Đề thi Văn lớp 9 Học kì 2 năm 2023 có đáp án (4 đề)


Đề thi Văn lớp 9 Học kì 2 năm 2023 có đáp án (4 đề)

Haylamdo biên soạn và sưu tầm Đề thi Văn lớp 9 Học kì 2 năm 2023 có đáp án (4 đề) được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Ngữ văn 9 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Văn lớp 9.

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 9 năm 2023 có ma trận (20 đề)

Xem thử

Chỉ 100k mua trọn bộ Đề thi Ngữ Văn 9 Học kì 2 bản word có lời giải chi tiết:

Đề thi Văn lớp 9 Học kì 2 năm 2023 có đáp án (4 đề)

Ma trận đề thi cuối học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9

Mức độ
Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

Phần I:

Đọc - hiểu

Nhớ được tác giả, tác phẩm đoạn trích

Hiểu được phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ

Viết được đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về đoạn thơ



Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1

0,5

5%

2

1,5

15%

1

2

20%


4

4

40%

Phần II:

Làm văn

(Nghị luận về tác phẩm truyện)




Vận dụng kiến thức đã học để viết bài văn nghị luận về nhân vật văn học.


Số câu

Số điểm

Tỉ lệ




1

6

60%

1

6

60%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

2

1

10%

1

1

10%

1

2

20%

1

6

60%

5

10

100%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Câu 1: Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: (4đ)

Ngày 28-2-2021, anh Nguyễn Ngọc Mạnh chàng trai 31 tuổi ở thôn Vĩnh Thanh xã Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh, TP Hà Nội) đã có một hành động phi thường gây chấn động cả giới truyền thông.

Vốn là một người lái xe tải chở hàng hóa bình thường, khi đợi công việc gần một tòa nhà chung cư, anh đã bất ngờ nghe những âm thanh lạ. Ban đầu là tiếng hô hoán. Tưởng chừng có em bé nào bị bố mẹ la rầy anh không để ý. Nhưng rồi anh phát hiện có một bé bò ra lan can một căn hộ ở tầng 12A (tức tầng 13) của tòa chung cư số 60B Nguyễn Huy Tưởng (phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội) và sắp bị rơi xuống.

Trong khoảnh khắc cực kỳ nguy hiểm như một bản năng, một mệnh lệnh cứu người thôi thúc, anh đã nhanh chóng lao qua bức tường cao 2 mét đứng lên mái tôn của sảnh tầng 1 để đỡ cháu bé một cách an toàn.

(Theo qdnd.vn - Người lái xe thiện lạnh và “phút giây huyền diệu” làm cảm phục triệu trái tim)

a) Chỉ ra ít nhất 1 phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích và nêu rõ từ ngữ thể hiện phép liên kết đó (1đ)

b) Xác định thành phần biệt lập trong câu “Tưởng như có em bé nào bị bố mẹ la rầy anh không để ý”?gọi tên thành phần biệt lập đó? (1đ)

c) Nêu nội dung chính của đoạn văn? (1đ)

d) Em học tập được điều gì từ hành động của anh Mạnh được nêu trong đoạn văn? (gợi ý: Trình bày bằng một đoạn văn ngắn từ 4 -> 6 câu) (1đ)

Câu 2. (6,0 điểm) Qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải không những thể hiện tình yêu đất nước, yêu cuộc sống mà còn thể hiện khát vọng cống hiến cho đời một cách chân thành tha thiết. Em hãy phân tích khổ thơ sau để làm sáng tỏ điều đó.

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dân cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

Phần I (6 điểm):

Vượt qua hoàn cảnh khắc nghiệt của bản thân, với niềm tin và tình yêu mãnh liệt dành cho con người, cho đất nước, trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải viết:

Mùa xuân người cầm súng

1. Chép chính xác chín câu tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ. Và cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ có gì đặc biệt.

2. Trong đoạn thơ em chép có từ “đất nước”, tìm hai từ Hán Việt đồng nghĩa với từ đó. Theo em, các từ em vừa tìm có thể thay thế được cho từ “đất nước” trong đoạn thơ không? Vì sao?

3. Trong đoạn thơ, tác giả đã so sánh đất nước với hình ảnh nào? Phân tích ngắn gọn hiệu quả của phép so sánh đó trong việc biểu đạt nội dung.

