Công nghệ 7 Ôn tập phần 4: Thủy sản


Công nghệ 7 Ôn tập phần 4: Thủy sản

Câu hỏi & Bài tập

Bài 1 trang 155 Công nghệ 7: Em hãy tóm tắt tính chất lí học, hóa học, sinh học của nước nuôi thủy sản.

Trả lời:

- Tính chất lí học: Nhiệt độ, màu sắc, độ trong và sự chuyển động của nước.

- Tính chất hóa học gồm: Các chất khí hòa tan, các muối hòa tan và độ pH.

- Tính chất sinh học: Trong các vùng nước nuôi thủy sản có nhiều sinh vật sống như thực vật thủy sinh, động vật phù du và các loại động vật đáy.

Bài 2 trang 155 Công nghệ 7: Cần phải có những biện pháp nào để nâng cao chất lượng vực nước nuôi thủy sản?

Trả lời:

Biện pháp để nâng cao chất lượng vực nước nuôi thủy sản:

- Cải tạo nước ao: Trồng cây chắn gió, thiết kế ao ở khu vực nước nông, cắt bỏ cây cỏ còn non, dùng dầu hỏa, thảo mộc dể diệt bọ gạo.

- Cải tạo đất đáy ao: Tùy từng loại đất mà có biện pháp cải tạo phù hợp.

Bài 3 trang 155 Công nghệ 7: Trình bày sự khác nhau giữa thức ăn nhân tạo và thức ăn tự nhiên của tôm và cá.

Trả lời:

- Thức ăn tự nhiên có sẵn trong nước gồm có: Vi khuẩn, thực vật, thủy sinh, động vật phù du, động vật đáy và bùn bã hữu cơ.

- Thức ăn nhân tạo do con người cung cấp trực tiếp. Có 3 nhóm chính: thức ăn tinh, thức ăn thô và thức ăn hỗn hợp.

Bài 4 trang 155 Công nghệ 7: Nêu tóm tắt biện pháp chăm sóc và quản lí ao nuôi tôm, cá.

Trả lời:

- Chăm sóc tôm, cá:

    + Thời gian cho ăn: Vào buổi sáng từ 7-8 giờ.

    + Cách cho ăn: Cần phải cho ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng và đủ lượng theo yêu cầu của từng giai đoạn, của từng loại tôm cá. Cho ăn lượng ít và nhiều lần để tránh lãng phí thức ăn và tránh ô nhiễm môi trường.

- Quản lí:

    + Kiểm tra ao nuôi tôm, cá: kiểm tra đăng cống, màu nước, thức ăn…

    + Kiểm tra sự tăng trưởng của tôm, cá: kiểm tra chiều dài và kiểm tra khối lượng của tôm, cá

Bài 5 trang 155 Công nghệ 7: Tại sao phải coi trọng phương pháp phòng bệnh cho động vật thủy sản?

Trả lời:

Phải coi trọng phương pháp phòng bệnh cho động vật thủy sản vì: Khi tôm, cá bị bệnh, việc chữa trị rất khó khăn và tốn kém.

Bài 6 trang 155 Công nghệ 7: Tại sao phải bảo quản và chế biến sản phẩm thủy sản? Nêu một số phương pháp bảo quản mà em biết.

Trả lời:

- Phải bảo quản và chế biến sản phẩm thủy sản vì:

    + Bảo quản có thể hạn chế hao hụt về chất và lượng của sản phẩm, đảm bảo nguyên liệu cho chế biến phục vụ trong nước và xuất khẩu.

    + Chế biến làm tăng giá trị sử dụng thực phẩm đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Có 3 phương pháp bảo quản:

    + Uớp muối: Sau khi bỏ ruột, móc mang, đánh vẩy thì xếp 1 lớp cá một lớp muối.

    + Làm lạnh: Hạ nhiệt độ đến mức vi sinh vật không thể hoạt động được.

Bài 7 trang 155 Công nghệ 7: Em hãy trình bày một số nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản.

Trả lời:

Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản là:

- Khai thác với cường độ cao, mang tính hủy diệt.

- Đắp đập, ngăn sông, xây dựng hồ chứa.

- Phá hoại rừng đầu nguồn.

- Ô nhiễm môi trường nước.

Bài 8 trang 155 Công nghệ 7: Em có thể nêu một số biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái mà địa phương em đã thực hiện.

Trả lời:

- Xử lí nguồn nước:

    + Lắng (lọc).

    + Dùng hóa chất.

    + Xử lí đặc biệt nếu nước đang nuôi tôm, cá và bị ô nhiễm.

- Quản lí:

    + Ngăn cấm hủy hoại các sinh cảnh đặc trưng.

    + Quy định nồng độ tối đa của hóa chất, chất độc có trong môi trường nước.

Xem thêm các bài Giải bài tập Công nghệ lớp 7 khác:

Mục lục Giải bài tập Công nghệ lớp 7:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.