
a. Phong trào đấu tranh của tư sản và tiểu tư sản trong những năm 1919 - 1926 đã diễn ra như thế nào?
b. Hãy cho biết mục tiêu và tính chất của các cuộc đấu tranh trong phong trào dân tộc, dân chủ công khai ở Việt Nam trong những năm 1919 - 1926.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2023
Bài thi môn: Lịch sử lớp 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 10)
I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Quốc gia nào giữ vai trò trụ cột trong tổ chức Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)?
A. Liên Xô.
B. Việt Nam.
C. Trung Quốc.
D. Tiệp khắc.
Câu 2. Năm 1985, Liên Xô tiến hành công cuộc cải tổ nhằm mục đích
A. xóa bỏ các giai cấp bóc lột trong xã hội.
B. hoàn thành triệt để quá trình tập thể hóa nông nghiệp.
C. Đưa Liên Xô trở thành siêu cường kinh tế số một thế giới.
D. Khắc phục những thiếu sót trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Câu 3. Với sự kiện 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập, lịch sử đã ghi nhận năm 1960 là
A. Năm châu Phi thức tỉnh.
B. Năm châu Phi giải phóng.
C. Năm châu phi trỗi dậy.
D. Năm châu Phi.
Câu 4. Năm 1948, sản lượng công nghiệp của Mĩ chiếm khoảng bao nhiêu % sản lượng công nghiệp toàn thế giới?
A. 48%.
B. 56.47%.
C. 54.2%.
D. 25.5%.
Câu 5. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với danh nghĩa lực lượng Đồng minh, quân đội nước nào đã chiếm đóng Nhật Bản?
A. Quân đội Anh.
B. Quân đội Mĩ.
C. Quân đội Pháp.
D. Quân đội Liên Xô.
Câu 6. Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ ngoại giao.
B. tăng cường sự hợp tác, liên minh với Liên Xô.
C. chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á.
D. tiến hành chiến tranh xâm lược trở lại các thuộc địa cũ.
Câu 7. Đặc điểm nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX là gì?
A. Hai siêu cường Xô - Mĩ đối thoại, hợp tác.
B. Hai siêu cường Xô - Mĩ đối đầu gay gắt.
C. Hòa bình, hợp tác trở thành xu thế chủ đạo.
D. Hợp tác chính trị - văn hóa là xu thế chủ đạo.
Câu 8. Một hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, trên thế giới xuất hiện xu thế
A. hợp tác quốc tế.
B. liên minh kinh tế.
C. hợp tác khu vực.
D. toàn cầu hóa.
Câu 9. Điểm khác biệt của giai cấp công nhân Việt Nam so với giai cấp công nhân ở các nước tư bản Âu - Mĩ là
A. chịu ba tầng áp bức, bóc lột.
B. có tổ chức, kĩ luật chặt chẽ.
C. ra đời cùng giai cấp tư sản.
D. đại diện cho phương thức sản xuất mới.
Câu 10. Sự kiện nào dưới đây có ảnh hưởng tích cực đến cách mạng Việt Nam ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Sự thiết lập của một trật tự thế giới mới.
B. Cách mạng tháng Mười Nga thành công.
C. Nước Pháp tham dự Hội nghị Vécxai.
D. Phe Hiệp ước thắng trận trong chiến tranh.
II. Tự luận (5,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Từ những nguyên nhân giúp Nhật Bản phát triển kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai, theo em, Việt Nam có thể học tập được những bài học kinh nghiệm gì ở Nhật Bản để xây dựng và phát triển đất nước hiện nay?
Câu 2 (3,0 điểm):
a. Phong trào công nhân ở Việt Nam trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã phát triển trong bối cảnh nào?
b. Trình bày những nét chính của phong trào công nhân ở Việt Nam trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.