4. Dựa vào khổ thơ em vùa chép, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch làm rõ vẻ đẹp của mùa xuân đất nước và xúc cảm của nhà thơ trước mùa xuân ấy! trong đó có sử dụng câu bị động và câu có thành phần khởi ngữ (gạch dưới câu bị động và thành phần khởi ngữ).

Phần II (4.0 điểm):

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Chưa bao giờ như bây giờ: hai tiếng Việt Nam lại trở nên thiêng liêng tha thiết, trở thành điểm tựa tinh thần, trở thành nơi an toàn của con người trước đại dịch toàn cầu .... không chỉ kiều bào, du học sinh mà cả những du khách quốc tế ....

Bao nghĩa cử cao đẹp của những tấm lòng vì cộng đồng. Những chuyến bay đi đến tâm dịch bất chấp hi sinh đứng ở hàng đầu chống dịch. Các chiến sĩ quân đội vừa gánh vác trách nhiệm bảo vệ non sông vừa xông lên mặt trận chống dịch: nhường doanh trại cho dân vào rừng ngủ lán, vừa canh gác bảo vệ cho dân, vừa lo tiếp tế lương thực, cơm ăn, nước uống....

(Theo báo Giáo dục thời đại, Nghĩ về tinh thần dân tộc trước dịch bệnh COVID - 19)

1. Nêu ngắn gọn hiểu biết của em về đại dịch được nói đến trong đoạn trích trên.

2. Từ đoạn trích trên, kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy viết một bài văn khoảng 2 trang trình bày suy nghĩ của em về tinh thần dân tộc trước dịch bệnh Covid - 19.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

PHẦN 1: (7 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

.....”Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những mặt trận. Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh ...”. Đó là dân ca Ý trữ tình giàu có, phải lấy giọng thật trầm. Thích nhiều. Nhưng tôi không muốn hát lúc này.”

(Trích “Những ngôi sao xa xôi”, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục)

Câu 1: Nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên là ai? Đoạn trích giúp em hiểu như thế nào về nhân vật?

Câu 2: Xét về cấu tạo, câu văn cuối của đoạn trích thuộc kiểu câu gì? Việc sử dụng kiểu câu ấy có tác dụng như thế nào?

Câu 3: Trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”, vì sao tác giả sử dụng linh hoạt các đại từ nhân xưng (có lúc xưng “tôi” có khi xưng “chúng tôi”)? Hãy nêu tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ văn THCS có cùng đặc điểm như vậy, ghi rõ tên tác giả.

Câu 4: Bằng một đoạn văn tổng - phân - hợp khoảng 12 câu, em hãy làm rõ tinh thần đồng đội, sự gắn bó thân thiết giữa các thành viên tổ trinh sát mặt đường trong văn bản “Những ngôi sao xa xôi” (Lê Minh Khuê). Trong đoạn có sử dụng một câu ghép và thành phần khởi ngữ. (gạch chân, chú thích rõ).

PHẦN II (3 điểm)

LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN

Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ.”

Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi.”

Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá?”

Anh kia trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người.”

(Trích Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục)

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2: Chép chính xác một câu văn có chứa lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích.

Câu 3: Qua đoạn trích trên, kết hợp những hiểu biết xã hội, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩ của lòng khoan dung trong cuộc sống.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2023

Môn: Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề thi số 4)

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

1. Nối tên tác phẩm ở cột A với năm sáng tác ở cột B cho phù hợp

A B
1. Những ngôi sao xa xôi a. 1985
2. Bến quê b. 1962
3. Nói với con c. 1971
4. Con cò d. 1980

2. Công việc chính của ba cô gái thanh niên xung phong trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là:

a. Đo khối lượng đất lấp vào hố bom

b. Đếm bom chưa nổ

c. Phá bom

d. Tất cả những công việc trên

3. Câu: “Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa” sử dụng phép liên kết nào?

a. Phép lặp    b. Phép thế

c. Phép nối    d. Phép liên tưởng

4. Hai câu thơ sau là lời ru của ai hướng tới ai? Nhằm mục đích gì?

   Con dù lớn vẫn là con của mẹ

   Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con

(Con cò – Chế Lan Viên)

a. Lời của tác giả nói với đứa con về tình cảm và tấm lòng của người mẹ

b. Lời người mẹ ru con để bày tỏ tình cảm mẹ dành cho con

c. Lời tác giả nói với mẹ về mong ước của đứa con

d. Lời của người mẹ ru con mong con có giấc ngủ ngon

5. Giá trị nghệ thuật của bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh là:

a. Khắc họa hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ

b. Sáng tạo trong sử dụng từ ngữ, sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật: nhân hóa, ẩn dụ

c. Cả a và b

6. Truyện Rô – bin – sơn ngoài đảo hoang khiến em liên tưởng đến truyện nào của Việt Nam?

a. Tấm Cám    b. Thạch Sanh

c. Sọ Dừa    d. Sự tích dưa hấu

II. Tự luận (7 điểm)

1. Em hãy viết một đoạn văn ngắn phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu, trong đó có sử dụng phương thức liên kết nối và thế. (3đ)

2. Đọc câu thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

a. Câu thơ trên được trích từ bài thơ nào? Ai là tác giả? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ đó. (1đ)

b. Chép lại chính xác 3 câu tiếp theo để hoàn thành khổ thơ. (1đ)

c. Nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên. (2đ)

Đáp án và thang điểm

I. Phần trắc nghiệm

1 2 3 4 5 6
1 – c, 2 – a, 3 – d, 4 4 - b d a a c d

II. Phần tự luận

1.

HS viết một đoạn văn ngắn phân tích tình huống truyện của truyện ngắn Bến quê, trong đó có sử dụng sử dụng phương thức liên kết nối và thế. (1đ)

   - Phân tích tình huống truyện: là tình huống nghịch lí (0.5đ)

   - Nhĩ thời trẻ đi nhiều, không sót một nơi nào trên Trái Đất, khi bệnh tật không đi được nữa anh mới phát hiện ra vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông, vẻ đẹp của người vợ cực nhọc. (0.5đ)

→ Tác giả muốn nhắn nhủ mọi người: cuộc sống và số phận con người đầy bất thường, nghịch lí, nên biết trân trọng những giá trị tốt đẹp quanh mình. (1đ)

2.

Đọc câu thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

a. Câu thơ trên được trích từ bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ:

   - Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, một năm sau ngàygiải phóng miền Nam, đất nước vừa được thống nhất. Đó cũng là khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước là được đến viếng lăng Bác. Tác giả là một người con của miền Nam, suốt ba mươi năm hoạt động và chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ xa xôi. Cũng như đồng bào và chiến sĩ miền Nam, nhà thơ mong mỏi được ra thăm Bác và chỉ đến lúc này, khi đất nước đã thống nhất, ông mới có thể thực hiện được ước nguyện ấy.

   - In trong tập thơ “Như mây mùa xuân” (1978) (1đ)

b. Chép lại chính xác 3 câu tiếp theo để hoàn thành khổ thơ.

   Mai về miền Nam thương trào nước mắt

   Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

   Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

   Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này... (1đ)

c. Nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên. (2đ)

   + Dù vẫn ở trong lăng nhưng tác giả đã hình dung cảnh chia lìa, phải xa Bác vào ngày mai để trở về miền Nam. Nghĩ đến đó thôi, Viễn Phương đã không kìm nổi xúc động mà “thương trào nước mắt”. (1đ)

   + Ước nguyện của nhà thơ được mãi mãi ở bên Bác. Tác giả ước muốn hoá thân vào những cảnh vật, sự vật ở bên Bác: muốn làm con chim cất cao tiếng hót, muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây, và nhất là muốn làm cây tre trung hiếu để có thể mãi mãi ở bên Bác. (1đ)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2023

Môn: Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề thi số 5)

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

1. Câu thơ: “Ngày ngày mật trời đi qua trên lăng” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

a. Nhân hóa    b. So sánh    c. Ẩn dụ    d. Hoán dụ

2. Phần in đậm trong câu thơ: “Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam” là thành phần gì?

a. Thành phần tình thái

b. Thành phần cảm thán

c. Thành phần phụ chú

d. Thành phần gọi – đáp

3. Câu thơ “Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.” được trích từ tác phẩm nào?

a. Sang thu    b. Nói với con    c. Mây và sóng    d. Con cò

4. Ý nào dưới đây không phải đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu:

a. Lựa chọn ngôi kể ở ngôi thứ nhất

b. Sáng tạo trong xây dựng tình huống truyện

c. Xây dựng những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng

d. Miêu tả tâm lí nhân vật, trần thuật theo dòng tâm trạng của nhân vật

5. “Trông có vẻ yếu đuối những cũng rất tinh nghịch” là nét nổi bật trong tính cách của nhân vật nào trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê?

a. Phương Định    b. Chị Thao    c. Nho

6. Đoạn thơ: “Mùa xuân người cầm súng/ Lộc giắt đầy trên lưng/ Mùa xuân người ra đồng/ Lộc trải dài nương mạ” sử dụng phép liên kết nào?

a. Phép lặp    b. Phép nối

c. Phép thế    d. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa

II. Tự luận (7 điểm)

1. Đọc câu thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

Bỗng nhận ra hương ổi

a. Chép lại chính xác 4 câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ. (1đ)

b. Câu thơ trên trích từ bài thơ nào? Ai là tác giả? Nội dung chính của bài thơ đó là gì? (1đ)

c. Viết một đoạn văn diễn dịch từ 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên, trong đó có sử dụng thành phần tình thái và thành phần cảm thán. (3đ)

2. (2đ) Xác định phép liên kết có trong các câu sau:

a. Nghe vậy, Nam không nén nổi tò mò. Nhưng cổng trường khóa, trốn ra sao được.

b. Ngựa con thích lắm. Chú tin chắc sẽ giành được vòng nguyệt quế

Đáp án và thang điểm

I. Phần trắc nghiệm

1 2 3 4 5 6
a b c a c a

II. Phần tự luận

1.

a.

   Bỗng nhận ra hương ổi

   Phả vào trong gió se

   Sương chùng chình qua ngõ

   Hình như thu đã về

b. Câu thơ trên trích từ bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh. Nội dung chính của bài thơ đó là cảm nhận tinh tế của tác giả về những biến chuyển của đất trời khi sang thu và những suy nghĩ, chiêm nghiệm của ông về cuộc đời. (1đ)

c. Viết một đoạn văn từ 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên, trong đó có sử dụng thành phần tình thái và thành phần cảm thán. (3đ)

   - HS viết được đoạn văn diễn dịch có sử dụng thành phần tình thái và thành phần cảm thán. (1đ)

   - HS chỉ ra được nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ :

      + Bỗng nhận ra => sự bất ngờ, sửng sốt, chưa được báo trước. Sự bất ngờ đó là cơ duyên nhưng đồng thời cũng là may mắn khi tác giả được trực tiếp ngắm nhìn sự chuyển biến của đất trời giao mùa từ hạ sang thu. (0.5đ)

      + Mùi hương đặc biệt báo hiệu mùa thu: hương ổi phả vào trong gió se, sương giăng mắc ngoài ngõ…là những dấu hiệu đặc trưng báo hiệu khoảnh khắc giao mùa, rằng thu đã về! (0.5đ)

      + Phả: động từ diễn tả sự chủ động tác động của mùa thu vào cảnh vật. (0.5đ)

      + Hình như diễn tả tâm trạng còn chưa chắc chắc, ngỡ ngàng, chưa thể tin được vì những cảm nhận ở trên còn rất mơ hồ. (0.5đ)

   → Tâm hồn thi sĩ có sự cảm nhận thật tinh tế.

2.

a. Nghe vậy, Nam không nén nổi tò mò. Nhưng cổng trường khóa, trốn ra sao được.

   → Phép nối: nhưng (1đ)

b. Ngựa con thích lắm. Chú tin chắc sẽ giành được vòng nguyệt quế.

   → Phép thế: ngựa con – chú (1đ)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2023

Môn: Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề thi số 6)

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

1. Thành phần biệt lập trong câu: “Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra trông thấy màu trời có vàng hơn mọi khi.” là:

a. Thành phần tình thái

b. Thành phần cảm thán

c. Thành phần phụ chú

d. Thành phần gọi đáp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 2, 3:

“ ..Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng chốc nữa sẽ nổ..”

