Lý thuyết Địa Lí 10 Cánh diều Bài 22: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Địa lí lớp 10 Bài 22: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa Lí 10.
Lý thuyết Địa Lí 10 Cánh diều Bài 22: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Quan niệm và vai trò
* Quan niệm
Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là sự sắp xếp và phối hợp các đối tượng nông nghiệp trong mối liên hệ liên ngành, liên vùng, kết hợp với nhu cầu thị trường trên một lãnh thổ cụ thể nhằm sử dụng hợp lí nhất các tiềm năng tự nhiên, kinh tế, lao động để đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
* Vai trò
- Thúc đẩy chuyên môn hoá trong sản xuất nông nghiệp, tập trung tư liệu sản xuất, lao động, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật.
- Nâng cao năng suất lao động và góp phần quy hoạch theo lãnh thổ của nền kinh tế quốc dân.
- Tạo điều kiện liên kết, hợp tác giữa các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và các ngành kinh tế khác.
- Góp phần sử dụng hợp lí, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên cũng như các nguồn lực trên lãnh thổ.
- Giảm thiểu tác động của tự nhiên đến nông nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp chủ yếu là: trang trại, thể tổng hợp nông nghiệp và vùng nông nghiệp.
Hình thức |
Vai trò |
Đặc điểm |
Trang trại |
- Thúc đẩy nông nghiệp sản xuất hàng hoá, phát triển kinh tế nông thôn. - Giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân. - Khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và góp phần bảo vệ môi trường. |
- Mục đích chủ yếu là sản xuất nông sản hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường. - Quy mô sản xuất tương đối lớn. - Thường thuê lao động. - Tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ, trên cơ sở chuyên môn hoá, thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật. |
Thể tổng hợp nông nghiệp (vùng sản xuất, nông nghiệp tập trung) |
- Khai thác thế mạnh của lãnh thổ. - Thúc đẩy liên kết kinh tế trong chế biến sản xuất và tiêu thụ nông sản. - Thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn. |
- Là lãnh thổ có diện tích tương đối lớn; không có ranh giới rõ ràng; sản xuất tập trung một vài cây trồng hoặc vật nuôi. - Có mối liên kết giữa các nông hộ, trang trại,... với cơ sở chế biến hoặc tiêu thụ sản phẩm và phát triển thành các chuỗi giá trị nông sản.. - Áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, tạo ra các nông sản có giá trị và khối lượng lớn, làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến hoặc xuất khẩu. |
Vùng nông nghiệp |
- Sử dụng có hiệu quả nhất các điều kiện sản xuất của các vùng. - Thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ, chuyên môn hoá và hợp tác hoá giữa các vùng. |
- Lãnh thổ rộng lớn, có đặc điểm tương đồng về điều kiện sinh thái nông nghiệp, kinh tế - xã hội, có ranh giới xác định. - Chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp theo hướng phát huy thế mạnh của vùng với những sản phẩm đặc trưng của vùng. - Đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp nhằm đạt hiệu quả cao. |
Một số vấn đề phát triển nền nông nghiệp hiện đại
- Cơ giới hoá và tự động hoá trong sản xuất, thu hoạch, chế biến nông sản.
- Ứng dụng công nghệ số để quản lý dữ liệu, điều hành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp,...
- Công nghệ sinh học: lai tạo ra giống cây trồng, vật nuôi mới, biến đổi gen, sản xuất nhiều chế phẩm sinh học,...
- Phương thức canh tác nông nghiệp không cần đất: canh tác trên giá thể, canh tác thuỷ canh, khí canh,...
Định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai
- Gắn với thị trường: liên kết trong sản xuất nông nghiệp hình thành và tham gia vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.
- Ứng dụng công nghệ cao: phát triển nông nghiệp số, nông nghiệp thông minh,...
- Thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững: phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái.