Giáo dục công dân lớp 10 - Giải bài tập sgk GDCD 10 ngắn nhất
Giáo dục công dân lớp 10 - Giải bài tập sgk GDCD 10 ngắn nhất
Loạt bài Giải bài tập GDCD 10 ngắn nhất bao gồm những bài giải bài tập, trả lời gợi ý và trả lời câu hỏi Giáo dục công dân lớp 10 đã được biên soạn ngắn gọn, súc tích ngắn gọn nhất, chi tiết giúp bạn học tốt môn GDCD 10 hơn.
- GDCD 10 Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
- GDCD 10 Bài 2: Thế giới vật chất tồn tại khách quan
- GDCD 10 Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất
- GDCD 10 Bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
- GDCD 10 Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
- GDCD 10 Bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng
- GDCD 10 Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
- GDCD 10 Bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội
- GDCD 10 Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử là mục tiêu phát triển của xã hội
- GDCD 10 Bài 10: Quan niệm về đạo đức
- GDCD 10 Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học
- GDCD 10 Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình
- GDCD 10 Bài 13: Công dân với cộng đồng
- GDCD 10 Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
- GDCD 10 Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại
- GDCD 10 Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân
GDCD 10 Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
Trả lời Câu hỏi GDCD 10 Bài 1 (trang 11 sgk Giáo dục công dân 10):
Hãy phân tích sự khác nhau giữa đối tượng nghiên cứu giữa Triết học với các môn khoa học cụ thể, cho ví dụ.
Trả lời:
- Đối tượng nghiên cứu của các môn khoa học cụ thể: Mỗi môn khoa học cụ thể đi sâu nghiên cứu một bộ phận, một lĩnh vực riêng biệt nào đó có thế giới.
+ Ví dụ: Hóa học nghiên cứu sự cấu tạo, tính chất, sự biến đổi của các chất.
Sử học nghiên cứu lịch sử của xã hội loài người nói chung hoặc nghiên cứu lịch sử của một quốc gia, một dân tộc nói riêng.
- Đối tượng nghiên cứu của triết học: Triết học nghiên cứu những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới, là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó.
+ Ví dụ: Triết học nghiên cứu mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, giữa lí luận và thực tiễn, nghiên cứu các quy luật chung nhất về sự vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng.
Trả lời Câu hỏi GDCD 10 Bài 2 (trang 11 sgk Giáo dục công dân 10):
Ở các ví dụ sau, ví dụ nào thuộc kiến thức khoa học cụ thể, ví dụ nào thuộc kiến thức triết học? Vì sao?
- Bình phương của cạnh huyền bằng tổng bình phương của hai cạnh góc vuông.
- Mọi sự vật và hiện tượng đều có quan hệ nhân quả.
- Ngày 3/2/1930 là ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh
Trả lời:
Các ví dụ thuộc khoa học cụ thể:
- Bình phương của cạnh huyền bằng tổng bình phương của 2 cạnh góc vuông.
- Ngày 3-2-1930 là ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Vì nó nếu lên đc những sự việc sự vật cụ thể
Ví dụ thuộc kiến thức Triết học:
- Mọi sự vậtvà hiện tượng đều có quan hệ nhân quả.
- Ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh
- Vì nó chỉ nêu lên nét khái quát của các sự việc sự vật
Trả lời Câu hỏi GDCD 10 Bài 3 (trang 11 sgk Giáo dục công dân 10):
Dựa vào cơ sở nào để phân chia các hệ thống thế giới quan trong Triết học?
Trả lời:
Cơ sở để giải quyết vấn đề cơ bản của Triết học là dựa trên nguyên tắc giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tư duy và tồn tại, xem cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào và con người có nhận thức được thế giới hay không để phân chia các hệ thống thế giới quan: Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm.
- Thế giới quan duy vật khẳng định: Vật chất là bản chất của thế giới. Vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chất là tự có không do ai sáng tạo ra và cũng không mất đi.
- Thế giới quan duy tâm cho rằng: Ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên.
Trả lời Câu hỏi GDCD 10 Bài 4 (trang 11 sgk Giáo dục công dân 10):
Phân tích các yếu tố duy vật, duy âm về thế giới trong truyện và câu dẫn sau:
- Truyện thần thoại Thần Trụ trời.
- “Sống chết có mệnh, giàu sang do trời”. (Khổng tử)
Trả lời:
- Truyện thần thoại "Thần Trụ trời":
+ Yếu tố duy vật: đất đá, cột chống trời, cách làm cột,...
+ Yếu tố duy tâm: thần linh (thần Trụ trời)
- "Sống chết có mệnh, giàu sang do trời."
+ Yếu tố duy vật: sống, chết, giàu, sang.
+ Yếu tố duy tâm: mệnh, trời
Trả lời Câu hỏi GDCD 10 Bài 5 (trang 11 sgk Giáo dục công dân 10):
Hãy nêu ý kiến của mình về các yếu tố biện chứng, siêu hình về phương pháp luận trong truyện, các câu tục ngữ và thành ngữ sau:
- Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi.
- Tục ngữ, thành ngữ: Rút dây động rừng, Tre già măng mọc, Môi hở răng lạnh, Nước chảy đá mòn.
Trả lời:
- Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi: Phương pháp luận siêu hình vì nhìn nhận sự vật phiến diện chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, máy móc, áp đặt, không nhìn một cách tổng thể.
- Các câu tục ngữ thành ngữ : Rút dây động rừng, Tre già măng mọc, Môi hở răng lạnh, Nước chảy đá mòn: Phương pháp luận biện chứng vì các sự vật trong câu có sự ràng buộc với nhau trong sự phát triển vận động không ngừng của chúng.
GDCD 10 Bài 2: Thế giới vật chất tồn tại khách quan
Trả lời Câu hỏi GDCD 10 Bài 1 (trang 18 sgk Giáo dục công dân 10):
Bằng kiến thức đã học và thực tế cuộc sống, em hãy chứng minh một vài sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên tồn tại khách quan?
Trả lời:
Vật chất quyết định ý thức và vật chất luôn luôn tồn tại khách quan ngoài ý muốn con người. Vật chất bao gồm: Sự vật, hiện tượng và những vật chất cụ thể khác. Con người cũng là một dạng đặc biệt của vật chất.
Vậy sự vật, hiện tượng trong tự nhiên là các dạng của vật chất.
Ví dụ:
Các sự vật như Trái đất và các sự vật trên trái đất (núi non, sông ngòi, ao hồ…) các sự vật bên ngoài trái đất như: Mặt trời, mặt trăng, sao, các hành tinh, các dãy thiên hà.
Các hiện tượng như: Nắng, mưa, gió, bão, sóng thần, lốc xoáy hay sáng, trưa, chiều, tối…..
Trước khi con người ra đời nó đã hiện diện và tồn tại cho đến bây giờ, chúng tồn tại khách quan không phụ thuộc và ý chí chủ quan của con người.
Trả lời Câu hỏi GDCD 10 Bài 2 (trang 18 sgk Giáo dục công dân 10):
Em hãy giải thích quan điểm: Con người và xã hội loài người là sản phẩm của giới tự nhiên?
Trả lời:
Kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy: Loài người có nguồn gốc từ loài động vật và là kết quả phát triển lâu dài của giới tự nhiên. Lao động và hoạt động xã hội đã dần tạo nên mặt xã hội trong con người. Nhờ vậy con người đã tách khỏi đời sống bản năng của động vật. Triết học Mac – Lênin đã khẳng định: Con người không phải được tạo ra bằng sức mạnh thần bí nào nà “tự bản thân con người là sản phẩm của giới tự nhiên, con người tồn tại trong môi trường tự nhiên cùng phát triển với môi trường tự nhiên”.
Xã hội là kết quả phát triển tất yếu của giới tự nhiên: Sự ra đời của con người và xã hội loài người là một quá trình tiến hóa lâu đai. Xã hội loài người từ khi ra đời đến nay đã tuần tự phát triển từ thấp đến cao. Mọi sự biến đổi của xã hội do hoạt động của con người, sự hợp lực của quần chúng nhân dân tạo nên chứ không phải do một thế lực thần bí nào tạo nên.
Có con người mới có xã hội, mà con người là sản phẩm của giới tự nhiên cho nên, xã hội là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên.
Trả lời Câu hỏi GDCD 10 Bài 3 (trang 18 sgk Giáo dục công dân 10):
Theo em, việc làm nào là đúng, việc làm nào sai trong các câu sau? Vì sao?
a) Trồng cây chắn gió, cát trên bờ biển
b) Lấy hết ao, hồ để xây dựng nhà ở
c) Thả động vật hoang dã về rừng
d) Đổ hóa chất độc hại xuống hố đất sâu và lấp đi
e) Trồng rừng đầu nguồn
Trả lời:
Việc làm đúng bao gồm:
Trồng cây chắn gió, cát trên bờ biển
Thả động vật hoang dã về rừng
Trồng rừng đầu nguồn
=> Các việc làm này đúng là bởi vì: đây là những hoạt động tích cực, cảo tạo thế giới khách quan, biết nhận thức tầm quan trọng của động vật tự nhiên và cải tạo thế giới tự nhiên.
Việc làm sai bao gồm:
Lấy hết ao, hồ để xây dựng nhà ở
Đổ hóa chất độc hại xuống hố đất sâu và lấp đi
=> Các việc làm này sai là bởi vì: Đây là những hoạt động tiêu cực, con người hủy hoại thế giới khách quan, hủy hoại đất, ô nhiễm nguồn nước nguồn.
Trả lời Câu hỏi GDCD 10 Bài 4 (trang 18 sgk Giáo dục công dân 10):
Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết: Con người có thể hạn chế tác hại của lũ lụt không? Bằng cách nào?
Trả lời:
Em nghĩ, con người hoàn toàn có thể hạn chế tác hại của lũ lụt.
Để hạn chế lũ lụt, cần thực hiện các biện pháp sau:
Trồng rừng để giữa nước và hạn chế tốc độ chảy tràn của nước.
Xây hồ chứa và làm thủy lợi để điều hòa mực nước.
Dùng phương tiện khoa học không gây hại cho môi trường làm tan mây để tránh mưa lớn gây lũ.
GDCD 10 Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất
Trả lời Câu hỏi GDCD 10 Bài 1 (trang 23 sgk Giáo dục công dân 10):
Theo quan điểm triết học Mác – Lê nin, thế nào là vận động?
Trả lời:
Theo quan điểm triết học Mác – Lê nin, vận động là mọi biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội.
Trả lời Câu hỏi GDCD 10 Bài 2 (trang 23 sgk Giáo dục công dân 10):
Theo quan điểm triết học Mác – Lê nin, thế nào là phát triển?
Trả lời:
Phát triển là một khái niêm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.
Trả lời Câu hỏi GDCD 10 Bài 3 (trang 23 sgk Giáo dục công dân 10):
Hãy chứng minh rằng, vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất?
Trả lời:
Sự vận động là mọi sự biến đổi nói chung của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội.
Mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động. Bằng sự vận động và thông qua sự vận động mà các sự vật, hiện tượng tồn tại và thể hiện đặc tính của mình. Không thể có vật chất mà không có vận động và ngược lại.
Theo quan điểm duy vật biện chứng, vận động của các vật chất là tự thân vận động, bởi vì tất cả các dạng vật chất đều là một kết cấu vật chất bao gồm các yếu tố, các mặt, các quá trình liên hệ , tác động qua lại với nhau. Chính sự tác động đó đã dẫn đến sự biến đổi nói chung, tức là vận động. Quan điểm này đối lập với quan điểm duy tâm, siêu hình về vận động đi tìm nguồn gốc của vận động ở thần linh hoặc ở chủ thể nhận thức.
Vận động là hình thức tồn tại của vật chất nên các dạng vật chất được nhận thức thông qua sự vận động của chúng.
Vận động là một thuộc tính sở hữu của vật chất nên nó không do ai sáng tạo và cũng không thể tiêu diệt được. Nguyên lý này được chứng minh bằng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
Trả lời Câu hỏi GDCD 10 Bài 4 (trang 23 sgk Giáo dục công dân 10):
Một học sinh chuyển từ cấp THCS lên cấp THPT có được coi là bước phát triển không? Tại sao?
Trả lời:
Trong phép biện chứng duy vật, khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật: từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn.
Vậy nên, một học sinh từ cấp THCS lên cấp THPTcũng được xem là bước phát triển. Đây thể hiện trình độ học tập củ học sinh đã tăng lên nên mới được tăng cấp bậc đi học.
Trả lời Câu hỏi GDCD 10 Bài 5 (trang 23 sgk Giáo dục công dân 10):
Em hãy nêu một vài ví dụ về sự phát triển trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và đời sống nhân dân của nước ta hiện nay. Trong mỗi ví dụ ấy, cần nói rõ nội dung sự phát triển là gì?
Trả lời:
Trong lĩnh vực nông nghiệp: Có sự xuất hiện của các công cụ mới (máy cày, máy gặt, máy tuốt lúa…) trợ giúp và thay thế dần việc lao động bằng sức người và phát tiển về khoa học kĩ thuật.
Trong lĩnh vực công nghiệp: Tự động hóa các dây chuyền sản xuất, xuất hiện các ngành nghề mời như công nghệ thông tin, công nghiệp hóa dầu…để phục vụ cho nhu cầu trong nước và hướng đến xuất khẩu.
Trong đời sống nhân dân: cuộc sống ngày càng được cải thiện và nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần ( nhiều gia đình đều đã có tivi, tủ lạnh, máy giặt…., trẻ em được đến trường, có nhiều hoạt động vui chơi lành mạnh.
Trình độ dân trí cũng không ngừng được nâng lên (có nhiều tri thức trẻ, tài năng…). Ý thức người dân cũng dần thay đổi.
Trả lời Câu hỏi GDCD 10 Bài 6 (trang 23 sgk Giáo dục công dân 10):
Hãy sắp xếp các hiện tượng sau đây theo các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất từ thấp đến cao?
a) Sự dao động của con lắc
b) Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại
c) Ma sát sinh ra nhiệt
d) Chim bay
đ) Sự chuyển hóa của các chất hóa học
e) Cây cối ra hoa, kết quả
g) Nước bay hơi
h) Sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường
i) Sự thay đổi của các chế độ xã hội từ cộng sản nguyên thủy đến nay.
Trả lời:
Sắp xếp các hiện tượng sau đây theo các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất từ thấp đến cao:
Vận động cơ học: Chim bay và sự dao động của con lắc
Vân động vật lí: Ma sát sinh ra nhiệt và nước bay hơi
Vận động hóa học: Sự chuyển hóa của các chất hóa học
Vận động sinh học: Sự trao dổi chất giữa cơ thể với môi trường và cây cối ra hoa, kết quả.
Vận động xã hội: Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại và sự thay đổi của các chế độ xã hội từ cộng sản nguyên thủy đến nay.
....................................
....................................
....................................