X

Địa Lí 7 Cánh diều

Giải Địa Lí lớp 7 trang 152 Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Địa Lí 7 trang 152 trong Bài 22: Châu Nam Cực sách Cánh diều. Hy vọng rằng với lời giải ngắn gọn nhưng đủ ý sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập Sách bài tập Toán 7.

Giải Địa Lí 7 trang 152 Cánh diều

Câu hỏi trang 152 Địa Lí lớp 7: Đọc thông tin và quan sát hình 22.1, hãy trình bày lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực.

Đọc thông tin và quan sát hình 22.1, trình bày lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực

Trả lời:

Châu Nam Cực là châu lục được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất so với các châu lục khác.

Từ 1957, việc nghiên cứu châu Nam Cực được xúc tiến mạnh mẽ và toàn diện bởi nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhật Bản,...

Năm 1959, có 12 quốc gia đã kí Hiệp ước Nam Cực nhằm bảo tồn lục địa Nam Cực cho mục đích hòa bình và nghiên cứu khoa học. Đến năm 2020 đã có 53 quốc gia tham gia Hiệp ước, 29 quốc gia tham vấn.

Hàng năm có khoảng từ 1000 – 5000 nhà khoa học và khách du lịch đến nghiên cứu và tham quan du lịch.

Câu hỏi trang 152 Địa Lí lớp 7: Đọc thông tin và quan sát hình 22.1, hình 22.4, hình 22.5, hãy trình bày đặc điểm thiên nhiên nổi bật của châu Nam Cực.

Đọc thông tin và quan sát hình 22.1, hình 22.4, hình 22.5, trình bày đặc điểm thiên nhiên nổi bật

Đọc thông tin và quan sát hình 22.1, hình 22.4, hình 22.5, trình bày đặc điểm thiên nhiên nổi bật

Trả lời:

- Địa hình: có độ cao trung bình lớn nhất thế giới, chủ yếu băng tuyết bao phủ, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ.

- Khí hậu:

+ lạnh nhất: nhiệt độ trung bình dao động từ - 60°C đến – 10°C vùng ven biển.

+ nhiều gió bão nhất: gió từ trung tâm lục địa tỏa ra theo hướng ngược chiều kim đồng hồ với vận tốc 60km/ giờ.

+ khô nhất: lượng mưa trung bình từ 50mm đến 150mm, chủ yếu dạng tuyết rơi.

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 7 Cánh diều hay, ngắn gọn khác: