Giải Tin học 11 Chương 5: Tệp và thao tác với tệp
Giải Tin học 11 Chương 5: Tệp và thao tác với tệp
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Tin học 11 Chương 5: Tệp và thao tác với tệp hay, chi tiết được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Tin học lớp 11 giúp bạn dễ dàng trả lời câu hỏi từ đó đạt điểm cao trong các bài thi môn Tin học 11.
- Bài 14: Kiểu dữ liệu tệp
- Bài 15: Thao tác với tệp
- Bài 16: Ví dụ làm việc với tệp
- Giải bài tập Tin học 11 trang 89
Tin học 11 Bài 14: Kiểu dữ liệu tệp
1. Vai trò của kiểu tệp
Tất cả các dữ liệu thuộc kiểu dữ liệu đã xét đều được lưu trữ ở trong RAM do đó sẽ mất khi tắt máy. Với một số bài toán có khối lượng dữ liệu lớn, có yêu cầu lưu trữ để xử lí nhiều lần, cần có kiểu dữ liệu tệp file.
Ví dụ:
Ta muốn lưu một bộ test để chấm bài khoảng 1000 học sinh nếu ta nhập tay sẽ rất mất thời gian hoặc là số lượng đầu vào cho chương trình rất lớn khi đó ta cũng cần sử dụng file.
Kiểu dữ liệu tệp có những đặc điểm sau:
+ Được lưu trữ lâu dài ở bộ nhớ ngoài và không bị mất khi tắt nguồn điện.
+ Lượng dữ liệu lưu trữ trên tệp có thể rất lớn và chỉ phụ thuộc vào dung lượng của đĩa.
2. Phân loại tệp và thao tác với tệp
Xét theo các tổ chức dữ liệu:
+ Tệp văn bản: Tệp mà dữ liệu được ghi dưới dạng các kí tự theo mã ASCII . Trong tệp văn bản, dãy kí tự kết thúc bởi kí tự kết thúc dòng hay kí tự kết thúc tệp tạo thành một dòng.
+ Tệp có cấu trúc: Tệp mà cac thành phần của nó được tổ chức theo một cấu trúc nhất định. Tệp nhị phân là một trường hợp riêng của tệp có cấu trúc. Dữ liệu ảnh, âm thanh ,… thường được lưu trữ dưới dạng tệp có cấu trúc. Mỗi tệp có cấu trúc sẽ có chương trình riêng để đọc tệp đó.
Xét theo cách thức truy cập:
+ Tệp truy cập tuần tự: Cho phép truy cập đến một dữ liệu nào đó trong tệp chỉ bằng cách bắt đầu từ đầu tệp và đi qua lần lượt tất cả các dữ liệu trước nó.
Ví dụ: Băng cuốn dây chạy đài CD.
+ Tệp truy cập trực tiếp: Cho phép tham chiếu đến dữ liệu cần truy cập bằng cách xác định trự ctieeps vị chí (thường là số hiệu )của dữ liệu đó.
Khác với mảng, số lượng phần tử của tệp không cần xác định trước.
Hai thao tác cơ bản đối với tệp là ghi dữ liệu vào tệp và đọc dữ liệu từ tệp.
Để có thể thao tác với tệp, người lập trình cần tìm hiểu cách thức mà ngôn ngữ lập trình cung cấp để:
+ Khai báo biến tệp;
+ Mở tệp;
+ Đọc/Ghi dữ liệu;
+ Đóng tệp;
..............................................
..............................................
..............................................
Tin học 11 Bài 15: Thao tác với tệp
1. Khai báo
Để làm việc với kiểu dữ liệu tệp ta phải sử dụng biến tệp.
Khai báo biến tệp văn bản có dạng
Var< tên biến tệp>:text;
2. Thao tác với tệp
a) Gắn tên tệp
Mỗi tệp đều có một tên tệp để tham chiếu. Tên tệp là biến xâu hoặc hằng xâu, ví dụ: ’Dulieu.dat’.
Trong lập trình, ta không thao tác trực tiếp với tệp dữ liệu trên đĩa mà thông qua biến tệp. Biến tệp được đại diện cho tệp trong ngông ngữ lập trình.
Để thao tác với tệp, trước hết phải gắn tên tệp với đại diện của nó là biến tệp bằng thủ tục:
Assign(<biến tệp>,<tên tệp>);
Ví dụ 1: Gắn biến tệp tep1 với tệp có tên là DULIEU.DAT.
Assign(tep1,’DULIEU.DAT’);
Ví dụ 2: Để đọc dữ liệu từ tệp INP.DAT nằm trên thư mục gốc của ổ C.
Assign(tep2,’C:\INP.dat’);
b) Mở tệp
Sau khi sử dụng thủ tục assign. Ta có thể thực hiện việc đọc ghi dữ liệu.
+ Đối với việc ghi:
Câu lệnh dùng thủ tục mở tệp để ghi dữ liệu có dạng:
Rewrite(<biến tệp>);
Nếu tệp chưa tồn tại thì 1 tệp mới sẽ được tạo với nội dung rỗng. Nếu tệp tồn tại rồi thì nội dung cũ trong tệp sẽ bị xóa.
Ví dụ:
Assign(tep1,’C:\INP.dat’); Rewrite(tep1);
Nếu ở đĩa C có tệp INP.dat rồi thì nội dung trong tệp sẽ bị xóa hết. Nếu chưa tồn tại thì tệp sẽ được tạo mới.
+ Đối với việc đọc:
Mở một tệp đã gắn với một biết tệp để đọc ta dùng thủ tục:
Reset(<Biến tệp>);
Ví dụ:
Assign(tep1,’DL.INP’); Reset(tep1);
c) Đọc/ghi tệp văn bản.
Việc đọc ghi tệp văn bản được thực hiện giống như nhập dữ liệu từ bàn phí. Việc ghi dữ liệu ra tệp văn bản giống như ghi ra màn hình. Dữ liệu trong tệp văn bản được chia thành các dòng.
+ Câu lệnh dùng thủ tục để đọc:
Read(<biến tệp>,<danh sách các biến>); Readln(<biến tệp>,<danh sách các biến>);
+ Câu lệnh dùng thủ tục để ghi là:
Write(<biến tệp>,<danh sách các biến>); Writeln(<biến tệp>,<danh sách các biến>);
Một số hàm chuẩn thường dùng trong khi đọc/ghi tệp văn bản:
+ Hàm eof(<biến tệp>) trả về giá trị true nếu con trỏ tệp dang chỉ tới cuối tệp.
+ Hàm eoln(<biến tệp>) trả về giá trị true nếu con trỏ tệp đang chỉ tới cuối dòng.
d) Đóng tệp
Sau khi làm việc xong với tệp càn phải đóng tệp. Việc đóng tệp là đặc biệt quan trọng sau khi ghi dữ liệu, khi đó hệ thong mới thực sự hoàn tất việc hi dữ liệu ra tệp.
Cú pháp:
Close(<biến tệp>);
Ví dụ: Chương trình đọc một dòng từ tệp INP sau đó ghi sang tệp OUT
program vdf; uses crt; var f1,f2:text; s:string; begin assign(f1,'INP'); assign(f2,'OUT'); rewrite(f2); reset(f1); readln(f1,s); write(f2,s); close(f1); close(f2); end.
Kết quả:
..............................................
..............................................
..............................................