Công nghệ 8 Bài 27. Mối ghép động
Công nghệ 8 Bài 27. Mối ghép động
Câu hỏi giữa bài
Trả lời câu hỏi Công nghệ 8 Bài 27 trang 92: Quan sát quá trình mở ghế xếp ở hình 27.1, em hãy cho biết ghế xếp gồm mấy chi tiết và được ghép với nhau như thế nào?
Trả lời:
Ghế xếp gồm 4 chi tiết và được ghép với nhau qua các mối ghép động để có thể chuyển động.
Trả lời câu hỏi Công nghệ 8 Bài 27 trang 93: Quan sát cấu tạo của khớp tịnh tiến ở hình 27.3 và hoàn thành các câu sau:
Trả lời:
- Mối ghép pít-tông – xi lanh có mặt tiếp xúc là mặt trụ nhẵn bóng.
- Mối ghép sống trượt – rãnh trượt có mặt tiếp xúc là mặt phẳng.
Trả lời câu hỏi Công nghệ 8 Bài 27 trang 95: Trong chiếc xe đạp của em, khớp nào thuộc khớp quay?
Các khớp ở giá gương xe máy, cần ăng ten có được coi là khớp quay không? Tại sao?
Trả lời:
- Trong xe đạp có cổ xe đạp, bàn đạp, trục đùi là khớp quay.
- Các khớp ở cần ăng ten, ở gương xe mấy là khớp cầu chứ không phải khớp quay vì trong khớp quay mỗi chi tiết chỉ có thể quay quanh một trục cố định.
Câu hỏi & Bài tập
Bài 1 trang 95 Công nghệ 8: Thế nào là khớp động? Nêu công dụng của khớp động.
Trả lời:
- Mối ghép động là mối ghép có các chi tiết có sự chuyển động tương đối với nhau.
- Dùng để ghép các chi tiết thành cơ cấu, gồm: khớp tịnh tiến, khớp quay, khớp cầu, ...
Bài 2 trang 95 Công nghệ 8: Có mấy loại khớp động thường gặp? Tìm ví dụ mỗi loại.
Trả lời:
- Có 2 loại khớp động thường gặp là khớp tịnh tiến và khớp quay.
Khớp tịnh tiến: cái bơm, xi-lanh, pít-tông, ...
Khớp quay: bàn đạp, trục, cổ xe, ...
Bài 3 trang 95 Công nghệ 8: Nêu cấu tạo và công dụng của khớp quay.
Trả lời:
- Cấu tạo:
Trong khớp quay, mỗi chi tiết chỉ có thể quay quanh một trục cố định so với chi tiết kia.
Ở khớp quay, mặt tiếp xúc thường là mặt trụ tròn.
Chi tiết có mặt trụ trong là ổ trục, chi tiết có mặt trụ ngoài là trục.
Chi tiết có lỗ thường lắp bạc lót để giảm ma sát hoặc dùng vòng bi thay cho bạc lót.
- Công dụng: Khớp quay thường dùng nhiều trong thiết bị, máy: bản lề cửa, xe đạp, xe máy, quạt điện, ...