Vật Lí lớp 6 - Giải bài tập sgk Vật Lí 6 hay, ngắn nhất
Giải bài tập sgk Vật Lí 6 hay, ngắn nhất
Tuyển tập các bài giải bài tập Vật Lí lớp 6 hay, ngắn nhất, chi tiết được biên soạn bám sát nội dung sgk Vật Lí lớp 6 giúp bạn học tốt môn Vật Lí 6 hơn.
Chương 1: Cơ học
- Vật Lí 6 Bài 1: Đo độ dài
- Vật Lí 6 Bài 2: Đo độ dài (tiếp theo)
- Vật Lí 6 Bài 3: Đo thể tích chất lỏng
- Vật Lí 6 Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước
- Vật Lí 6 Bài 5: Khối lượng – Đo khối lượng
- Vật Lí 6 Bài 6: Lực – Hai lực cân bằng
- Vật Lí 6 Bài 7: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực
- Vật Lí 6 Bài 8: Trọng lực – Đơn vị lực
- Vật Lí 6 Bài 9: Lực đàn hồi
- Vật Lí 6 Bài 10: Lực kế – Phép đo lực – Trọng lượng và khối lượng
- Vật Lí 6 Bài 11: Khối lượng riêng – Trọng lượng riêng
- Vật Lí 6 Bài 12: Thực hành: Xác định khối lượng riêng của sỏi
- Vật Lí 6 Bài 13: Máy cơ đơn giản
- Vật Lí 6 Bài 14: Mặt phẳng nghiêng
- Vật Lí 6 Bài 15: Đòn bẩy
- Vật Lí 6 Bài 16: Ròng rọc
- Vật Lí 6 Bài 17: Tổng kết chương 1: Cơ học
Chương 2: Nhiệt học
- Vật Lí 6 Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn
- Vật Lí 6 Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
- Vật Lí 6 Bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí
- Vật Lí 6 Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
- Vật Lí 6 Bài 22: Nhiệt kế – Thang đo nhiệt độ
- Vật Lí 6 Bài 23: Thực hành đo nhiệt độ
- Vật Lí 6 Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc
- Vật Lí 6 Bài 25: Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo)
- Vật Lí 6 Bài 26: Sự bay hơi và sự ngưng tụ
- Vật Lí 6 Bài 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)
- Vật Lí 6 Bài 28: Sự sôi
- Vật Lí 6 Bài 29: Sự sôi (tiếp theo)
- Vật Lí 6 Bài 30: Tổng kết chương 2: Nhiệt học
Vật Lí 6 Bài 1: Đo độ dài
Bài C1 trang 6 Vật Lí 6: Tìm số thích hợp điền vào các chỗ trống sau:
1m = (1)... dm.
1m = (2)... cm.
1cm = (3)... mm.
1km = (4)... m.
Trả lời
(1) 1m = 10dm;
(2) 1m = 100cm;
(3) 1cm = 10mm;
(4) 1km = 1000m.
Bài C2 trang 6 Vật Lí 6:Hãy ước lượng độ dài 1m trên cạnh bàn. Dùng thước kiểm tra xem ước lượng của em đúng không?
Trả lời
Ước lượng độ dài 1m trên cạnh bàn bằng 6 gang tay (một gang tay của em khoảng 16cm), sau đó em dùng thước có chia khoảng kiểm tra lại ước lượng của em khi dùng gang tay là 96cm.
Bài C3 trang 6 Vật Lí 6:Hãy ước lượng xem độ dài của gang tay em là bao nhiêu. Dùng thước kiểm tra xem ước lượng của em có đúng không?
Trả lời
Học sinh tự làm thí nghiệm và kiểm tra lại bằng thước
Ví dụ: một bạn ước lượng gang tay của mình là khoảng 15cm. Sau đó dùng thước kẻ có chia vạch kiểm tra độ dài gang tay của mình và thu được kết quả đo là 16cm.
Như vậy bạn đó ước lượng gần đúng so với kết quả đo được.
Bài C4 trang 7 Vật Lí 6: Hãy quan sát hình 1.1 và cho biết thợ mộc, học sinh, người bán vải đang dùng thước nào trong những thước sau đây: thước kẻ, thước dây (thước cuộn), thước mét (thước thẳng) ?
Trả lời
Thợ mộc dùng thước dây (thước cuộn)
Học sinh (HS) dùng thước kẻ
Người bán vải dùng thước mét (thước thẳng).