         (Ngữ văn 9, tập 2, NXBGD)

2. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào?

a. Bến quê

b. Những ngôi sao xa xôi

c. Rô – bin – sơn ngoài đảo hoang

d. Con chó Bấc

3. Câu văn: “Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ.” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

a. Nhân hóa    b. So sánh    c. Ẩn dụ    d. Hoán dụ

4. Nét đặc sắc về nghệ thuật trong bài thơ Nói với con của Y Phương là:

a. Từ ngữ, hình ảnh mộc mạc, giàu sức gợi cảm

b. Giọng điệu trầm lắng, suy tư

c. Đối thoại xen lẫn với độc thoại nội tâm

d. Hình ảnh phong phú, từ ngữ trau chuốt

5. Đâu không phải là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng trong truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu?

a. Bãi bồi bên kia sông

b. Bông bằng lăng nở cuối mùa

c. Anh con trai sa vào xem đám chơi phá cờ thế

d. Đám trẻ con giúp Nhĩ dịch chuyển ra mép tấm phản

6. Câu thơ: “ Dù ở gần con/ Dù ở xa con” sử dụng phương thức liên kết nào?

a. Phép lặp    b. Phép thế    c. Phép nối    d. Phép liên tưởng

II. Tự luận (7 điểm)

1. Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. (5đ)

2. Xác định các phép liên kết có trong các câu sau (2đ):

a. Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối bao trùm lấy hai con mắt. (Kim Lân)

b. Khu vườn nhà Lan không rộng lắm. Nó chỉ bằng một cái sân nhỏ nhưng có bao nhiêu là cây.

Đáp án và thang điểm

I. Phần trắc nghiệm

1 2 3 4 5 6
a b b a d a

II. Phần tự luận

1.

Là nhân vật chính của truyện, một nữ thanh niên xung phong đẹp từ ngoại hình đến tâm hồn. (0.25đ)

   - Hoàn cảnh, công việc của Phương Định:

      + Là cô thanh niên xung phong sống trên cao điểm giữa khói bụi Trường Sơn và bom đạn hủy diệt của kẻ thù. (0.25đ)

      + Công việc của tổ trinh sát mặt đường là: “Đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”. (0.5đ)

→ công việc nguy hiểm nhưng càng ngời sáng sự dũng cảm của cô. (0.5đ)

   - Tính cách: trong sáng, mơ mộng, hồn nhiên đầy trẻ thơ (0.5đ)

      + Là cô gái Hà Nội vào chiến trường. Dù trong khói lửa chiến tranh vẫn luôn đầy ắp những kỉ niệm về Hà Nội và gia đình. (0.5đ)

      + Cô gái lạc quan, hay cười, hay ngắm mình trong gương, tự đánh giá mình là cô gái khá với đôi mắt “dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng”, được nhận xét là “cô có cái nhìn sao mà xa xăm” (0.5đ)

→ Hồn nhiên, đáng yêu, chân thực. (0.25đ)

      + Chị được nhiều người dành tình cảm quý mến

→ Thấy vui, tự hào. Nhạy cảm nhưng không bộc lộ tình cảm giữa đám đông, khiến người khác cảm thấy có phần hơi kiêu kì. (0.5đ)

      + Dũng cảm, bình tĩnh, vượt lên mọi hiểm nguy. (0.25đ)

• Quen với công việc đầy hiểm nguy: “Tôi bây giờ còn một vết thương chưa lành miệng ở đùi”. Nhưng mỗi lần trải qua thử thách vẫn như cuộc thách thức thần kinh cho đến từng cảm giác.

• Làm việc bình tĩnh, thành thạo khi phá bom. (0.25đ)

      + Quan tâm, lo lắng cho đồng đội khi bạn đi lên cao điểm chưa về; chăm sóc tận tình khi đồng đội bị thương; hiểu tính cách đồng đội. (0.25đ)

      + Cũng rất cần sự cổ vũ của đồng đội.

   → Người nữ thanh niên xung phong anh hùng nhưng cũng rất đời thường với thế giới nội tâm phong phú. Ngòi bút Lê Minh Khuê đã thành công trong khắc họa tâm lí nhân vật. Trong chiến tranh, con người sẵn sàng bất chấp hiểm nguy, chấp nhận hi sinh cả mạng sống để hoàn thành nhiệm vụ được giao. (0.5đ)

2.

Xác định các phép liên kết có trong các câu sau:

a. Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối bao trùm lấy hai con mắt. (Kim Lân)

   → Phép liên tưởng: nhìn ra – con mắt. (1đ)

b. Khu vườn nhà Lan không rộng lắm. Nó chỉ bằng một cái sân nhỏ nhưng có bao nhiêu là cây.

