200 câu hỏi trắc nghiệm Một số vấn đề chung (có đáp án) - Địa lí 10 Cánh diều
Haylamdo sưu tầm và biên soạn 200 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10 Một số vấn đề chung sách Cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa lí 10
200 câu hỏi trắc nghiệm Một số vấn đề chung (có đáp án) - Địa lí 10 Cánh diều
Câu 1:
Địa lí cung cấp kiến thức, cơ sở khoa học và thực tiễn về
A. các yếu tố sinh học, kinh tế - xã hội và môi trường trên Trái Đất.
B. các yếu tố sử học, khoa học xã hội và môi trường trên Trái Đất.
C. các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường trên Trái Đất.
D. các yếu tố lí học, khoa học trái đất và môi trường trên Trái Đất.
Câu 2:
Môn Địa lí không có vai trò nào sau đây?
A. Góp phần hình thành phẩm chất và năng lực địa lí cho người học.
B. Giúp chúng ta thích nghi được với những thay đổi đang diễn ra.
C. Cung cấp kiến thức cơ bản về môi trường sống xung quanh ta.
D. Định hướng nghề nghiệp, đào tạo các ngành không gian vũ trụ.
Câu 3:
So với các môn học khác, môn Địa lí có điểm khác biệt nào sau đây?
A. Được học ở tất cả các cấp học.
B. Chỉ được học ở trung học cơ sở.
C. Mang tính độc lập và khác biệt.
D. Địa lí mang tính chất tổng hợp.
Câu 4:
Biểu hiện nào sau đây không thể hiện tính tích hợp của môn Địa lí?
A. Chỉ vận dụng kiến thức môn học để làm sáng tỏ địa lí.
B. Kết hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực (sử, hóa, sinh,…).
C. Lồng ghép nội dung giáo dục môi trường và biển đảo.
D. Tích hợp giữa tự nhiên, dân cư với xã hội và kinh tế.
Câu 5:
Môn Địa lí được học ở
A. tất cả các cấp học phổ thông.
B. cấp trung học, chuyển nghiệp.
C. cấp tiểu học, trung học cơ sở.
D. tất cả các môn học ở tiểu học.
Câu 6:
Nhóm nghề nghiệp liên quan đến tự nhiên tổng hợp là
A. môi trường, tài nguyên.
B. nông nghiệp, du lịch.
C. khí hậu học, địa chất.
D. dân số học, đô thị học.
Câu 7:
Học Địa lí có vai trò tạo cơ sở vững chắc để
A. người học có kiến thức cơ bản về khoa học và xã hội.
B. người học khám phá bản thân, môi trường và thế giới.
C. người học có khả năng nghiên cứu khoa học về vũ trụ.
D. người học tiếp tục theo học các ngành nghề liên quan.
Câu 8:
Học Địa lí giúp người học hiểu biết hơn về
A. quá khứ, hiện tại và sự hình thành trái đất.
B. quá khứ, hiện tại và tương lai của toàn cầu.
C. quá khứ, hiện tại và kinh tế của địa phương.
D. quá khứ, hiện tại và định hướng nghề nghiệp.
Câu 9:
Kiến thức về địa lí tự nhiên định hướng ngành nghề nào sau đây?
A. Quản lí đất đai.
B. Kĩ sư trắc địa.
C. Quản lí xã hội.
D. Quản lí đô thị.
Câu 10:
Địa lí giúp các em có được những hiểu biết cơ bản về
A. khoa học tự nhiên.
B. khoa học địa lí.
C. khoa học xã hội.
D. khoa học vũ trụ.
Câu 11:
Đối với xã hội hiện nay, môn Địa lí có vai trò nào sau đây?
A. Định hướng nghề nghiệp, đào tạo các ngành không gian vũ trụ.
B. Cung cấp kiến thức cơ bản về tự nhiên, toán học và ngoại ngữ.
C. Giúp chúng ta thích nghi được với những thay đổi đang diễn ra.
D. Góp phần hình thành phẩm chất, năng lực chuyên biệt về xã hội.
Câu 12:
Học Địa lí giúp cho kho tàng kiến thức của người học
A. phong phú.
B. hạn chế.
C. thu hẹp.
D. nghèo nàn.
Câu 13:
Địa lí có những đóng góp giá trị cho
A. mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng.
B. hoạt động dịch vụ, du lịch, giáo dục học và hội nhập quốc tế.
C. các hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp và an ninh quốc phòng.
D. tất cả các linh vực công nghiệp, văn hóa và khám phá vũ trụ.
Câu 14:
Nhóm nghề nghiệp liên quan đến địa lí tổng hợp là
A. nông nghiệp, du lịch.
B. khí hậu học, địa chất.
C. dân số, đô thị học.
D. quy hoạch, GIS.
Câu 15:
Nhóm nghề nghiệp liên quan đến thành phần tự nhiên là
A. nông nghiệp, du lịch.
B. môi trường, tài nguyên.
C. khí hậu học, địa chất.
D. dân số học, đô thị học.
Câu 1:
Trước khi sử dụng bản đồ, phải nghiên cứu kĩ
A. tỉ lệ bản đồ.
B. ảnh trên bản đồ.
C. phần chú giải.
D. tên bản đồ.
Câu 2:
Phát biểu nào sau đây không đúng với ý nghĩa của phương pháp kí hiệu?
A. Thể hiện được tốc độ di chyển đối tượng.
B. Thể hiện được quy mô của đối tượng.
C. Biểu hiện động lực phát triển đối tượng.
D. Xác định được vị trí của đối tượng.
Câu 3:
Trên bản đồ tỉ lệ 1:300 000, 3cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km ngoài thực địa?
A. 9km.
B. 900km.
C. 90km.
D. 0,9km.
Câu 4:
Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện các đối tượng
A. tập trung thành vùng rộng lớn.
B. di chuyển theo các hướng bất kì.
C. phân bố phân tán, lẻ tẻ, rời rạc.
D. phân bố theo những điểm cụ thể.
Câu 5:
Các tuyến giao thông đường biển thường được biểu hiện bằng phương pháp
A. bản đồ - biểu đồ.
B. đường chuyển động.
C. chấm điểm.
D. kí hiệu.
Câu 6:
Các trung tâm công nghiệp thường được biểu hiện bằng phương pháp
A. kí hiệu.
B. bản đồ - biểu đồ.
C. chấm điểm.
D. đường chuyển động.
Câu 7:
Đối tượng nào sau đây được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu?
A. Hải cảng.
B. Hướng gió.
C. Luồng di dân.
D. Dòng biển.
Câu 9:
Dạng kí hiệu nào sau đây không thuộc phương pháp kí hiệu?
A. Tượng hình.
B. Chữ.
C. Điểm.
D. Hình học.
Câu 10:
Việt Nam trải dài trên 15° vĩ tuyến thì tương ứng với bao nhiêu km. Biết rằng cứ 1o có giá trị trung bình là 111,1km?
A. 1666,5km.
B. 2360km.
C. 3260km.
D. 2000,5km.
Câu 11:
GPS là một hệ thống các vệ tinh bay xung quanh
A. Mặt Trời.
B. Sao Thủy.
C. Mặt Trăng.
D. Trái Đất.
Câu 12:
Phương pháp chấm điểm dùng để thể hiện các hiện tượng
A. phân bố phân tán, lẻ tẻ, rời rạc.
B. phân bố theo những điểm cụ thể.
C. tập trung thành vùng rộng lớn.
D. di chuyển theo các hướng bất kì.
Câu 13:
Sự phân bố các điểm dân cư nông thôn thường được biểu hiện bằng phương pháp
A. bản đồ - biểu đồ.
B. đường chuyển động.
C. chấm điểm.
D. kí hiệu.
Câu 14:
Sự di cư theo mùa của một số loài chim thường được biểu hiện bằng phương pháp
A. đường chuyển động.
B. bản đồ - biểu đồ.
C. chấm điểm.
D. khoanh vùng.
Câu 15:
Ý nghĩa của phương pháp chấm điểm là thể hiện được
A. số lượng và khối lượng của đối tượng.
B. số lượng và hướng di chuyển đối tượng.
C. khối lượng và tốc độ của các đối tượng.
D. tốc độ và hướng di chuyển của đối tượng.
.........................
.........................
.........................