Trắc nghiệm Địa Lí 8 Kết nối tri thức Bài 8 (có đáp án): Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 15 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 8.
Trắc nghiệm Địa Lí 8 Kết nối tri thức Bài 8 (có đáp án): Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam
1. Tác động của biến đổi khí hậu
Câu 1. Biểu hiện của sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan ở nước ta là
A. nhiệt độ trung bình qua các năm xu hướng tăng.
B. các đợt mưa phùn xảy ra ngày càng nhiều hơn.
C. nhiều kỉ lục về nhiệt độ, mưa diễn ra quanh năm.
D. số cơn bão mạnh có xu hướng tăng, thất thường.
Câu 2. Nhiệt độ trung bình năm của nước ta có xu hướng biến động mạnh do tác động của
A. biến đổi khí hậu.
B. nước biển dâng.
C. thời tiết cực đoan.
D. thủng tầng ô-dôn.
Câu 3. Biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng
A. các tỉnh ở phía Nam.
B. trên phạm vi cả nước.
C. các tỉnh ở phía Bắc.
D. các tỉnh ở gần ven biển.
Câu 4. Biến đổi khí hậu không gây nên tác động nào sau đây đối với khí hậu Việt Nam?
A. Biến đổi về nhiệt độ.
B. Biến đổi về lượng mưa.
C. Lưu lượng nước sông bị biến động.
D. Tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Câu 5. Biến đổi khí hậu có tác động như thế nào đối với thủy văn của Việt Nam?
A. Các yếu tố: nhiệt độ, lượng mưa có sự biến động trên cả nước.
B. Nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng trên phạm vi cả nước.
C. Gia tăng sự chênh lệch lưu lượng nước giữa mùa lũ và mùa cạn.
D. Tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan (mưa lớn, bão, rét đậm,…).
Câu 6. Vào mùa lũ, ở đồng bằng xảy ra thiên tai chủ yếu nào sau đây?
A. Ngập lụt.
B. Lũ quét.
C. Động đất.
D. Hạn hán.
Câu 7. Vào mùa mưa lũ, thiên tai nào thường xảy ra ở khu vực miền núi của Việt Nam?
A. Hạn hán.
B. Ngập lụt.
C. Lũ quét.
D. Động đất.
Câu 8. Vào mùa mưa lũ, thiên tai nào thường xảy ra ở khu vực đồng bằng của Việt Nam?
A. Hạn mặn.
B. Ngập lụt.
C. Sóng thần.
D. Động đất.
Câu 9. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tác động của biến đổi khí hậu đối với hồ, đầm, nước ngầm?
A. Nhiều hồ, đầm đầy nước; nguồn nước ngầm nhiều.
B. Nguồn nước ngầm hạ thấp, khả năng khô hạn lớn.
C. Các hồ, đầm cạn nước không thể khôi phục được.
D. Mực nước các hồ đầm và nước ngầm xuống thấp.
Câu 10. “Các hoạt động của con người nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ các tác nhân gây ra biến đổi khí hậu” – đó là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Ứng phó với biến đổi khí hậu.
B. Giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
C. Thích ứng với biến đổi khí hậu.
D. Phòng chống biến đổi khí hậu.
Câu 11. Để ứng phó với biến đổi khí hậu chúng ta cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp
A. khai thác hợp lí và tích cực trồng rừng.
B. giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu.
C. khai thác hợp lí và sử dụng tiết kiệm tài nguyên.
D. giảm nhẹ biến đổi khí hậu và tăng cường bảo vệ rừng.
Câu 12. Để giảm nhẹ biến đổi khí hậu, chúng ta cần
A. sử dụng tiết kiệm năng lượng.
B. thay đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng.
C. nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng.
D. rèn luyện các kĩ năng ứng phó với thiên tai.
Câu 13. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng giải pháp giúp giảm nhẹ biến đổi khí hậu?
A. Sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng.
B. Bảo vệ rừng, trồng và bảo vệ cây xanh.
C. Cải tạo, tu bổ và nâng cấp hạ tầng vận tải.
D. Giảm thiểu và xử lí rác thải, chất thải.
Câu 14. Để thích ứng với biến đổi khí hậu, chúng ta cần
A. rèn luyện các kĩ năng ứng phó với thiên tai.
B. sử dụng tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên nước.
C. sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.
D. giảm thiểu và xử lí rác thải, chất thải.
Câu 15. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng giải pháp giúp thích ứng với biến đổi khí hậu?
A. Ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất.
B. Cải tạo, tu bổ và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng.
C. Sử dụng tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên nước.
D. Thay đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi.