X

Địa Lí 7 Cánh diều

Giải Địa Lí lớp 7 trang 136 Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Địa Lí 7 trang 136 trong Bài 17: Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ sách Cánh diều. Hy vọng rằng với lời giải ngắn gọn nhưng đủ ý sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập Sách bài tập Toán 7.

Giải Địa Lí 7 trang 136 Cánh diều

Câu hỏi mở đầu trang 136 Bài 17 Địa Lí lớp 7: Khu vực Trung và Nam Mỹ có diện tích rộng lớn, trải dài trên nhiều vĩ độ nên tự nhiên có sự phân hóa rõ rệt. Vậy sự phân hóa của tự nhiên được thể hiện như thế nào? Rừng nhiệt đới A-ma-dôn có đặc điểm gì?

Trả lời:

Sự phân hóa tự nhiên được thể hiện theo chiều bắc-nam, đông-tây, chiều cao.

Rừng A-ma-dôn là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, được gọi là “lá phổi xanh” của thế giới với nhiều động, thực vật phong phú và đa dạng.

Câu hỏi trang 136 Địa Lí lớp 7: Đọc thông tin và quan sát hình 13.1, hãy trình bày sự phân hóa của tự nhiên Trung và Nam Mỹ theo chiều đông-tây.

Đọc thông tin và quan sát hình 13.1, trình bày sự phân hóa của tự nhiên Trung và Nam Mỹ

Trả lời:

*Khu vực Trung Mỹ:

- Phía đông: Mê-hi-cô, eo đất Trung Mỹ và các quần đảo mưa nhiều => rừng rậm nhiệt đới phát triển.

- Phía tây: mưa ít => xa van phát triển.

* Lục địa Nam Mỹ:

- Phía đông:

+ địa hình: sơn nguyên, đồi núi xen các thung lũng.

+ khí hậu, thực vật: do ảnh hưởng dòng biển nóng, mưa nhiều => rừng rậm phát triển.

- Ở giữa: các đồng bằng như La-nốt, A-ma-dôn, La-plan-ta,...

- Phía tây: địa hình miền núi trẻ cao đồ sộ nhất châu Mỹ.

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 7 Cánh diều hay, ngắn gọn khác: