Giải Tin học 11 Chương 1: Một số khái niệm về lập trình và ngôn ngữ lập trình
Giải Tin học 11 Chương 1: Một số khái niệm về lập trình và ngôn ngữ lập trình
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Tin học 11 Chương 1: Một số khái niệm về lập trình và ngôn ngữ lập trình hay, chi tiết được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Tin học lớp 11 giúp bạn dễ dàng trả lời câu hỏi từ đó đạt điểm cao trong các bài thi môn Tin học 11.
- Bài 1: Khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình
- Bài 2: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình
- Giải bài tập Tin học 11 trang 13
Giải Tin học 11 Bài 1: Khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình
- Lập trình: Là việc sử dụng cấu trúc dữ liệu và các câu lệnh của ngôn ngữ lập trình cụ thể để mô tả dữ liệu và diễn đạt các thao tác của thuật toán.
- Ngôn ngữ lập trình: Là ngôn ngữ dung để diễn tả thuật toán sao cho máy tính hiểu và thực hiện được.Bao gồm:
+ Ngôn ngữ máy: Chương trình viết bằng ngôn ngữ máy có thể nạp trự tiếp vào bố nhớ và thực hiện ngay
+ Hợp ngữ: Dùng các thuật nhớ than thiện để viết chương trình thay cho cách lập trình trực tiếp bằng mã máy
+ Ngôn ngữ lập trình bậc cao: Chương trình viết trên ngôn ngữ lập trình bậc cao phải chuyển đổi thành chương trình trên ngôn ngữ máy mới có thể thực hiện được.
- Chương trình dịch: Là chương trình đặc biệt nhằm chuyển đổi chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao(chương trình nguồn) sang ngôn ngữ máy (chương trình đích).
Chương trình dịch có 2 loại:
+ Thông dịch: Chương trình thông dịch lần lượt dịch và thực hiện từng câu lệnh. Thích hợp cho môi trường đối thoại giữa người và hệ thống.Tuy nhiên nếu một câu lệnh nào đó phải thực hiện bao nhiêu lần thì nó phải được dich bấy nhiêu lần.
ảnh: Giao tiếp giữa người và hệ thống.
Cụ thể thông dịch được thực hiện bằng lặp lại các bước sau:
B1: Kiểm tra tính đúng đắn của câu lệnh tiếp theo trong chương trình nguồn.
B2: Chuyển đổi câu lệnh đó thành một hay nhiều câu lệnh tương ứng trong ngôn ngữ máy.
B3: Thực hiện câu lệnh vừa chuyển đổi được.
-Biên dịch: Được thực hiện qua hai bước
B1: Duyệt, phát hiện lỗi, kiểm tra tính đúng đắn của các câu lệnh trong chương trình nguồn
B2: Dịch toàn bộ chương trình nguồn thành một chương trình đích có thể thực hiện trên máy và có thể lưu trữ để sử dụng lại khi cần thiết.
Thông thường, trong môi trường làm việc trên một ngôn ngữ lập trình cụ thể, ngoài chương trình biên dịch còn có một số thành phần chức năng như biên soạn, lưu trữ, tìm kiếm.
Ví dụ trên Free Pascal:
..............................................
..............................................
..............................................
Tin học 11 Bài 2: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình
1. Các thành phần cơ bản
- Mỗi ngôn ngữ lập trình thường có 3 thành phần cơ bản là: bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa.
- Bảng chữ cái: là tập các kí tự được dung để viết chương trình. Không được phép dung bất kì kí tự nào ngoài các kí tự quy định trong bảng chữ cái. Trong pascal bảng chữ cái bao gồm:
+ 26 chữ cái thường: a, b, c, ..., z
+ 26 chữ cái in hoa: A, B, C, ..., Z
+ 10 chữ số thập phân: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
+ Các kí tự đặc biệt:
- Cú pháp: là bộ quy tắc để viết chương trình, dựa vào chúng người lập trình và chương trình dịch biết được tổ hợp nào là không hợp lệ.
- Ngữ nghĩa: xác định ý nghĩa thao tác cần phái thực hiện, ứng với tổ hợp kí tự dựa vào ngữ cảnh của nó.
Ví dụ: Phần lớn các ngôn ngữ lập trình đều sử dụng dấu + để chỉ phép cộng.
Giả sử a và b là số thực thì đây là phép cộng hai số thực, I và j là 2 số nguyên thì đây là phép cộng 2 số nguyên.
- Cú pháp cho biết cách viết một chương tỉnh hợp lệ, ngữ nghĩa xác định ý nghĩa của các tổ hợp kí tự trong chương trình.
2. Một số khái niệm
- Tên: Mọi đối tượng trong chương trình đề được đặt tên theo quy tắc của ngôn ngữ lập trình và từng chương trình dịch cụ thể.
Trong Turbo Pascal: Tên là một dãy liên tiếp không quá 127 kí tự bao gồm chữ số, chữ cái, dấu gạch dưới, bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu gạch dưới.
Ví dụ:
+ Các tên đúng: A , R21, _45
+ Các tên sai: A B (chứa dấu cách), 6Pq (bắt đầu bằng số), X#Y (chứa kí tự không hợp lệ).
Trong pascal không phân biệt chữ hoa chữ thường: Như vậy Ab ab AB bA được tính là một tên.
Pascal phân biệt ba loại tên:
+ Tên dành riêng: là tên được ngôn ngữ lập trình quy định dung với ý nghĩa riêng xác định.người lập trình không được sử dụng với ý nghĩa khác.
Ví dụ (Trong pascal): program, uses, const, type, var, begin, end.
+ Tên chuẩn: Là tên được ngôn ngữ lập trình dùng với ý nghĩa nhất định nào đó, tuy nhiên người lập trình có thể khi báo và dung cúng với ý nghĩa và mục đích khác.
Ví dụ (Trong pascal): abs(Tính giá trị tuyệt đối), sqrt(Tính căn bậc 2), break(Thoát khỏi vòng lặp),…
+ Tên do người lập trình đặt: Là tên do người lập trình đặt được dùng với ý nghĩa riêng, xác định bằng cách khai báo trước khi sử dụng,tên này không được trùng với tên dành riêng.
Ví dụ: a1, delta, vidu,..
-Hằng và Biến:
+ Hằng : Đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
Bao gồm: Hằng số học 2; 0; -5.
Hăng Logic :TRUE; FALSE.
Hằng xâu : 'Pascal'; 'Ngon ngu lap trinh'.
+ Biến: Là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
Ví dụ : Ta có biến numtao để lưu số lượng táo trong giỏ.
- Chú thích: Chú thích giúp cho người đọc chương trình nhận biết ý nghĩa của chương trình đó dễ dàng hơn, chú thích không ảnh hưởng đến nội dung chương trình nguồn và được chương trình đích bỏ qua. Trong pascal đoạn chú thích được đặt giữa cặp dấu {và} hoặc (*và*).
..............................................
..............................................
..............................................