Dựa vào khối lượng riêng của các kim loại kiềm (xem bảng 6.1 trong bài học) để tính thể tích
Bài 28: Kim loại kiềm
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Bài 7 trang 153 sgk Hóa 12 nâng cao được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp bạn biết cách làm bài tập môn Hóa 12.
Bài 7 (trang 153 sgk Hóa 12 nâng cao): Dựa vào khối lượng riêng của các kim loại kiềm (xem bảng 6.1 trong bài học) để tính thể tích mol nguyên tử của chúng ở trạng thái rắn. Có nhận xét gì về sự biến đổi thể tích mol nguyên tử với sự biến đổi bán kính nguyên tử của các nguyên tố kim loại kiềm?
Lời giải:
Theo công thức D = M: V ⇒ V = M: D Ta có bảng số liệu sau:
Kim loại | Li | Na | K | Rb | Cs |
Khối lượng riêng D (gam/cm3) | 0,53 | 0,97 | 0,86 | 1,53 | 1,9 |
Khối lượng mol nguyên tử M(gam) | 7 | 23 | 39 | 85 | 133 |
Thể tích mol nguyên tử V (cm3) | 13,2 | 23,7 | 45,35 | 55,56 | 70 |
Bán kính nguyên tử (nm) | 0,123 | 0,157 | 0,203 | 0,216 | 0,235 |
Từ bảng số liệu ta thấy: bán kính và thể thích mol nguyên tử tăng từ Li Cs theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử