Viết dạng tổng quát của phân số. Cho ví dụ một phân số nhỏ hơn 0
Ôn tập chương 3 (Câu hỏi - Bài tập)
Câu hỏi ôn tập trang 62 Toán 6 Tập 2: Viết dạng tổng quát của phân số. Cho ví dụ một phân số nhỏ hơn 0, một phân số bằng 0, một phân số lớn hơn 0 nhưng nhỏ hơn 1, một phân số lớn hơn 1.
Trả lời
Tổng quát: Người ta gọi a/b với a, b ∈ Z, b ≠ 0 là một phân số, a là tử số, b là mẫu số của phân số.
Ví dụ:
- Phân số nhỏ hơn 0 là -3/4
- Phân số bằng 0 là 0/5
- Phân số lớn hơn 0 nhưng nhỏ hơn 1 là 3/7
- Phân số lớn hơn 1 là 9/5
Câu hỏi ôn tập trang 62 Toán 6 Tập 2: Thế nào là hai phân số bằng nhau, cho ví dụ.
Trả lời
Định nghĩa: Hai phân số a/b và c/d gọi là bằng nhau nếu a.d = b.c
Ví dụ
Câu hỏi ôn tập trang 62 Toán 6 Tập 2: Phát biểu tính chất cơ bản của phân số. Giải thích vì sao bất kì phân số nào cũng viết được dưới dạng một phân số với mẫu dương.
Trả lời
Tính chất cơ bản của phân số
- Nếu ta nhân cả tử và mâu của một phân số với cùng một số nguyên khác 0 thì ta được một phân số bằng phân số đã cho.
- v. Nếu ta chia cả tử và mẫu của một phân số cho cùng một ước chung của chúng thì ta được một phân số bằng phân số đã cho
Từ tính chất cơ bản của phân số , ta có thể viết một phân số bất kỳ có mẫu âm thành phân số bằng nó và có mẫu dường bằng cách nhân cả tử và mẫu của phân số đó với – 1.
Câu hỏi ôn tập trang 62 Toán 6 Tập 2: Muốn rút gọn phân số ta làm thế nào cho ví dụ.
Trả lời
Qui tắc Muốn rút gọn một phân số, ta chia cả tử và mẫu của phân số cho một ước chung (khác 1 và – 1) của chúng.
Ví dụ: Rút gọn phân số 25/45.
Ta có
Câu hỏi ôn tập trang 62 Toán 6 Tập 2: Thế nào là phân số tối giản? Cho ví dụ.
Trả lời
Định nghĩa: Phân số tối giản (hay phân số không rút gọn được nữa) là phân số mà tử và mẫu chỉ có ước chung là 1 và -1.
Ví dụ: 3/4 ; 1/5 ; -7/9 là những phân số tối giản.
Chú ý phân số a/b là phân số nếu |a| và |b| là hai số nguyên tố cùng nhau
Câu hỏi ôn tập trang 62 Toán 6 Tập 2: Muốn so sánh hai phân số không cùng mẫu ta làm thế nào? Cho ví dụ?
Trả lời
Qui tắc Muốn so sánh hai phân số không cùng mẫu, ta viết chúng dưới dạng hai phân số có cùng một mẫu dương rồi so sánh các tử với nhau: Phân số nào có tử lớn hơn thì lớn hơn.
Ví du So sánh hai phân số 7/12 và 3/5
Qui đồng mẫu của hai phân số trên MSC = 12.5 = 60
Câu hỏi ôn tập trang 62 Toán 6 Tập 2: Phát biểu qui tắc cộng hai phân số trong trường hợp:
a) Cùng mẫu; b) Không cùng mẫu.
Trả lời
a) Cộng hai phân số cùng mẫu
Qui tắc: Muốn cộng hai phân số cùng mẫu, ta cộng các tử và giữ nguyên mẫu.
b) Cộng hai phân số không cùng mẫu
Qui tắc Muốn cộng hai phân số không cùng mẫu , ta viết chúng dưới dạng hai phân số có cùng một mẫu rồi cộng các tử và giữ nguyên mẫu chung
Câu hỏi ôn tập trang 62 Toán 6 Tập 2: Phát biểu các tính chất cơ bản của phép cộng phân số
Trả lời
Phép cộng phân số có tính chất cơ bản sau:
Câu hỏi ôn tập trang 62 Toán 6 Tập 2: a) Viết số đối của phân số a/b (a, b ∈ Z, b > 0)
b) Phát biểu qui tắc trừ hai phân số.
Trả lời
a) Số đối của phân số a/b là -a/b (a, b ∈ Z, b > 0)
b) Qui tắc trừ hai phân số
Muốn trừ một phân số cho một phân số, ta cộng số bị trừ với số đối của số trừ
Câu hỏi ôn tập trang 62 Toán 6 Tập 2: Phát biểu qui tắc nhân hai phân số
Trả lời
Qui tắc Muốn nhân hai phân số, ta nhân các tử với nhau và nhân các mẫu với nhau:
Câu hỏi ôn tập trang 62 Toán 6 Tập 2: Phát biểu các tính chất cơ bản của phép nhân phân số.
Trả lời
Phép nhân phân số có các tính chất cơ bản sau:
a) Tính chất giao hoán:
b) Tính chất kết hợp:
c) Nhân với số 1:
d) Tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng:
Câu hỏi ôn tập trang 62 Toán 6 Tập 2: Viết số nghịch đảo của phân số a/b ( a, b ∈ Z, a ≠ 0, b ≠ 0 )
Trả lời
Phân số nghịch đảo của phân số a/b là b/a ( a, b ∈ Z, a ≠ 0, b ≠ 0 )
Câu hỏi ôn tập trang 62 Toán 6 Tập 2: Phát biểu quy tắc chia phân số cho phân số
Trả lời
Qui tắc Muốn chia một phân số cho một phân, ta nhân số bị chia với số nghịch đảo của số chia
Câu hỏi ôn tập trang 62 Toán 6 Tập 2: Cho ví dụ về hỗn số. thế nào là phân số thập phân? Số thập phân? Cho ví dụ. Viết phân số 9/5 dưới dạng hỗn số, phân số thập phân, số thập phân, phấn tră, với kí hiệu %.
Trả lời
- Ví dụ Phân số 15/7 có thể viết dưới dạng hỗn số như sau:
(đọc là hai một phần bảy)
2 là phần nguyên của 15/7 ; 1/7 là phần phân số 15/7
- Phân số thập phân là phân số mà mẫu là lũy thừa của 10
Ví dụ 3/10 ; 15/100 ; -37/1000 là những phân số thập phân
(mẫu số là 10; 102; 103)
- Các phân số thập phân nêu trên có thể viết dưới dạng số thập phân
Số thập phân gồm hai phần
- Phần số nguyên viết bên trái dấu phẩy
- Phần thập phân viết bên phải dấu phẩy
Số chữ số thập phân bằng số chữ số 0 ở mẫu của phân số thập phân