Lý thuyết Địa Lí 8 Kết nối tri thức Bài 7: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 8 Bài 7: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa Lí 8.

Lý thuyết Địa Lí 8 Kết nối tri thức Bài 7: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta

1. Ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp

- Thuận lợi:

+ Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Nguồn nhiệt ẩm phong phú làm cho cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, có thể trồng từ hai đến ba vụ lúa và rau, màu trong một năm; cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng.

+ Khí hậu nước ta có sự phân hoá rõ rệt theo chiều bắc - nam, theo mùa và theo độ cao. Vì vậy, ở nước ta có thể trồng được từ các loại cây nhiệt đời cho đến một số cây cận nhiệt và ôn đới. Cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng cũng rất đa dạng, phong phú và có sự khác nhau giữa các vùng.

Lý thuyết Địa Lí 8 Kết nối tri thức Bài 7: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta

- Khó khăn:

+ Nhiều thiên tai thường xuyên xảy ra (bão, lũ lụt, hạn hán, gió Tây khô nóng, sương muối,...) gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

+ Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho sâu bệnh, dịch bệnh, nấm mốc phát triển gây hại cho cây trồng, vật nuôi.

2. Ảnh hưởng của khí hậu với hoạt động du lịch

- Thuận lợi: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa theo mùa và theo đai cao ở nước ta đã tác động trực tiếp đến sự hình thành các điểm du lịch, loại hình du lịch, mùa vụ du lịch…

+ Ở các khu vực đồi núi, sự phân hoá khí hậu theo độ cao tạo điều kiện phát triển các loại hình du lịch như nghỉ dưỡng, tham quan… Các vùng núi cao có khí hậu mát mẻ quanh năm, không khí trong lành là cơ sở để tạo nên các điểm du lịch, như: Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Bà Nà (Đà Nẵng), Đà Lạt (Lâm Đồng),…

+ Sự phân hoá của khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam ảnh hưởng đến mùa vụ du lịch của hai miền. Các hoạt động du lịch biển ở miền Bắc hầu như chỉ diễn ra vào mùa hạ còn ở miền Nam có thể diễn ra quanh năm.

Lý thuyết Địa Lí 8 Kết nối tri thức Bài 7: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta

- Khó khăn: Các hiện tượng thời tiết như mưa lớn, bão,... là trở ngại đối với hoạt động du lịch ngoài trời.

3. Tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông

- Nguồn nước sông được sử dụng vào nhiều mục đích: giao thông, du lịch, sinh hoạt, tưới tiêu, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, thuỷ điện,...

- Việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông có vai trò quan trọng đối với sản xuất và sinh hoạt của người dân.

+ Mang lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước của các ngành kinh tế.

+ Hạn chế lãng phí nước.

+ Góp phần bảo vệ tài nguyên nước, bảo vệ các hệ sinh thái ở lưu vực sông;

+ Góp phần phòng chống thiên tai (bão, lũ) trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

- Ở nước ta, nguồn nước của một số lưu vực sông chưa được sử dụng hiệu quả cho nhiều mục đích dẫn đến lãng phí và ô nhiễm nguồn nước.

Lý thuyết Địa Lí 8 Kết nối tri thức Bài 7: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 8 Kết nối tri thức hay khác: