Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 15 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 9: Thổ nhưỡng Việt Nam sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 8.
Trắc nghiệm Địa Lí 8 Kết nối tri thức Bài 9 (có đáp án): Thổ nhưỡng Việt Nam
Câu 1. Quá trình tích lũy ôxít sắt, ôxít nhôm được tăng cường sẽ hình thành loại đá nào sau đây?
A. Badan.
B. Đá vôi.
C. Granit.
D. Đá ong.
Đáp án đúng là: D
Một số nơi ở trung du và miền núi có sự phân mùa mưa - khô sâu sắc đã làm tăng cường quá trình tích lũy ôxít sắt, ôxít nhôm tạo thành các tầng kết von hoặc đá ong.
Câu 2. Hệ quả của đất bị xói mòn, rửa trôi ở miền núi là
A. sạt lở ở miền núi.
B. bồi tụ ở đồng bằng.
C. xói lở ở trung du.
D. mài mòn ở ven biển.
Đáp án đúng là: B
Đất bị xói mòn, rửa trôi ở miền núi sẽ theo các dòng chảy ra sông ngòi và bồi tụ ở vùng đồng bằng hình thành đất phù sa tạo thành các đồng bằng rộng lớn, điển hình như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long,…
Câu 3. Nhóm đất nào dưới đây chiếm tỉ trọng lớn nhất ở nước ta?
A. Đất feralit.
B. Đất mặn, phèn.
C. Đất phù sa.
D. Đất mùn núi cao.
Đáp án đúng là: A
Nhóm đất feralit chiếm tới 65% diện tích đất tự nhiên của nước ta, phân bố ở các khu vực đồi núi.
Câu 4. Nhóm đất mùn núi cao phân bố chủ yếu ở vùng nào dưới đây?
A. Vùng đồng bằng.
B. Vùng trung du.
C. Vùng miền núi cao.
D. Vùng ven biển.
Đáp án đúng là: C
Nhóm đất mùn núi cao chiếm khoảng 11% diện tích đất tự nhiên, phân bố rải rác ở các khu vực núi có độ cao từ 1600 - 1700m trở lên dưới thảm rừng cận nhiệt hoặc ôn đới trên núi.
Câu 5. Đất tơi xốp giữ nước tốt thích hợp nhất với loại cây nào dưới đây?
A. Lâm nghiệp.
B. Cây ăn quả.
C. Công nghiệp.
D. Lương thực.
Đáp án đúng là: D
Đất tơi xốp giữ nước tốt thích hợp nhất với cây lương thực, đặc biệt là trồng cây lúa nước.
Câu 6. Nhóm đất phù sa sông và biển phân bố ở
A. vùng đồi núi.
B. các cao nguyên.
C. vùng núi cao.
D. các đồng bằng.
Đáp án đúng là: D
Nhóm đất phù sa sông và biển phân bố chủ yếu ở các khu vực đồng bằng, đặc biệt là 2 đồng bằng lớn ở nước ta (đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long).
Câu 7. Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây của nước ta?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Duyên hải miền Trung
C. Đồng bằng Thanh Hóa.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Đáp án đúng là: D
Đất phèn mặn chiếm diện tích lớn tập trung chủ yếu ờ vùng đồng bằng sông Cửu Long với diện tích là 75 vạn ha (chiếm 19% diện tích đất tự nhiên của đồng bằng). Phân bố thành vành đai ven biển Đông và vịnh Thái Lan.
Câu 8. Ở nước ta, loại đất feralit trên đá badan phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây?
A. Tây Bắc.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Đáp án đúng là: C
Đất feralit hình thành trên đá badan phân bố tập trung ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và rải rác ở Bắc Trung Bộ, Tây Bắc,...
Câu 9. Nhóm đất phù sa có đặc điểm nào sau đây?
A. Lớp vỏ phong hoá dày, đất thoáng khí.
B. Có chứa nhiều ôxít sắt và ôxít nhôm.
C. Đất chua, nghèo các chất badơ và mùn.
D. Đất có độ phì cao, rất giàu dinh dưỡng.
Đáp án đúng là: D
Đất phù sa được hình thành do sản phẩm bồi đắp của phù sa các hệ thống sông và phù sa biển. Nhìn chung, đất phù sa có độ phì cao, rất giàu chất dinh dưỡng.
Câu 10. Ở các rừng ngập mặn ven biển, các bãi triều ngập nước và ở cửa sông lớn thuận lợi cho việc
A. đánh bắt thủy sản.
B. nuôi trồng thủy sản.
C. trồng cây lâu năm.
D. trồng cây lúa nước.
Đáp án đúng là: B
Trong thuỷ sản đất phù sa ở các vùng cửa sông ven biển có nhiều lợi thế để phát triển ngành thuỷ sản. Vùng đất phèn, đất mặn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt thuỷ sản như tôm, cua, cá. Ở các rừng ngập mặn ven biển, các bãi triều ngập nước và ở cửa sông lớn thuận lợi cho nuôi trồng nhiều loại thuỷ sản nước lợ và nước mặn khác nhau, nhiều nhất là cá và tôm.
Câu 11. Trong lâm nghiệp, đất feralit thích hợp để
A. rừng sản xuất.
B. rừng phòng hộ.
C. rừng đặc dụng.
D. vườn quốc gia.
Đáp án đúng là: A
Trong lâm nghiệp đất feralit thích hợp để phát triển rừng sản xuất với các loại cây như thông, bạch đàn, xà cừ, keo,... và nhiều loại cây gỗ lớn khác, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ.
Câu 12. Đất feralit hình thành trên loại đá nào sau đây ở nước ta giàu chất dinh dưỡng và tơi xốp?
A. Badan.
B. Đá vôi.
C. Đá ong.
D. Granit.
Đáp án đúng là: A
Ở nước ta, đất feralit hình thành trên đá badan giàu chất dinh dưỡng và tơi xốp (phân bố chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên), còn lại đất feralit hình thành trên các loại đá khác thường có đặc điểm chua, nghèo các chất badơ và mùn.
Câu 13. Đặc điểm chung của đất phù sa là
A. tầng đất dày, phì nhiêu.
B. tầng đất mỏng, bị chua.
C. nghèo chất dinh dưỡng.
D. phì nhiêu, nhiều cát.
Đáp án đúng là: A
Đất phù sa ở nước ta chủ yếu là sản phẩm bồi tụ của các hệ thống sông nên có đặc điểm chung là tầng đất dày và phì nhiêu. Tuy nhiên, do điều kiện hình thành và quá trình khai thác đã tạo ra các loại đất phù sa có tính chất khác nhau.
Câu 14. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa đất ở Việt Nam?
A. Việt Nam có 3/4 diện tích đồi núi, có độ dốc cao.
B. Hạn chế sử dụng phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp.
C. Biến đổi khí hậu làm gia tăng tình trạng hạn hán, ngập lụt.
D. Nạn phá rừng để lấy gỗ, đốt nương làm rẫy.
Đáp án đúng là: B
♦ Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa đất ở Việt Nam:
- Nguyên nhân tự nhiên:
+ Nước ta có 3/4 diện tích đất ở vùng đồi núi, có độ dốc cao;
+ Lượng mưa lớn và tập trung theo mùa là nguyên nhân gây xói mòn, rửa trôi đất.
+ Biến đổi khí hậu làm gia tăng tình trạng hạn hán, ngập lụt;
+ Nước biển dâng dẫn đến đất ở nhiều nơi bị thoái hoá do nhiễm phèn, nhiễm mặn, ngập úng.
- Nguyên nhân do con người:
+ Nạn phá rừng để lấy gỗ, đốt rừng làm nương rẫy gây nên sự xói mòn và rửa trôi lớp đất mặt làm cho đất ngày càng trở nên bạc màu.
+ Chưa quan tâm đến cải tạo đất; lạm dụng các chất hoá học trong sản xuất đã làm cho đất bị ô nhiễm, dẫn đến thoái hoá.
Câu 15. Để giảm thiểu tình trạng thoái hóa đất, chúng ta không nên áp dụng biện pháp nào sau đây?
A. Lạm dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học.
B. Trồng cây phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.
C. Củng cố và hoàn thiện hệ thống các đê ven biển.
D. Bổ sung các chất hữu cơ cho đất.
Đáp án đúng là: A
- Việc lạm dụng (sử dụng quá mức) thuốc trừ sâu và phân bón hóa học là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa đất.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 8 Kết nối tri thức có đáp án hay khác: