Đề thi Văn lớp 9 Học kì 1 có đáp án (10 đề) năm 2023
Đề thi Văn lớp 9 Học kì 1 có đáp án (10 đề) năm 2023
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Đề thi Văn lớp 9 Học kì 1 có đáp án (10 đề) năm 2023 được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Ngữ văn 9 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Văn lớp 9.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2023
Môn: Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề thi số 1)
Phần I. (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa khoa học được lưu trữ bằng trí nhớ, chữ viết được lưu chuyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu trữ, lưu truyền khác. Nó bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn sướng dân gian, lối sống, nếp sống”
(Sách Giáo dục công dân 7)
Câu 1: Đoạn văn cung cấp thông tin về điều gì? Viết đoạn văn (5 - 8 câu) nêu suy nghĩ của em về việc bảo tồn những di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.
Câu 2: Chỉ ra lỗi dùng từ trong đoạn trên sửa lại cho đúng (0,75 điểm)
Phần II. (3 điểm)
“ Ông Nguyễn Văn Lũy- người bảo vệ ở trường THPT Lê Hồng Phong luôn được học sinh của trường cúi chào mỗi ngày đến trường. Theo miêu tả của nhiều giáo viên, học sinh, ông Lũy được yêu quý bởi tính cách nhiệt tình, niềm nở. Một giáo viên chia sẻ: “Con người ở cương vị nào dù là bảo vệ, lao công hay giáo viên miễn hoàn thành nhiệm vụ, đáng yêu, không khó chịu đều nhận được sự yêu quý, nể trọng”
Không ai biết được tuổi nào phù hợp để mỗi người bắt đầu làm một điều tử tế. Các em cúi chào như một phép lịch sự và chỉ được dạy từ thầy cô trong trường và sự dặn dò cặn kẽ từ bố mẹ chúng. Vài giây cúi chào bậc cha chú từ thầy cô trong trường và sự dặn dò cặn kẽ từ bố mẹ chúng. Vài giây cúi chào bậc cha chú không làm cho các em chậm giờ vào lớp mà ngược lại nó là niềm vui mỗi ngày đi học, đi làm của các học sinh và người bảo vệ. Sự tôn trọng nảy nở từ chính những hành dộng tưởng chừng như nhỏ nhặt đó khiến môi trường giáo dục trở nên thân thiện,… Để mỗi lần cúi đầu là một lần các em học sinh biết ơn những người không trực tiếp giảng các em những bài học văn hóa nhưng ngầm dạy các em để trở thành một người tử tế. Những điều tử tế cứ từ từ bé nhỏ lớn lên như vậy theo năm tháng, mỗi người trong số chúng ta sẽ trở thành một nhân tố trong cộng đồng của mình.”
Viết văn bản nghị luận khoảng 01 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về vấn đề được đặt ra từ bài viết trên.
Phần III. (4 điểm)
Bằng lời kể của nhân vật ông Ba trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng hãy kể lại câu chuyện từ khi ông Sáu được về thăm nhà cho đến khi bé Thu chèo xuồng bỏ ra nhà ngoại (có kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận)
Đáp án và Thang điểm
Phần I. (3 điểm)
Câu 1: Di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
- Di sản văn hóa phi vật thể: tiếng nói, chữ viết, lối sống, lễ hội, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống (0,5 điểm)
* Ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa (0,75 điểm)
- Phản ánh được đặc sắc riêng về văn hóa của dân tộc Việt Nam
- Bảo vệ di sản văn hóa còn đóng góp vào việc bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sống của con người trước những vấn đề bức xúc của nhân loại.
- Là vẻ đẹp, truyền thống dân tộc, thể hiện được công lao của cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Câu 2:
Lỗi sai khi dùng từ:
“Chữ viết được lưu chuyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu truyền khác” (0,5 điểm)
- Sửa:
“Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu truyền khác” (0,5 điểm)
Phần II. (3 điểm)
Nghị luận về lời chào- văn hóa ứng xử thể hiện sự tử tế (Ông cha ta từ xưa đã có nhận định: Lời chào cao hơn mâm cỗ)
- Tuy nhiên giới trẻ hiện nay chưa hẳn ai cũng thực hiện được
* Khái niệm: Chào hỏi là quá trình giao tiếp, gặp gỡ giữa hai hay nhiều người họ chào nhau bằng lời nói, cử chỉ, hành động, có nhiều cách chào hỏi, nhiều hoàn cảnh khác nhau
* Biểu hiện:
- Con cái phải chào ông bà, cha mẹ khi đi về, khi ra khỏi nhà
- Ra ngoài xã hội, người bé phải chào người lớn tuổi
- Học trò lễ phép chào thầy cô
- Bạn bè chào nhau thân mật
- Chào hỏi là nét đẹp văn hóa, cử chỉ lịch sự trong quá trình giao tiếp
* Nguyên nhân:
- Chào hỏi thể hiện người có trình độ, có nhân cách, có ý thức, đạo đức
- Người không có những ý thức chào hỏi, người có đạo đức kém, trình độ văn hóa hạn chế
KL: Chào hỏi thể hiện nhân cách con người, phản ánh sự văn minh khi xã hội đang phát triển hòa nhập toàn cầu với kinh tế toàn cầu. Là nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt
Phần III. (4 điểm)
Phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
Mở bài
Giới thiệu về truyện Chiếc lược ngà, nhân vật ông Sáu trong truyện. Thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng, cao đẹp trong cảnh ngộ éo le (0,5 điểm)
- Ông Sáu: nhân vật chính, nhiều phẩm chất cao đẹp, là người cha hết lòng thương yêu con (0,5 điểm)
TB:
Hoàn cảnh của nhân vật (0,5 điểm)
- Ông Sáu một nông dân Nam Bộ, tham gia kháng chiến chống Pháp, Mĩ mãi tới khi con gái 8 tuổi mới được trở về
- Ông Sáu đại diện cho người dân Nam bộ yêu nước, kiên trung
- Ông Sáu là người có tình yêu thương con tha thiết
Tình cảm sâu nặng của ông Sáu thể hiện rõ nét qua lần ông về thăm nhà, khi ông ở trong rừng tại chiến khu (2 điểm)
* Tình yêu ông Sáu đối với con trong những ngày ông về thăm quê
- Tình yêu con thể hiện qua hành động, cử chỉ khi ông được về thăm nhà: xuồng chưa kịp cập bến, anh đã nhảy tót lên bờ, anh nóng lòng kêu to tên con, giọng run lặp bặp
- Tình yêu thương con khiến ông Sáu luôn tìm cách gần gũi con, ông chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con
- Trước khi đi ông muốn con, hôn con nhưng sợ hãi nó giẫy nảy lên bỏ chạy, nên anh chỉ dám đứng nhìn với đôi mắt trìu mến, buồn rầu
* Tình yêu của ông Sáu thể hiện khi ông ở chiến khu
- Những ngày ở chiến khu, ông ân hận vì đã đánh con, điều đó giày xé tâm can ông
- Ông chắt chiu làm cho con chiếc lược ngà, đó như phần nào gỡ rối được tâm trạng của ông
- Chiếc lược khắc chữ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”
KB: Ông Sáu là người dân Nam bộ hiền lành, chất phác, sẵn sàng hi sinh hạnh phúc riêng để cống hiến cho kháng chiến và sự nghiệp giải phóng dân tộc. (0,5 điểm)
- Ông Sáu có tình yêu thương con tha thiết, sâu nặng không gì sánh nổi. Sức hấp dẫn của truyện được tác giả xây dựng được cốt truyện chặt chẽ, yếu tố bất ngờ nhưng hợp lí. Truyện thành công bởi ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo (0,5 điểm)
- Trình bày sáng rõ, khoa học, bố cục mạch lạc, không sai chính tả (0,5 điểm)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2023
Môn: Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề thi số 2)
Phần trắc nghiệm
Câu 1: Nội dung chính của đoạn trích “Cảnh ngày xuân” là gì?
A. Tả lại vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều
B. Tả cảnh mọi người đi lễ hội trong tiết thanh minh
C. Tả lại cảnh chị em Thúy Kiều đi chơi xuân
D. Tả lại cảnh thiên nhiên mùa xuân rực rỡ
Câu 2: Hai câu thơ sau nói lên tâm trạng gì của Thúy Kiều?
“Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
A. Nhớ cha mẹ, nhớ quê hương
B. Xót xa cho duyên phận lỡ làng
C. Buồn nhớ người yêu
D. Lo sợ cho cảnh ngộ của mình
Câu 3: Cụm từ “Súng bên súng” trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu” nói lên điều gì?
A. Tả thực những khẩu súng đặt nằm bên cạnh nhau
B. Nói lên sự đụng độ giữa quân ta và địch.
C. Những người lính cùng chung nhiệm vụ chiến đấu
D. Những người lính đang canh gác trên chiến hào.
Câu 4: Nói giảm nói tránh là phép tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm lịch sự
B. Phương châm về chất
C. Phương châm quan hệ
D. Phương châm cách thức
Câu 5: Trong văn bản tự sự, khi muốn làm cho chi tiết, hành động, cảnh vật con người và sự việc trở nên sinh động, cần sử dụng kết hợp với yếu tố nào?
A. Biểu cảm
B. Miêu tả
C. Thuyết minh
D. Nghị luận
Phần tự luận
Câu 6: (3 điểm)
a) Nhớ và chép thuộc lòng khổ thơ cuối bài thơ “Ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy. (0,5 điểm)
b) Xác định từ láy và biện pháp tu từ có trong khổ thơ vừa chép. (1,0 điểm)
c) Qua bài thơ “Ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy, em rút ra cho mình thái độ sống như thế nào? (Trình bày bằng một đoạn văn từ 6 đến 8 câu) (1,5 điểm)
Câu 7: (5 điểm)
Tưởng tượng em được gặp gỡ nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của nhà văn Kim Lân và trò chuyện cùng ông về những ngày tháng đi tản cư. Hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó.
Đáp án và Thang điểm
Phần trắc nghiệm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
B | D | C | A | B |
Phần tự luận
Câu 6: (3 điểm)
Chép thuộc khổ thơ cuối Ánh trăng của Nguyễn Duy (0,5 điểm)
Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình
Từ láy được sử dụng “vành vạnh”, “phăng phắc” để diễn tả trạng thái của ánh trăng.
Từ láy “vành vạnh”: từ láy tượng hình, gợi lên hình ảnh vầng trăng chung thủy, tròn vạnh, trong sáng. Người đọc liên tưởng tới sự son sắt, trước sau như một, không thay đổi.
Từ láy “phăng phắc” gợi hình ảnh, gợi tả trạng thái, từ láy này bổ sung cho từ “im” gợi tả sự im lặng tuyệt đối, sự âm thầm lặng lẽ, trước sau như một không thay đổi.
→ Sự bao dung âm thầm, lặng lẽ mà cao thượng trước sự thay đổi của con người.
Biện pháp tu từ được sử dụng:
Biện pháp nhân hóa: Ánh trăng, vầng trăng lúc này trở thành con người sống động, có cảm xúc, có cách hành xử. Ánh trăng vừa bao dung, độ lượng vừa nghiêm khắc.
3. Thái độ sống:
- Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lý sâu xa. Con người khi được sống trong đầy đủ vật chất thì thường lãng quên đi giá trị nền tảng cơ bản của cuộc sống
- Bài thơ nhắc nhở con người cần biết trân trọng quá khứ, trân trọng những điều đã qua. Bài thơ nhắc con người về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Nếu như ai lỡ quên, lỡ đánh mất những giá trị tinh thần quý giá thì cần thức tỉnh, hối lỗi, sự hối lõi, ăn năn và sửa đổi cũng là điều đáng quý.
Câu 7: (5 điểm)
Tưởng tượng em được gặp gỡ nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của nhà văn Kim Lân và trò chuyện cùng ông về những ngày tháng đi tản cư. Hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó.
Xác định rõ đề bài, đây là dạng kể chuyện sáng tạo
1. Mở bài: Tạo dựng tình huống gặp gỡ giữa bản thân với ông Hai. Thời điểm, thời gian, dẫn dắt hợp lý.
2. Thân bài:
- Nói được hoàn cảnh khiến nhân vật ông Hai phải tản cư. Kể về niềm kiêu hãnh, tự hào, nỗi nhớ quê hương da diết và sự quan tâm tới kháng chiến của nhân vật ông Hai
- Nêu diễn biến tâm lý nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, thấy được tình yêu làng quê hòa quyện với tình yêu đất nước, Tổ quốc
- Từ sự bàng hoàng, sững sờ, tới cảm giác xấu hổ, lo lắng, buồn, chán nản
- Sự bế tắc, tuyệt vọng của ông Hai, sự đấu tranh nội tâm gay gắt giữa việc lựa chọn làng, hay lựa chọn kháng chiến, giữa đi nơi khác hay trở về làng.
- Lời tâm sự của ông Hai với đứa con thể hiện tấm lòng chung thủy, son sắc của ông Hai với cách mạng và kháng chiến, tình yêu nước, yêu Tổ Quốc rộng lớn bao trùm lên tình yêu quê hương của ông Hai
3. Kết bài
Ấn tượng, cảm xúc của em sau cuộc trò chuyện đó.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2023
Môn: Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề thi số 3)
Phần I. (7 điểm)
Trong một đoạn trích sách Ngữ Văn 9 (Tập 1) có viết:
“ Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh ”
Câu 1: Chép chính xác tám câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ?
Câu 2: Cho biết đoạn thơ em vừa chép trích trong văn bản nào? Thuộc tác phẩm nào? Của ai? Vị trí của văn bản đó trong tác phẩm?
Câu 3: Theo em, có thể thay thế từ “hờn” trong câu thơ thứ hai thành từ “buồn” được không? Vì sao?
Câu 4: Viết một đoạn văn khoảng 12-15 câu theo cách tổng phân hợp để làm nổi bật vẻ đẹp sắc sảo mặn mà của nhân vật trong đoạn thơ trên (trong đó có dùng một câu ghép, phép thế và gạch chân).
Phần II. (1,5 điểm)
“ Hoàng Lê nhất thống chí ” là một tác phẩm văn xuôi chữ Hán có quy mô lớn nhất và đạt những thành công xuất sắc về nghệ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực tiểu thuyết của văn học Việt Nam thời trung đại.
Câu 1: Hãy giải thích nhan đề tác phẩm.
Câu 2: Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút của tác giả khi tạo dựng hình ảnh nhân vật chính Quang Trung - Nguyễn Huệ?
Phần III. (1,5 điểm)
Bác Hồ không chỉ là một con người vĩ đại trong cuộc sống mà còn là một hình tượng tuyệt đẹp trong tác phẩm văn học. Trong chương trình Ngữ Văn 9 có một văn bản nhật dụng viết rất hay về vẻ đẹp phong cách của người.
Câu 1: Hãy cho biết đó là văn bản nào? Của ai?
Câu 2: Viết một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi trình bày những bài học về phong cách tư tưởng đạo đức mà em học được từ Người qua tác phẩm đó.
Đáp án và Thang điểm
Phần I. (7 điểm)
Câu 1: Chép thuộc thơ (1 điểm)
“ Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đỏi một tài đành họa hai
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương.
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.
