X

Hãy sử dụng số liệu trong bảng để trả lời các câu hỏi sau đây


Bài 30: Tổng kết chương 2: Nhiệt học

Bài 4 trang 90 Vật Lí 6: Hãy sử dụng số liệu trong bảng để trả lời các câu hỏi sau đây:

Chất Nhiệt độ nóng cháy
Nhôm 660
Nước đá 0
Rượu - 117
Sắt 1535
Đồng 1083
Thuỷ ngân -39
Muối ăn 801

a) Chất nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?

b) Chất nào có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?

c) Tại sao có thế dùng nhiệt kê rượu đế đo những nhiệt độ thấp tới -50oC? Có thế dùng nhiệt kế thuỷ ngân để đo những nhiệt độ này không? Tại sao?

d) Hình (SGK) vẽ một thang nhiệt độ từ -200oC đến 1600oC.Hãy:

- Dùng nút màu đánh dấu vào vị trí trên thang có ghi nhiệt độ ứng với nhiệt độ trong lớp em.

- Đánh dấu nhiệt độ nóng chảy và ghi tên chất có trong bảng vào thang nhiệt độ, (thí dụ, nước được ghi ở vạch ứng với 0oC của thang hình bên).

- Ở nhiệt độ của lớp học, các chất nào trong ở thể rắn, thể lỏng?

- Ở nhiệt độ của lớp học, có thế có hơi của chất nào trong các hơi sau đây:

+ Hơi nước?

+ Hơi đồng?

+ Hơi thuỷ ngân?

+ Hơi sắt?

Trả lời

a) Chất có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là sắt

b) Chất có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là rượu

c) Vì nhiệt độ này rượu vẫn ở thể lỏng. Không thể dùng nhiệt kế thủy ngân để đo những nhiệt độ này vì ở nhiệt độ này thủy ngân đã đông đặc.

d) Đánh dấu vào vị trí thang có ghi nhiệt độ lớp học (tùy thuộc vào nhiệt độ của lớp). Giả sử nhiệt độ lớp học là 300C

Ở nhiệt độ của lớp học các chất rắn có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ lớp học : nhôm, sắt, đồng, muối ăn.

Các chất lỏng có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ lớp học: nước, rượu, thủy ngân.

Ở nhiệt độ lớp học có thể có hơi của các chất : hơi nước, hơi thủy ngân

Xem thêm các bài Giải bài tập Vật Lí lớp 6 hay, chi tiết khác:

Mục lục Giải bài tập Vật Lí 6:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.