X

Lý thuyết Sinh học lớp 11 chi tiết

Lý thuyết Sinh 11 Bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo) hay, chi tiết


Lý thuyết Sinh 11 Bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo) hay, chi tiết

Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Sinh học 11 Bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo) hay, chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh học 11.

Lý thuyết Sinh 11 Bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo) hay, chi tiết

Ở động vật ăn chuyên các loại thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc nguồn gốc thực vật, ống tiêu hóa có những đặc điểm thích nghi với loại thức ăn đó.

I. ĐẶC ĐIỂM TIÊU HÓA Ở THÚ ĂN THỊT VÀ THÚ ĂN THỰC VẬT

1. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt

Ống tiêu hóa của thú ăn thịt có một số đặc điểm cấu tạo và chức năng thích nghi với thức ăn là thịt mềm giàu chất dinh dưỡng.

Lý thuyết Sinh 11 Bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo) | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

Bảng. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa của thú ăn thịt

Bộ phận Cấu tạo Chức năng
Răng

gồm:

- Răng cửa

- Răng nanh

- Răng hàm

- Răng cửa lấy thịt ra khỏi xương

- Răng nanh nhọn dài, cắm và giữ chặt con mồi

- Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn, cắt thịt thành từng mảnh nhỏ để nuốt

- Răng hàm có kích thước nhỏ, ít sử dụng

Dạ dày - Dạ dày đơn to khỏe, có các enzim tiêu hóa - Thức ăn là thịt được tiêu hóa cơ học và hóa học giống như trong dạ dày người. Thức ăn được nhào trộn làm nhuyễn thức ăn trộn với dịch vị. Enzim pepsin thủy phân prôtêin thành peptit.
Ruột

gồm:

- Ruột non ngắn

- Ruột già

- Ruột tịt

- Ruột non ngắn hơn nhiều so với thú ăn thực vật

- Các chất dinh dưỡng được tiêu hóa hóa học và hấp thu trong ruột non giống như ở người

- Ruột tịt không phát triển và không có chức năng tiêu hóa

2. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thực vật

Ống tiêu hóa của thú ăn thực vật có đặc điểm cấu tạo và chức năng thích nghi với thức ăn thực vật cứng và khó tiêu hóa (tế bào thực vật có thành xenlulozo)

Lý thuyết Sinh 11 Bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo) | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

Lý thuyết Sinh 11 Bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo) | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

Bộ phận Cấu tạo Chức năng
Răng

Gồm:

- Tấm sừng

- Răng cửa và răng nanh

- Răng trước hàm, răng hàm

- Răng nanh giống răng cửa. Khi ăn cỏ các răng này tì lên tấm sừng ở hàm trên để giữ chặt cỏ

- Răng trước hàm và răng hàm phát triển có tác dụng nghiền nát cỏ

Dạ dày

Dạ dày thỏ, ngựa

Dạ dày thú nhai lại

- Dạ dày thỏ, ngựa là dạ dày đơn

- Dạ dày trâu bò có 4 túi: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế

   + Dạ cỏ là nơi dự trữ, làm mềm và lên men thức ăn. Trong dạ cỏ có nhiều vi sinh vật tiêu hóa xenlulozo và các chất dinh dưỡng khác

   + Dạ tổ ong giúp đưa thức ăn lên trên trong khi nhai lại

   + Dạ lá sách giúp tái hấp thụ nước

   + Dạ múi khế tiết ra enzim pepsin, HCl tiêu hóa protein trong cỏ và vi sinh vật từ dạ cỏ xuống.

Ruột

Ruột non dài

Manh tràng lớn

Ruột già

- Ruột non dài vài chục mét và dài hơn rất nhiều so với ruột non của thú ăn thịt

- Thức ăn đi qua quá trình tiêu hóa và hấp thụ như trong ruột non của người.

- Thức ăn đi vào manh tràng được vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng tiếp tục tiêu hóa. Các chất dinh dưỡng đơn giản tạo thành được hấp thụ manh tràng vào máu.

Bảng. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa ở thú ăn thực vật

Xem thêm các bài Lý thuyết Sinh học lớp 11 hay, chi tiết khác: