Top 50 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cơ cấu nền kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia (có đáp án 2024) - Cánh diều
Haylamdo sưu tầm và biên soạn 50 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 19: Cơ cấu nền kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sách Cánh diều sẽ giúp học sinh lớp 10 ôn luyện trắc nghiệm Địa lí 10.
Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 19 : Cơ cấu nền kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia - Cánh diều
Câu 1:
Thành phần nào sau đây không được xếp vào cơ cấu lãnh thổ một quốc gia?
A. Điểm sản xuất.
B. Ngành sản xuất.
C. Vùng kinh tế.
D. Khu chế xuất.
Câu 2:
Nhận định nào sau đây đúng với cơ cấu kinh tế theo ngành?
A. Tập hợp các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế hợp thành.
B. Tập hợp của tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế.
C. Là kết quả của phân công lao động xã hội theo lãnh thổ.
D. Hình thành dựa trên chế độ sở hữu, gồm nhiều thành phần.
Câu 3:
Nhận định nào sau đây đúng với cơ cấu kinh tế?
A. Là kết quả của phân công lao động xã hội theo lãnh thổ.
B. Hình thành dựa trên chế độ sở hữu, gồm nhiều thành phần.
C. Tập hợp các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế hợp thành.
D. Tập hợp của tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế.
Câu 4:
Đặc điểm nổi bật về cơ cấu ngành kinh tế của các nước phát triển là
A. dịch vụ rất lớn, công nghiệp - xây dựng rất nhỏ.
B. nông - lâm - ngư nghiệp rất nhỏ, dịch vụ rất lớn.
C. công nghiệp - xây dựng rất lớn, dịch vụ rất nhỏ.
D. nông - lâm - ngư nghiệp rất lớn, dịch vụ rất nhỏ.
Câu 5:
Thành phần nào sau đây không được xếp vào cơ cấu ngành kinh tế của một quốc gia?
A. Hộ gia đình.
B. Trồng trọt.
C. Chăn nuôi.
D. Khai khoáng.
Câu 6:
Cơ cấu thành phần kinh tế gồm
A. khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, nông - lâm - ngư nghiệp.
B. khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, công nghiệp - xây dựng.
C. khu vực kinh tế trong nước, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ.
D. khu vực kinh tế trong nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 7:
Nội dung chủ yếu nhất của cơ cấu kinh tế là
A. sự sắp xếp các bộ phận trong cả tổng thể chung.
B. tổng số chung và tất cả các bộ phận hợp thành.
C. sự phân chia tổng thể chung thành các bộ phận.
D. các bộ phận hợp thành và quan hệ giữa chúng.
Câu 8:
Cơ cấu lãnh thổ gồm
A. nông - lâm - ngư nghiệp, toàn cầu.
B. toàn cầu và khu vực, quốc gia, vùng.
C. công nghiệp - xây dựng, quốc gia.
D. toàn cầu và khu vực, vùng, dịch vụ.
Câu 9:
Cơ cấu ngành kinh tế gồm các bộ phận
A. công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và khu vực trong nước.
B. nông - lâm - ngư nghiệp, khu vực ở trong nước và dịch vụ.
C. nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
D. công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và khu vực ngoài nước.
Câu 10:
Nhận định nào sau đây đúng với cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế?
A. Tập hợp của tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế.
B. Hình thành dựa trên chế độ sở hữu, gồm nhiều thành phần.
C. Là kết quả của phân công lao động xã hội theo lãnh thổ.
D. Tập hợp các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế hợp thành.
Câu 11:
Cơ cấu ngành kinh tế không phản ánh
A. trình độ phân công lao động xã hội.
B. việc sở hữu kinh tế theo thành phần.
C. trình độ phát triển lực lượng sản xuất.
D. việc sử dụng lao động theo ngành.
Câu 12:
Nhận định nào sau đây đúng với cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ?
A. Tập hợp của tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế.
B. Tập hợp các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế hợp thành.
C. Là kết quả của phân công lao động xã hội theo lãnh thổ.
D. Hình thành dựa trên chế độ sở hữu, gồm nhiều thành phần.
Câu 13:
Cơ cấu theo ngành phản ánh
A. trình độ phát triển, thế mạnh mỗi lãnh thổ.
B. trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội.
C. khả năng khai thác năng lực tổ chức sản xuất.
D. sản phẩm phân công lao động theo lãnh thổ.
Câu 14:
Thành phần nào sau đây không được xếp vào cơ cấu thành phần kinh tế của một quốc gia?
A. Ngoài nhà nước.
B. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
C. Nông - lâm - ngư nghiệp.
D. Nhà nước.
Câu 15:
Cơ cấu thành phần kinh tế phản ánh được rõ rệt điều gì sau đây?
A. Việc sở hữu kinh tế theo thành phần.
B. Việc sử dụng lao động theo ngành.
C. Trình độ phân công lao động xã hội.
D. Trình độ phát triển lực lượng sản xuất.