   → Phép thế: khu vườn nhà Lan – nó. (1đ)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2023

Môn: Văn 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề thi số 7)

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

1. Nối tên tác phẩm ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp:

A B
1. Bến quêa. Niềm xúc động thành kính của nhà thơ và mọi người đối với Bác khi vào viếng lăng Bác.
2. Viếng lăng Bác b. Thức tỉnh sự trân trọng giá trị của cuộc sống gia đình và những vẻ đẹp bình dị của quê hương.
3. Sang thu c. Tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ nhưng hồn nhiên,lạc quan của các cô gái thanh niên xung phong.
4. Những ngôi sao xa xôid. Sự chuyển biến của đất trời khi sang thu trong cảm nhận tinh tế của tác giả.

2. Hai câu thơ: “Tất cả như hối hả/ Tất cả như xôn xao” sử dụng phép liên kết nào?

a. Phép lặp    b. Phép thế

c. Phép nối    d. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa

3. “Bài thơ được viết không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước và cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước.” là nội dung của bài thơ nào?

a. Sang thu    b. Mùa xuân nho nhỏ

c. Nói với con    d. Con cò

4. Truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê được viết vào thời kì nào?

a. Khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang ác liệt .

b. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi

c. Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp

d. Trong giai đoạn xây dựng, đổi mới đất nước

5. Phần in đậm trông câu ca dao: Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” là thành phần biệt lập nào?

a. Thành phần phụ chú

b. Thành phần tình thái

c. Thành phần gọi – đáp

d. Thành phần cảm thán

II. Tự luận (7 điểm)

1. Đọc câu thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

a. Chép lại chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ. (1đ)

b. Câu thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả? Nội dung chính của bài thơ đó là gì? (1đ)

c. Viết một đoạn văn ngắn từ 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phương tiện liên kết câu lặp và nối. (3đ)

2. Xác định thành phần biệt lập trong các câu sau:

a. Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. (Chị Dậu – Ngô Tất Tố)

b. Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này – các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ - gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho thế hệ mai sau sẽ tùy thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy. (giáo dục – chìa khóa tương lai – P. May – o)

Đáp án và thang điểm

I. Phần trắc nghiệm

1 2 3 4 5
1- b, 2 – a,3 - d, 4 - c a b a c

II. Phần tự luận

1.

Đọc câu thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

a. Chép lại chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ.

   Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

   Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

   Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

   Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng. (1đ)

b. Câu thơ trên được trích từ tác phẩm Viếng lăng Bác của Viễn Phương. Nội dung chính của bài thơ đó là niềm xúc động thành kính của nhà thơ và mọi người đối với Bác khi vào viếng lăng Bác. (1đ)

c. Viết một đoạn văn ngắn từ 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phương tiện liên kết câu lặp và nối.

- HS viết được đoạn văn từ 7 – 10 dòng, sử dụng phương tiên liên kết câu lặp và nối. (1đ)

- Lời giới thiệu mộc mạc, chân tình của tác giả: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”

→ Xưng con thể hiện tấm lòng đầy trân trọng của tác giả.

→ Miền Nam: vừa báo niềm vui chiến thắng, vừa khơi gợi nỗi niềm. Bắc nam nay đã sum họp một nhà sau đằng đẵng 30 năm dài chia cắt.

→ Thăm: thể hiện sự gần gũi, thân thương. (1đ)

- Hình ảnh đầu tiên gây ấn tượng sâu sắc với tác giả chính là cây tre. Hàng tre hiện lên mênh mông qua từ láy “bát ngát”. Biện pháp tu từ nhân hóa giúp cây tre hiện lên sinh động, kiên cường, bất khuất, không chịu cúi đầu. (1đ)

2.

Xác định thành phần biệt lập trong các câu sau:

a. Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. (Chị Dậu – Ngô Tất Tố)

→ Thành phần gọi – đáp: này (1đ)

b. Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này – các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ - gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho thế hệ mai sau sẽ tùy thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy. (giáo dục – chìa khóa tương lai – P. May – o)

→ Thành phần phụ chú: các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ. (1đ)

Xem thêm các đề thi Văn lớp 9 chọn lọc, có đáp án hay khác: