Top 50 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Ôn tập chương 9 (có đáp án 2024) - Cánh diều
Haylamdo sưu tầm và biên soạn 50 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10 Ôn tập chương 9 có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sách Cánh diều sẽ giúp học sinh lớp 10 ôn luyện trắc nghiệm Địa lí 10.
Trắc nghiệm Địa lí 10 Ôn tập chương 9 - Cánh diều
Câu 1:
Ngành lâm nghiệp gồm có các hoạt động nào sau đây?
A. Khai thác rừng tự nhiên, trồng và bảo vệ rừng trồng.
B. Bảo vệ rừng, trồng cây gỗ lớn và khai thác gỗ tròn.
C. Trồng rừng sản xuất, bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ.
D. Trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản khác.
Câu 2:
Nước nào sau đây trồng nhiều lúa gạo?
A. Trung Quốc.
B. Ô-xtrây-li-a.
C. Hoa Kì.
D. LB Nga.
Câu 3:
Nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa có biểu hiện nào sau đây?
A. Tập trung vào sản xuất các sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước.
B. Sử dụng nhiều lao động và công cụ thủ công vào trong sản xuất.
C. Hình thành và phát triển các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp.
D. Đẩy mạnh sản xuất quảng canh để không ngừng tăng sản xuất.
Câu 4:
Vai trò quan trọng của rừng đối với sản xuất và đời sống là
A. lá phổi xanh cân bằng sinh thái.
B. điều hoà lượng nước trên mặt đất.
C. cung cấp lâm, đặc sản; dược liệu.
D. bảo vệ đất đai, chống xói mòn.
Câu 5:
Đặc điểm nào sau đây của đất trồng ít ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp?
A. Độ phì đất.
B. Quỹ đất.
C. Tính chất đất.
D. Màu sắc đất.
Câu 6:
Khu vực châu Á gió mùa là nơi nổi tiếng về cây
A. ngô.
B. lúa mì.
C. khoai tây.
D. lúa nước.
Câu 7:
Trang trại có đặc điểm nào sau đây?
A. Sản xuất tập trung, áp dụng cơ giới hóa.
B. Mục đích sản xuất nông sản hàng hóa.
C. Liên kết vùng nguyên liệu với chế biến.
D. Kết hợp chặt chẽ giữa các hộ gia đình.
Câu 8:
Thể tổng hợp nông nghiệp không có đặc điểm nào sau đây?
A. Kết hợp chặt chẽ giữa các hộ gia đình.
B. Tổ chức sản xuất dựa trên thâm canh.
C. Sản xuất tập trung, áp dụng cơ giới hóa.
D. Liên kết vùng nguyên liệu với chế biến.
Câu 9:
Biểu hiện nào sau đây không đúng với vai trò của rừng đối với sản xuất?
A. Thực phẩm đặc sản.
B. Lâm sản cho xây dựng.
C. Gỗ cho công nghiệp.
D. Nguyên liệu làm giấy.
Câu 10:
Ngô phân bố nhiều nhất ở miền
A. cận nhiệt, ôn đới.
B. nhiệt đới, cận nhiệt.
C. nhiệt đới, hàn đới.
D. ôn đới, hàn đới.
Câu 11:
Ngành lâm nghiệp không có vai trò nào sau đây?
A. Đảm bảo phát triển bền vững, nghiên cứu khoa học.
B. Góp phần khai thác tốt các tiềm năng của tự nhiên.
C. Đảm nhận chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường.
D. Cung cấp nguồn lâm sản phục vụ các nhu cầu xã hội.
Câu 12:
Nước nào sau đây trồng nhiều lúa mì?
A. Băng-la-đet.
B. Thái Lan.
C. Trung Quốc.
D. In-đô-nê-xi-a.
Câu 13:
Ngành lâm nghiệp không có hoạt động nào sau đây?
A. Tái chế gỗ.
B. Trồng rừng.
C. Bảo vệ rừng.
D. Khai thác gỗ.
Câu 14:
Nước nào sau đây trồng nhiều ngô?
A. Ô-xtrây-li-a.
B. Hoa Kì.
C. LB Nga.
D. Ấn Độ.
Câu 15:
Khí hậu và nguồn nước ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất nông nghiệp?
A. Quy định sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
B. Xác định cơ cấu vật nuôi, cơ cấu mùa vụ của cây trồng.
C. Quy mô và hình thức trong sản xuất nông nghiệp.
D. Lựa chọn phương thức sản xuất trong nông nghiệp.
Câu 1:
Than đá không dùng để làm
A. nhiên liệu cho nhiệt điện.
B. vật liệu dùng để xây dựng.
C. cốc hoá cho luyện kim đen.
D. nguyên liệu cho hoá than.
Câu 2:
Sản xuất công nghiệp khác biệt với sản xuất nông nghiệp ở
A. sự phụ thuộc vào tự nhiên.
B. có bao gồm nhiều ngành.
C. tính chất tập trung cao độ.
D. sự phân tán về không gian.
Câu 3:
Các nước nào sau đây có sản lượng điện bình quân theo đầu người vào loại cao nhất thế giới?
A. Na-uy, Ca-na-đa, Thuỵ Điển, Hoa Kì.
B. Na-uy, Ca-na-đa, Thuỵ Điển, Pháp.
C. Na-uy, Ca-na-đa, Thuỵ Điển, Đức.
D. Na-uy, Ca-na-đa, Thuỵ Điển, LB Nga.
Câu 4:
Khu công nghiệp không có vai trò nào sau đây?
A. Tạo nguồn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
B. Góp phần thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
C. Góp phần thực hiện công nghiệp hóa tại địa phương.
D. Thúc đẩy chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại.
Câu 5:
Công nghiệp điện tử - tin học là ngành cần
A. nhiều diện tích rộng.
B. lao động trình độ cao.
C. nhiều kim loại, điện.
D. tài nguyên thiên nhiên.
Câu 6:
Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động, công nghiệp được chia ra thành hai nhóm chính là
A. khai thác và nặng (A).
B. nặng (A) và nhẹ (B).
C. khai thác và chế biến.
D. chế biến và nhẹ (B).
Câu 7:
Khoáng sản không chi phối sự phát triển công nghiệp về mặt
A. cơ cấu sản xuất.
B. phân bố xí nghiệp.
C. xây dựng công trình.
D. quy mô sản xuất.
Câu 8:
Khu công nghiệp có vai trò nào sau đây?
A. Đóng góp vào nguồn thu của nghiệp địa phương.
B. Góp phần thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
C. Góp phần thực hiện công nghiệp hóa tại địa phương.
D. Cơ sở hình thành các thức tổ chức lãnh thổ khác.
Câu 9:
Tính chất tập trung của sản xuất công nghiệp là trên một diện tích nhất định, không phải
A. thu hút nhiều người lao động.
B. tạo khối lượng lớn sản phẩm.
C. dùng nhiều kĩ thuật sản xuất.
D. xây dựng nhiều xí nghiệp.
Câu 10:
Các quốc gia nào sau đây có trữ lượng quặng đồng lớn trên thế giới?
A. Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, LB Nga, Hoa Kì.
B. LB Nga, U-crai-na, Trung Quốc, Ấn Độ.
C. Ô-xtrây-li-a, Gia-mai-ca, Bra-xin, Việt Nam.
D. Chi-lê, Hoa Kì, Ca-na-đa, LB Nga.
Câu 11:
Điểm công nghiệp không có vai trò nào sau đây?
A. Cơ sở hình thành các thức tổ chức lãnh thổ khác.
B. Đóng góp vào nguồn thu của nghiệp địa phương.
C. Góp phần thực hiện công nghiệp hóa ở địa phương.
D. Góp phần thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Câu 12:
Các quốc gia nào sau đây tập trung nhiều than đá?
A. Hoa Kì, LB Nga, Trung Quốc, Thái Lan.
B. Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, LB Nga.
C. Hoa Kì, LB Nga, Trung Quốc, Việt Nam.
D. Trung Quốc, I-ta-li-a, Hoa Kì, LB nga.
Câu 13:
Điểm công nghiệp có vai trò nào sau đây?
A. Góp phần thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
B. Thúc đẩy chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại.
C. Tạo nguồn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
D. Góp phần thực hiện công nghiệp hóa tại ở phương.
Câu 14:
Yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến việc lựa chọn các nhà máy, các khu công nghiệp và khu chế xuất là
A. khí hậu.
B. khoáng sản.
C. vị trí địa lí.
D. nguồn nước.
Câu 15:
Trung tâm công nghiệp có vai trò nào sau đây?
A. Thúc đẩy chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại.
B. Tạo nguồn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
C. Góp phần thực hiện công nghiệp hóa tại địa phương.
D. Định hình hướng chuyên môn hóa cho vùng lãnh thổ.
Câu 1:
Phát biểu nào sau đây không đúng với vai trò của các kênh đào trong một hệ thống vận tải đường sông?
A. Các kênh đào là cơ sở quan trọng hình thành các cảng sông.
B. Nhờ có kênh đào mà các lưu vực vận tải được nối với nhau.
C. Các kênh đào được xây dựng vượt qua các trở ngại địa hình.
D. Nhờ có kênh đào mà việc vận chuyển ở hệ thống linh hoạt.
Câu 2:
Ngành vận tải đường sắt so với trước đây ít có đổi mới hơn cả về
A. đường ray.
B. toa xe.
C. nhà ga.
D. sức kéo.
Câu 3:
Nhân tố nào sau đây có tác động mạnh mẽ nhất đến nhịp độ tăng trưởng của các ngành dịch vụ?
A. Cơ cấu theo tuổi.
B. Tỉ suất giới tính.
C. Quy mô dân số.
D. Gia tăng dân số.
Câu 4:
Phát biểu nào sau đây không đúng với vai trò của ngành thương mại?
A. Giúp khai thác hiệu quả các điểm lợi thế.
B. Đảm bảo cho đời sống diễn ra thông suốt.
C. Góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hoá.
D. Điều tiết và hướng dẫn người tiêu dùng.
Câu 5:
Nhân tố nào sau đây có tác động mạnh mẽ nhất đến cơ cấu của các ngành dịch vụ?
A. Quy mô dân số.
B. Cơ cấu theo tuổi.
C. Tỉ suất giới tính.
D. Gia tăng tự nhiên.
Câu 6:
Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành vận tải ô tô?
A. Phối hợp được với các phương tiện khác.
B. Sử dụng rất ít nhiên liệu khoáng (dầu mỏ).
C. Hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt ở cự li ngắn.
D. Đáp ứng các yêu cầu vận chuyển đa dạng.
Câu 7:
Thành tựu khoa học - công nghệ nào sau đây không được ứng dụng trong ngành tài chính - ngân hàng?
A. Năng lượng nhiệt hạch.
B. Trí tuệ nhân tạo.
C. Công nghệ chuỗi khối.
D. Tư vấn tự động.
Câu 8:
Sự phân bố các ngành dịch vụ tiêu dùng gắn bó mật thiết với phân bố
A. giao thông.
B. nông nghiệp.
C. dân cư.
D. công nghiệp.
Câu 9:
Ưu điểm của ngành vận tải đường hàng không là
A. vận tải được hàng nặng trên đường xa với tốc độ nhanh, ổn định, giá rẻ.
B. rẻ, thích hợp với hàng nặng, cồng kềnh; không yêu cầu chuyển nhanh.
C. tiện lợi, cơ động và có khả năng thích nghi với các điều kiện địa hình.
D. trẻ, tốc độ cao, đóng vai trò đặc biệt trong vận tải hành khách quốc tế.
Câu 10:
Hoạt động ngoại thương gắn liền với
A. các hoạt động nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ.
B. xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ.
C. mua bán và nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ.
D. các hoạt động xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ.
Câu 11:
Các nước nào sau đây phát triển mạnh giao thông đường sông, hồ?
A. Nhật Bản, LB Nga, Ấn Độ.
B. Nhật Bản, LB Nga, Na Uy.
C. Hoa Kì, LB Nga, Ca-na-đa.
D. Hoa Kì, LB Nga, Đan Mạch.
Câu 12:
Nơi nào sau đây có cả ba loại hình dịch vụ sản xuất, tiêu dùng, công đều phát triển mạnh mẽ?
A. Đô thị.
B. Nông thôn.
C. Miền núi.
D. Đồng bằng.
Câu 13:
Sản phẩm chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu hàng xuất khẩu trên thế giới hiện nay là
A. mặt hàng nông sản, nguyên vật liệu.
B. thực phẩm và hàng linh kiện điện tử.
C. các sản phẩm thô, chưa qua tinh chế.
D. công nghiệp chế biến và dầu mỏ.
Câu 14:
Biểu hiện của sự phát triển không ngừng của ngành tài chính - ngân hàng là
A. sự đa dạng của các gói dịch vụ tài chính cho người giàu.
B. số lượng các trung tâm tư vấn và giao dịch tài chính tăng.
C. số người có tài khoản của tổ chức tài chính tăng chậm.
D. số lượng các ngân hàng, các chi nhánh, điểm ATM giảm.
Câu 15:
Vai trò của giao thông vận tải đối với đời sống nhân dân là
A. tạo nên mối giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới.
B. tạo các mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương.
C. phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong và ngoài nước.
D. góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa ở vùng xa.