Xét dấu biểu thức: f(x) = 2x(x + 2) – (x+2)(x+1)
Ôn tập cuối năm
Bài 6 trang 160 Toán 10: a) Xét dấu biểu thức: f(x) = 2x(x + 2) – (x+2)(x+1)
b) Lập bảng biến thiên và vẽ trong cùng một hệ trục tọa độ vuông góc các đồ thị của các hàm số sau:
y = 2x(x+2) (C1)
y = (x+2)(x+1) (C2)
Tính tọa độ các giao điểm A và B của (C1) và (C2)
c) Tính các hệ số a, b, c để hàm số y = ax2 + bx + c có giá trị lớn nhất bằng 8 và đồ thị của nó đi qua A và B.
Trả lời
a) f(x) = (x+2)(x-1)
Bảng xét dấu:
Vậy:
f(x) > 0 ⇔ x < -2, x > 1
f(x) = 0 ⇔ x = -2, x = 1
f(x) < 0 ⇔ -2 < x < 1
b) y = 2x(x+2) = 2x2 + 4x (C1)
Đỉnh S1 (-1; -2)
Giao điểm A1(-2; 0); O(0; 0)
y = (x+2)(x+1) = x2 + 3x + 2 (C1)
Đỉnh S2 (-3/2;-1/4)
Giao điểm A2(-2; 0); B2(-1; 0); C(0; 2)
Giải hệ
Ta được x = -2, y = 0 và x = 1; y = 6
Tọa độ giao điểm của (C1) và (C2) là: A(-2; 0) và B(1; 6)
c) Gọi (P) là đồ thị của y = ax2 + bx + c (a ≠ 0)
(P) đi qua A(-2; 0) ⇔ 0 = 4a – 2b + c (1)
(P) đi qua B(1; 6) ⇔ 6 = a + b + c (2)
Giá trị lớn nhất của hàm số là (-∆)/4a nên (-∆)/4a = 8 ⇔ b2 – 4ac = - 32a (3)
Từ (1) và (2) ta có b = a+2; c = 4-2a
Thay b và c vào (3) ta có: 9a2 + 20a + 4 = 0
Vậy (P1): y = -2x2 + 8; (P2): y = -2/9 x2 + 16/9x + 40/9