Lý thuyết Sinh 11 Bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh hay, chi tiết
Lý thuyết Sinh 11 Bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh hay, chi tiết
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Sinh học 11 Bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh hay, chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh học 11.
I. ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG
Khi bị kích thích thì tế bào thần kinh hưng phấn và xuất hiện điện thế hoạt động.
1. Đồ thị điện thế hoạt động
- Khi tế bào thần kinh bị kích thích, điện thế nghỉ biến đổi thành điện thế hoạt động.
- Điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn : mất phân cực (khử cực), đảo cực và tái phân cực.
2. Cơ chế hình thành điện thế hoạt động
- Khi bị kích thích, cổng Na+ mở rộng nên Na+ khuếch tán qua màng vào bên trong tế bào gây ra mất phân cực và đảo cực. Tiếp đó, cổng K+ mở rộng hơn, còn cổng Na+ đóng lại. K+ đi qua màng ra ngoài tế bào dẫn đến tái phân cực.
- Như vậy, điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế nghỉ, từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực.
II. LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH TRÊN SỢI THẦN KINH
Điện thế hoạt động khi xuất hiện được gọi là xung thần kinh hay xung điện. Xung thần kinh xuất hiện ở nơi bị kích thích sẽ lan truyền dọc theo sợi thần kinh. Cách lan truyền và tốc độ lan truyền của xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin và trên sợi thần kinh có bao miêlin là khác nhau.
Đặc điểm | Tế bào thần kinh không có bao mielin | Tế bào thần kinh có bao mielin |
---|---|---|
Đặc điểm cấu tạo | Không có bao mielin bọc trên sợi trục thần kinh | Có bao mielin bọc quanh sợi trục thần kinh không liên tục mà ngắt quãng tạo thành eo Ranvie. |
Sự lan truyền xung thần kinh | Xung thần kinh lan truyền liên tiếp từ vùng này sang vùng khác kề bên | Xung thần kinh lan truyền nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác |
Hướng lan truyền | Lan truyền theo hai chiều | Lan truyền theo hai chiều |
Tốc độ lan truyền xung thần kinh | Lan truyền chậm | Lan truyền nhanh |