Bài 3 trang 45 Toán 9 Tập 1
Bài 1: Nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số
Bài 3 trang 45 Toán 9 Tập 1: Cho hai hàm số y = 2x và y = -2x
a) Vẽ trên cùng một mặt phẳng tọa độ đồ thị của hai hàm số đã cho
b) Trong hai hàm số đã cho, hàm số nào đồng biến? Hàm số nào nghịch biến? Vì sao?
Bài giải:
a) Vẽ đồ thị
* Hàm số y =2x có dạng y = ax (a=2) nên đồ thị là đường thẳng (d1) đi qua O và qua A(1; 2)
* Hàm số y = -2x có dạng y = ax (a=-2) nên đồ thị là đường thẳng (d2) đi qua O và qua A(1; -2)
b) Ta xét hàm số đồng biến hay nghịch biến
Dựa vào mục 1.3 ta có:
i/ Hàm số y =f(x) = 2x
Hàm số xác định trên R. Lấy x1, x2 hai giá trị tùy ý của x, ta có:
f(x1) = 2x1; f(x2) = 2x2 ⇒ f(x1) – f(x2) = 2x1 – 2x2 = 2(x1 – x2) (1)
Do đó, nếu x1 < x2 thì x1 – x2 < 0. Từ (1) ta có:
f(x1) – f(x2) < 0 ⇔ f(x1) < f(x2)
Tóm lại x1 < x2 ⇒ f(x1) < f(x2)
Vậy y = f(x) = 2x đồng biến trên tập hợp R.
ii/ Hàm số y = f(x) = -2x
Hàm số xác định trên R. Lấy x1, x2 hai giá trị tùy ý của x, ta có:
f(x1) = -2x1; f(x2) = -2x2 ⇒ f(x1) – f(x2) = -2x1 – (-2x2) = -2(x1 – x2) (2)
Do đó, nếu x1 < x2 thì x1 – x2 < 0. Từ (2) ta có:
f(x1) – f(x2) > 0 ⇔ f(x1) > f(x2)
Tóm lại x1 < x2 ⇒ f(x1) > f(x2)
Vậy y = f(x) = -2x đồng biến trên tập hợp R.
Kết luận: Hàm số y = 2x là hàm số đồng biến
Hàm số y = -2x là hàm số nghịch biến