Câu 2: Đoạn thơ vừa chép nằm trong văn bản Chị em Thúy Kiều, thuộc tác phẩm Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du
Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần mở đầu tác phẩm, giới thiệu gia cảnh của Kiều. Tác giả tập trung tả tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều. (0,5 điểm)
Câu 3: Không thể thay thế từ “hờn” thành từ “buồn” bởi ghen- hờn đi liền với nhau.
Từ “buồn” chỉ sự âu sầu, không vui
Từ “hờn” thể hiện thái độ ghen ghét, đố kị
Ở đây, vẻ đẹp của Kiều khiến cho tạo hóa, tự nhiên phải ghen ghét, đô kị dự báo trước cuộc đời sóng gió (0,5 điểm)
Câu 4: Phân tích vẻ đẹp của Kiều (5 điểm)
- Mở đoạn: Giới thiệu nhân vật Thúy Kiều, được xây dựng bằng bút pháp ước lệ tượng trưng với vẻ đẹp có một không hai (1 điểm)
- Vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều được tả khái quát. Tác giả tả vẻ đẹp của Vân làm đòn bẩy khéo léo miêu tả vẻ đẹp của Kiều nổi bật hơn cả (0,5 điểm)
- Đặc tả đôi mắt của Kiều, gợi lên khí chất, nét đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”. Tài năng của Kiều được miêu tả lên tới đỉnh điểm của sự sắc sảo, tài năng (tài đàn hát, cầm kì thi họa…) (0,5 điểm)
- Vẻ đẹp của Kiều khiến cho tạo hóa ghen tị, hờn dỗi điều này dự báo trước số phận lận đận của Kiều (0,5 điểm)
- Bút pháp ước lệ tượng trưng, làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều (0,5 điểm)
→ Vẻ đẹp của Kiều được lý tưởng hóa “mười phân vẹn mười” xưa nay hiếm gặp, điều đó khẳng định được tài năng của Nguyễn Du khi tạo nhân vật (1 điểm)
- Đoạn văn sử dụng câu ghép, phép thế (1 điểm)
Phần II. (1,5 điểm)
Câu 1: Nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí (0,5 điểm)
- Chí là thể loại ghi chép lại sự vật, sự việc
- Nhan đề được viết bằng chữ Hán ghi chép quá trình thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê. Tác phẩm còn tái hiện được giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào 30 năm cuối thế kỉ XVIII, mấy năm đầu thế kỉ XIX. Tiểu thuyết có 17 hồi.
Câu 2: Nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút của tác giả khi tạo
dựng hình ảnh nhân vật chính Nguyễn Huệ (1 điểm)
Các tác giả Ngô gia văn phái vốn trung thành với nhà Lê nhưng vẫn viết về vua Quang Trung đầy tinh thần ngợi ca, họ đứng trên tinh thần dân tộc phản ánh. Nhờ điều đó, càng tạo ra cho tác phẩm sức thuyết phục, tính chân thực, chứng tỏ tinh thần tôn trọng sự thật lịch sử
Đây là đặc điểm đặc sắc của thể loại truyền thuyết lịch sử.
Phần III. (1,5 điểm)
Câu 1: Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của nhà báo Lê Anh Trà (0,5 điểm)
Câu 2: Bài học từ phong cách đạo đức của Hồ Chí Minh:
- Nói được Hồ Chí Minh: tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và nét đẹp trong lối sống giản dị, thanh cao của Người
- Học hỏi sự giản dị trong: lối sinh hoạt (ăn, ở, mặc…), tác phong làm việc
- Sự thanh cao trong nhân cách: thường xuyên học tập, nuôi dưỡng tâm hồn
- Người có đức tính khiêm tốn, chân thành, cởi mở… Bác hi sinh tất cả, quên mình lo cho dân cho nước
→ Tỏ lòng yêu mến, biết ơn Bác Hồ, phán đấu rèn luyện theo gương Bác
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2023
Môn: Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề thi số 4)
Phần I
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Chân trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)
1. Đoạn thơ nằm trong tác phẩm nào? Của ai?
2. Tìm hai điển cố trong đoạn thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật của cách sử dụng điển cố đó?
3. Trong đoạn thơ trên, tại sao khi nói tới nỗi nhớ của Kiều hướng tới Kim Trọng, tác giả sử dụng từ “tưởng”, còn khi nói tới nỗi nhớ của Kiều dành cho cha mẹ, nhà thơ lại dùng từ “xót”
4. Viết một đoạn văn khoảng 12- 15 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ những phẩm chất của Kiều được thể hiện ở đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động (gạch dưới câu bị động)
Phần II
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
… Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.
- Tôi sẽ mang về trao tận tay cháu.
Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.
(Trích Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)
1. Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì?
2. Cụm từ “nhắm mắt đi xuôi” trong đoạn văn trên có ý nghĩa gì? Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn này.
3. Bằng đoạn văn ngắn, hãy nêu ý nghĩa của hình tượng chiếc lược ngà trong đoạn trích trên.
Đáp án và Thang điểm
Phần I (6 điểm)
1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm Kiều ở lầu Ngưng Bích, của tác giả Nguyễn Du (1 điểm)
2. Hai điển tích điển cố được sử dụng:
- Quạt nồng ấp lạnh: nói về người con có hiếu, phụng dưỡng cha mẹ, mùa hè trời nóng nực thì quạt cho cha mẹ ngủ, mùa đông trời giá lạnh thì vào nằm trong giường trước cho ấm (0,25 điểm)
- Sân Lai: sân nhà Lão Tử người nước Sở thời Xuân Thu rất có hiếu với cha mẹ, tuy đã già mà còn nhảy múa ngoài sân cho cha mẹ xem để mua vui cho cha mẹ. (0,25 điểm)
- Sử dụng điển tích điển cố nhằm thể hiện, nhấn mạnh nỗi nhớ nhà, nhớ mong, lo lắng cho cha mẹ của Thúy Kiều (0,5 điểm)
3.
Nỗi nhớ Kiều dành cho Kim Trọng sử dụng động từ “tưởng” (hồi tưởng, nhớ lại) để nói về những kỉ niệm đẹp đẽ trong quá khứ. Trong nỗi nhớ của Thúy Kiều về tình yêu đẹp có cả hình dung về không gian đêm trăng thề nguyền, sự khắc khoải trông chờ của Kim Trọng khi trở lại vườn Thúy… Tưởng là vừa nhớ, vừa hoài niệm. (0,5 điểm)
- Nhớ về cha mẹ Nguyễn Du dùng từ “xót” thể hiện nỗi khổ tâm đau xót của người con giàu lòng vị tha hiếu thảo khi không chăm sóc được cha mẹ. (0,5 điểm)
4. Viết đoạn văn
Nỗi nhớ Kim Trọng (1 điểm)
- Chữ “tưởng” nhớ lại, hồi tưởng lại
+ Nhớ đêm trăng thề nguyền
+ Nhớ về Kim Trọng nên đau đớn hình dùng ra khi chàng trở về không hề biết Kiều đã bán mình chuộc cha
- Động từ “gột rửa” diễn tả tấm lòng son sắt, thủy chung của mối tình đầu, nhưng cũng xót thương cho tấm thân không còn gột rửa được nữa
→ Nỗi nhớ người yêu tha thiết, đau đáu
Nỗi nhớ cha mẹ (1 điểm)
- Sử dụng thành ngữ, điển tích, điểm cố để nói tới nỗi nhớ cha mẹ
- Kiều xót xa khi nghĩ tới cảnh cha mẹ già yếu mà hằng ngày vẫn tựa cửa ngóng tin con
- Kiều lo lắng cho cha mẹ khi cha mẹ đã già không biết có ái chăm sóc, đỡ đần
→ Kiều là người con hiếu thảo, tình nghĩa
- Sử dụng được câu bị động (0,5 điểm)
Trình bày sạch đẹp, đầy đủ ý (0,5 điểm)
Phần II (4 điểm)
1. Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ nhất - nhân vật ông Ba kể chuyện, xưng “tôi”. Ngôi kể này có tác dụng tạo ra độ chính xác, tin tưởng cao, khi nhân vật trực tiếp thuật lại câu chuyện bản thân chứng kiến.
2. Cụm từ “nhắm mắt đi xuôi” để chỉ cái chết nhẹ nhàng, thanh thản (0,5 điểm)
Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn “Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi”: biện pháp nói giảm nói tránh được sử dụng nhằm giảm bớt sắc thái đau đớn khi diễn tả cái chết của ông Sáu (0,5 điểm)
3. Ý nghĩa hình tượng chiếc lược ngà
- Chiếc lược ngà ở đây được lựa chọn làm tên nhan đề tác phẩm. Câu chuyện cảm động về tình cha con giữa ông Sáu và bé Thu được trong hoàn cảnh chiến tranh đã làm rõ tư tưởng của tác phẩm (0,5 điểm)
- Nêu tóm tắt lại nội dung câu chuyện, trước khi trở về mặt trận ông Sáu hứa tặng bé Thu chiếc lược ngà (0,25 điểm)
- Chiếc lược ngà là tất cả tình cảm, sự yêu thương và hối hận của ông Sáu dành cho con “Anh cưa từng chiếc răng lược tỉ mỉ thận trọng cố công như người thợ bạc, gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” (0,25 điểm)
- Chiếc lược ngà như gỡ rối được một phần tâm trạng của anh.
- Chiếc lược ngà như gỡ rối được một phần tâm trạng của anh. Chiếc lược ngà trở thành biểu tượng của tình thương con, chăm sóc cho con, nỗi nhớ mong con gái của ông Sáu (0,25 điểm)
- Ông Sáu hi sinh vẫn không kịp trao tận tay con chiếc lược ngà, đây là chi tiết gây xúc động trong lòng người đọc, cũng mang giá trị tố cáo chiến tranh chia cắt tình thân, gây ra nhiều đau đớn. (0,25 điểm)
→ Chiếc lược ngà đạt giá trị sâu sắc về mặt nội dung và hình thức, trở thành biểu tượng đẹp đẽ về tình phụ tử, và để lại ấn tượng sâu đậm cho người đọc. (0,5 điểm)
- Trình bày sáng rõ, bố cục khoa học, không mắc lỗi chính tả (0,5 điểm)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2023
Môn: Văn 9
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề kiểm tra số 5)
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án đúng:
Câu 1: Dòng nào sắp xếp đúng trình tự diễn biến của các sự việc trong “Truyện Kiều” ?
A. Gặp gỡ và đính ước – Đoàn tụ - Gia biến và lưu lạc
B. Gặp gỡ và đính ước – Gia biến và lưu lạc – Đoàn tụ
C. Gia biến và lưu lạc – Đoàn tụ - Gặp gỡ và đính ước
D. Gia biến và lưu lạc – Gặp gỡ và đính ước – Đoàn tụ
Câu 2: Hình ảnh chiếc bóng trong “Chuyện người con gái Nam Xương” giữ vai trò gì trong câu chuyện?
A. Làm câu chuyện hấp dẫn
B. Thắt nút, mở nút câu chuyện
C. Là yếu tố truyền kì
D. Thể hiện tính cách nhân vật
Câu 3: Truyện Kiều có :
A. 2354 câu thơ lục bát. B. 3254 câu thơ lục bát.
C. 4253 câu thơ lục bát. D. 5324 câu thơ lục bát.
Câu 4: Nhận định nào sau đây đúng nhất về nội dung đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”?
A. Niềm thương nhớ và nỗi đau đớn xót xa.
B. Nỗi cô đơn, buồn thương da diết.
C. Nỗi xót xa cho thân phận nàng Kiều.
D. Cảnh ngộ cô đơn buồn tủi, tấm lòng thủy chung, hiếu thảo.
Câu 5: Trong tác phẩm “Hoàng Lê thống nhất chí”, vì sao tác giả vốn là quan trung thành với nhà Lê nhưng vẫn viết rất chân thực và hay về Quang Trung – “kẻ thù” của họ?
A. Vì họ tôn trọng lịch sử. B. Vì học có ý thức dân tộc.
C. Vì họ luôn ủng hộ kẻ mạnh. D. Cả A và B đều đúng.
Câu 6: Nội dung chính của đoạn trích “Cảnh ngày xuân” là gì?
A. Tả lại vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều.
B. Tả lại cảnh chị em Thúy Kiều đi chơi xuân.
C. Tả cảnh mọi người đi lễ hội trong tiết thanh minh.
D. Tả lại cảnh thiên nhiên mùa xuân rực rỡ.
Phần II: Tự luận (7đ)
Phân tích hình tương nhân vật Nguyễn Huệ trong “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái.
Đáp án và thang điểm
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) – Mỗi câu đúng được 0,5đ.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | B | B | B | D | D | B |
Phần II: Tự luận (7 điểm)
HS cần triển khai kĩ được các ý:
- Nguyễn Huệ:
+ Lòng yêu nước nồng nàn
+ Quả cảm, tài trí
+ Nhân cách cao đẹp
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2023
Môn: Văn 9
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề kiểm tra số 6)
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án đúng:
Câu 1:“Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” được viết theo thể loại nào?
A. Tiểu thuyết chương hồi B. Tùy bút C. Truyền kì D. Truyện ngắn
Câu 2: Nhận định nào nói đúng và đầy đủ ý nghĩa của chi tiết Vũ Nương gieo mình xuống sông tự vẫn?
A. Phản ánh chân thực cuộc sống đầy oan khuất và khổ đau của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
B. Bày tỏ niềm thương cảm của tác giả trước số phận mỏng manh và bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
C. Tố cáo xã hội phụ quyền phong kiến đã chà đạp lên quyền sống của con người nhất là người pụ nữ.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 3: Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” thể hiện khát vọng gì của tác giả?
A. Cứu người giúp đời B. Trở nên giàu sang phú quý
C. Có công danh hiển hách D. Có tiếng tăm vang dội
Câu 4: Nhận xét nào thể hiện cách dùng binh tài giỏi của Quang Trung trong văn bản “Hoàng Lê nhất thống chí” ?
A. Tổ chức cuộc hành quân thần tốc giành thắng lợi.
B. Giữ được bí mật tuyệt đối.
C. Sắp xếp quân tiền, hậu, tả, hữu, trung hợp lí.
D. Vừa hành quân, vừa đánh giặc
Câu 5: Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” kết cấu theo trình tự nào sau đây?
A. Theo trình tự không gian của cảnh du xuân.
B. Theo trình tự nguyên nhân, kết quả.
C. Theo trình tự thời gian của cuộc du xuân.
D. Kết hợp trình tự thời gian và không gian.
Câu 6: Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, 2 câu thơ “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng – Tin sương luống những rày trông mai chờ” nói lên nỗi nhớ của Kiều với ai?
A. Thúy Vân B. Kim Trọng C. Cha mẹ D. Vương Quan
Phần II: Tự luận (7đ)
Câu 1: Chép thuộc lòng đoạn trích “Cảnh ngày xuân”.
Câu 2: Chi tiết cái bóng trong “Chuyện người con gái Nam Xương” có ý nghĩa như thế nào?
Đáp án và thang điểm
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) – Mỗi câu đúng được 0,5đ.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | B | D | A | A | D | B |
Phần II: Tự luận (7 điểm)
Câu 1: Học sinh chép đúng đoạn trích.
Câu 2:
- Cái bóng trong câu chuyện có ý nghĩa đặc biệt vì đây là chi tiết tạo nên cách thắt nút, mở nút hết sức bất ngờ.
+ Cái bóng có ý nghĩa thắt nút câu chuyện vì :
• Đối với Vũ Nương: Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hoàn toàn tốt đẹp.
• Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế nó.
• Đối với Trương Sinh: Lời nói của bé Đản về người cha khác (chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thuỷ chung, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi để Vũ Nương phải tìm đến cái chết đầy oan ức.
+ Cái bóng cũng là chi tiết mở nút câu chuyện.
• Chàng Trương sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là nhờ cái bóng của chàng trên tường được bé Đản gọi là cha.
• Bao nhiêu nghi ngờ, oan ức của Vũ Nương đều được hoá giải nhờ cái bóng.
- Chính cách thắt, mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức, giá trị tố cáo đối với xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với người phụ nữ càng thêm sâu sắc hơn.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2023
Môn: Văn 9
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề kiểm tra số 7)
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án đúng:
Câu 1: Tên tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” có nghĩa là gì?
A. Vua Lê nhất định thống nhất đất nước.
B. Ý chí thống nhất đất nước của vua Lê.
C. Ghi chép việc vua Lê thống nhất đất nước.
D. Ý chí trước sau như một của vua Lê.
Câu 2: Theo em vì sao tác giả Nguyễn Du lại miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân trước, vẻ đẹp của Thúy Kiều sau?
A. Vì Thúy Vân không phải là nhân vật chính.
B. Vì Thúy Vân đẹp hơn Thúy Kiều
C. Vì tác giả muốn làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều
D. Vì tác giả muốn đề cao Thúy Vân.
Câu 3: Dòng nào nhận định không đúng về tác phẩm “Truyền kì mạn lục”
A. Là tác phẩm viết bằng chữ Nôm.
B. Khai thác các truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử của Việt Nam
C. Có tất cả 20 truyện.
D. Nhân vật chính thường là những người phụ nữ đức hạnh nhưng gặp nhiều oan khuất, bất hạnh.
Câu 4: Em hiểu câu thơ :
“Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”
A. Phải viết quý trọng ơn nghĩa
B. Cuộc sống trong sạch, tự do, ngoài vòng danh lợi.
C. Cuộc sống nhỏ nhen, mưu danh, trục lợi.
D. Thấy việc nghĩa không làm thì không phải là người anh hùng.
Câu 5: Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đã nói lên bao nỗi nhớ và buồn thương của Thúy Kiều. Đó là nỗi buồn thương nhớ ai?
A. Nhớ hai em. B. Nhớ cha mẹ và Kim Trọng.
C. Nhớ quê nhà. D. Nhớ về tuổi thơ vui vẻ, hạnh phúc.
Câu 6: Lí do chính khiến Vũ Nương không trở về đoàn tụ với gia đình mặc dù đã được giải oan là?
A. Vì cảm ơn đức của Linh Phi.
B. Vì còn tức giận Trương Sinh.
C. Vì chế độ phong kiến đương thời không dung nạp được những người đức hạnh như nàng.
D. Cả A và C đều đúng.
Phần II: Tự luận (7đ)
Qua các đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, “Mã Giám Sinh mua Kiều”, “Thúy Kiều báo ấn báo oán”, em hãy phân tích giá trị nhân đạo của “Truyện Kiều” ?
Đáp án và thang điểm
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) – Mỗi câu đúng được 0,5đ.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | C | C | A | D | B | D |
Phần II: Tự luận (7 điểm)
HS cần triển khai được một số ý:
Tinh thần nhân đạo được thể hiện trong Truyện Kiều
- Khẳng định đề cao con người: vẻ đẹp ngoại hình, phẩm chất, tài năng
- Lên án tố cáo những thế lực tàn bạo càh đạp lên quyền sống và hạnh phúc của con người
- Thương cảm đồng cảm trước những đau khổ, bi kịch của con người, đặc biệt là người phụ nữ
- Đề cao tấm lòng bao dung, nhân hậu và ước mơ công lí, chính nghĩa
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2023
Môn: Văn 9
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề kiểm tra số 8)
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án đúng:
Câu 1: Nhân vật chính trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” là ai?
A. Trương Sinh và Phan Lang B. Phan Lang và Linh Phi
C. Vũ Nương và Trương Sinh D. Linh Phi và mẹ Trương Sinh
Câu 2: Nhận định nào nói đúng nhất tư tưởng, cảm xúc chủ đạo của tác giả trong văn bản “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”?
A. Phê phán thói ăn chơi xa xỉ của bọn vua chúa đương thời.
B. Phê phán tệ nhũng nhiễu nhân dân của lũ quan lại hầu cần vua chúa.
C. Thể hiện lòng thương cảm đối với nhân dân của tác giả.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 3: Đoạn trich “Chị em Thúy Kiều” nói về những nhân vật nào?
A. Thúy Kiều và Kim Trong B. Thúy Kiều và Vương Quan
C. Thúy Kiều và Từ Hải D. Thúy Kiều và Thúy Vân
Câu 4: Hồi thứ 14 trong “Hoàng Lê nhất thống chí” tái hiện sự việc gì?
A. Chiến thắng của vua Lê và sự thảm hại của quân Thanh.
B. Chiến thắng của vua Quang Trung.
C. Chiến công của vua Quang Trung và sự thảm bại của quân Thanh cùng số phận bi đát của bọn thống trị nhà Lê.
D. Sự thống nhất của vua Lê.
Câu 5: Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật nào của Nguyễn Du?
A. Nghệ thuật tả cảnh B. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình.
C. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. D. Nghệ thuật tả người.
Câu 6: Hình ảnh Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga được khắc họa giống với motip nào trong truyện cổ tích?
A. Một chàng trai tài giỏi, cứu một cô gái thoát khỏi cảnh nguy hiểm, họ trả nghĩa nhau và trở thành vợ chồng.
B. Một anh nông dân nghèo nhờ chăm chỉ đã lấy được vợ đẹp và trở nên giàu có.
C. Một ông vua mang hạnh phúc đến cho một người đau khổ.
D. Những con người ăn ở hiền lành, thật thà, phúc đức sẽ được đền đáp xứng đáng.
Phần II. Tự luận:
Câu 1: Nêu những nét chính về thời đại, gia đình và cuộc đời Nguyễn Du. Tóm tắt “Truyện Kiều”.
Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn (khoản 10-15 câu) nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp, phẩm chất và số phận của nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Từ đó em hiểu gì về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa?
Đáp án và thang điểm
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) – Mỗi câu đúng được 0,5đ.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | C | D | D | C | C | A |
Phần II: Tự luận (7 điểm)
Câu 1:
# Những nét chính về thời đại, gia đình và cuộc đời Nguyễn Du:
- Tiểu sử
+ Nguyễn Du (1765-1820) quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; sinh trưởng trong một gia đình đại quí tộc có truyền thống về văn học.
+ Cuộc đời Nguyên Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật: chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi.
+ Nguyễn Du sống phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc rồi về ở ẩn tại quê nội Hà Tĩnh, sau đó ra làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn. Năm 1813-1814 ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. Năm 1820 ông được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc lần thứ hai nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh, mất tại Huế.
- Học vấn: Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hoá dân tộc và văn chương Trung Quốc. Ông có vốn sống phong phú, niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân.
- Sự nghiệp: Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị lớn cả bằng chữ Hán và chữ Nôm.
# Tóm tắt “Truyện Kiều”:
Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sống êm ấm cùng cha mẹ và hai em là Thúy Vân và Vương Quan. Trong buổi du xuân, Kiều gặp Kim Trọng, thề nguyền đính ước với nhau. Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan, Kiều phải bán mình chuộc cha. Kiều bị Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa đẩy vào lầu xanh, được Thúc Sinh cứu khỏi lầu xanh nhưng bị Hoạn Thư ghen, Kiều phải chốn đi nương náu ở chùa Giác Duyên. Vô tình Kiều lại rơi vào tay Bạc Hạnh, Bạc Bà phải vào lầu xanh lần thứ hai. Kiều gặp Từ Hải. Từ Hải lấy Kiều làm vợ, giúp Kiều báo ân báo oán. Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn Hiến, bị giết. Kiều bị bắt ép gả cho tên Thổ Quan. Nàng tủi nhục trầm mình ở sông Tiền Đường, được sư Giác Duyên cứu, nương nhờ cửa phật lần thứ hai. Kim trọng trở lại kết duyên với Thúy Vân nhưng vẫn đi tìm Kiều. Nhờ sư Giác Duyên, Kim-Kiều gặp nhau, gia đình đoàn tụ. Kim gặp Kiều đổi tình yêu thành tình bạn.
Câu 2:
Chú ý các ý sau:
- Vũ Nương là người phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp
+ Người con gái thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.
+ Người vợ một mực thủy chung với chồng, thấu hiểu nỗi khổ và nguy hiểm mà chồng phải đối mặt nơi chiến tuyến, chờ đợi chồng.
+ Người con dâu hiếu thảo: chăm sóc mẹ chồng như cha mẹ ruột, lo ma chay chu đáo khi mẹ chồng mất
+ Người mẹ thương con hết mực:bù đắp thiếu thốn tinh thần của con bằng cách chỉ vào bóng mình trên tường giả làm cha đứa bé.
+ Người phụ nữ trọng nhân phẩm tình nghĩa.
- Số phận của nàng bất hạnh, hẩm hiu:
+ Chồng đi lính, một mình phải gánh vác công việc gia đình, chăm sóc con nhỏ, phụng dưỡng mẹ già
+ Bị chồng nghi oan tấm lòng chung thủy, mắng nhiếc, đánh đuổi một cách phũ phàng
+ Dù ở thủy cung luôn nhớ về nhân gian nhưng không thể trở về được
Nghệ thuật xây dựng nhân vật: tạo dựng tình huống để thử thách nhân vật, khắc họa nhân vật qua ngoại hình, hành động, đối thoại... kết hợp với yếu tố kì ảo có thực
- Vũ Nương là đại diện cho người phụ nữ Việt Nam xưa có tư dung tốt đẹp, có nhiều phẩm chất tốt đẹp nhưng chịu nhiều đau khổ, bất hạnh.