X

Địa lí 9 Chân trời sáng tạo

Địa Lí 9 Bài 16: Thực hành: Phân tích ảnh hưởng của hạn hán và sa mạc hoá đối với phát triển kinh tế - xã hội ở vùng khô hạn Ninh Thuận - Bình Thuận - Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Địa Lí 9 Bài 16: Thực hành: Phân tích ảnh hưởng của hạn hán và sa mạc hoá đối với phát triển kinh tế - xã hội ở vùng khô hạn Ninh Thuận - Bình Thuận sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng trả lời câu hỏi & làm bài tập Địa 9 Bài 16.

Giải Địa Lí 9 Bài 16: Thực hành: Phân tích ảnh hưởng của hạn hán và sa mạc hoá đối với phát triển kinh tế - xã hội ở vùng khô hạn Ninh Thuận - Bình Thuận - Chân trời sáng tạo

Yêu cầu: Dựa vào sơ đồ dưới đây, hãy:

- Phân tích ảnh hưởng của hạn hán và sa mạc hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội ở vùng khô hạn Ninh Thuận - Bình Thuận.

Địa Lí 9 Bài 16: Thực hành: Phân tích ảnh hưởng của hạn hán và sa mạc hoá đối với phát triển kinh tế - xã hội ở vùng khô hạn Ninh Thuận - Bình Thuận - Chân trời sáng tạo

- Đề xuất giải pháp khắc phục những ảnh hưởng của nạn hạn hán và sa mạc hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội ở vùng khô hạn Ninh Thuận - Bình Thuận.

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Ảnh hưởng của hạn hán và sa mạc hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội ở vùng khô hạn Ninh Thuận - Bình Thuận.

Hạn hán:

- Ảnh hưởng tới phát triển kinh tế:

+ Thiếu nước cho các hoạt động sản xuất, nhất là nguồn nước tưới tiêu cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp.

+ Hạn hán làm thay đổi môi trường sống, giảm khả năng sinh trưởng của cây trồng vật nuôi, làm phát sinh sâu bệnh làm giảm năng suất cây trồng, vật nuôi.

+ Tăng chi phí cho xây dựng hệ thống tưới tiêu, như việc tu bổ, sửa chữa và xây mới các công trình thủy lợi, kênh mương dẫn nước,…

+ Hạn hán làm tăng nguy cơ cháy rừng

+ Hạn hán khiến cho mực nước sông giảm thấp, nhiều nơi nước sông cạn trơ đáy làm giảm khả năng lưu thông đường thủy.

+ Mực nước các sông hạ thấp do hạn hán cũng khiến cho năng suất thủy điện giảm đi, khiến các nhà máy thủy điện giảm công suất, thiếu hụt năng lượng.

+ Không đủ nguồn nước làm mát, hạn hán khiến cho chi phí làm mát các nhà xưởng tăng lên.

- Ảnh hưởng tới xã hội:

+ Hạn hán gây thiếu nước ngọt, nước sinh hoạt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động đời sống sinh hoạt của người dân.

+ Thiếu nước ngọt, nước sạch cho sinh hoạt, phải sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh khiến sức khỏe của người dân không được đảm bảo, sức khỏe giảm sút, kéo theo các dịch bệnh xuất hiện do khô hạn kéo dài.

+ Hạn hán còn gây ra tình trạng đói nghèo, thiếu lương thực vì năng suất sản xuất thấp, nhất là không có lương thực do nông nghiệp không thể phát triển do thiếu nước.

+ Các vấn đề xã hội về sử dụng nước cũng phát sinh do hạn hán kéo dài như: khan hiếm nước, giá nước tăng cao,…

♦ Sa mạc hóa:

- Ảnh hưởng tới kinh tế:

+ Sa mạc hóa khiến làm hạn chế khả năng giữ nước, gây ra tình trạng thiếu nước cho sản xuất.

+ Đất bị thoái hóa, không thể cải tạo canh tác làm giảm diện tích canh tác nông nghiệp, làm giảm năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, đe dọa an ninh lương thực của vùng.

+ Hiện tượng cát bay ở những vùng bị sa mạc hóa tàn phá cây trồng, vật nuôi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất của người dân.

+ Diện tích sa mạc hóa ngày càng tăng khiến cho môi trường thủy sinh ngày càng bị thu hẹp.

+ Sa mạc hóa cũng khiến cho các công trình, cơ sở hạ tầng bị hư hỏng do bào mòn của cát.

- Ảnh hưởng tới xã hội:

+ Sa mạc hóa làm suy thoái nguồn nước mặt và nước ngầm do không có lớp thực vật giữ nước, gây cạn kiệt nguồn nước sinh hoạt.

+ Sa mạc hóa khiến người dân mất đất canh tác, phá hủy môi trường sống của người dân, làm mất sinh kế của người dân dẫn đến các cuộc di cư tự phát.

+ Xuất hiện các dịch bệnh và tình trạng thiếu lương thực.

Yêu cầu số 2: Giải pháp khắc phục những ảnh hưởng của nạn hạn hán và sa mạc hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội ở vùng khô hạn Ninh Thuận - Bình Thuận.

- Một số giải pháp phi công trình là tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tính toán chuyển đổi hợp lý cây trồng để thích ứng với điều kiện và khả năng nguồn nước của từng địa phương. Bên cạnh đó, phát triển, quản lý có hiệu quả rừng; tăng diện tích che phủ đặc biệt là rừng đầu nguồn, góp phần giữ nước, hạn chế sạt lở đất, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển kinh tế.

- Về các giải pháp công trình, trước tiên cần hoàn thiện, tăng cường hệ thống thủy lợi nhất là các kênh chuyển nước, kênh nội đồng và tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi lớn, trọng điểm. Một giải pháp quan trọng nữa là kết nối liên hồ, liên lưu vực, việc xây các công trình thủy lợi nối mạng liên thông giữa các hồ chứa nhằm chuyển nước giữa các lưu vực để tận dụng nguồn nước trong mùa lũ để sử dụng trong mùa khô là việc là hết sức cần thiết.

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: