Dựa vào đồ thị trên Hình 38.2, hãy mô tả và nhận xét
Bài 38: Sự chuyển thể của các chất
C1. ( trang 204 sgk Vật Lý 10): Dựa vào đồ thị trên Hình 38.2, hãy mô tả và nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy và đông đặc của thiếc.
Trả lời:
Khi đun, nhiệt độ thiếc tăng dần, khi t = 232o C thiếc bắt đầu nóng chảy. Suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ thiếc không tăng, khi chảy lỏng hoàn toàn, nhiệt độ thiếc lỏng tiếp tục tăng.
C2. ( trang 206 sgk Vật Lý 10): Nhiệt độ của khối chất lỏng khi bay hơi tăng hay giảm? Tại sao ?
Trả lời:
Đối với chất lỏng: Khi bay hơi tức các phân tử chất lỏng thoát ra ngoài làm mất đi năng lượng dưới dạng động năng ( của phân tử thoát).Dẫn đến nội năng giảm – nhiệt độ giảm.
C3. ( trang 206 sgk Vật Lý 10): Hãy đoán xem tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc như thế nào vào nhiệt độ, diện tích bề mặt chất lỏng và áp suất khí (hoặc hơi) ở sát phía trên bề mặt chất lỏng? Tại sao?
Trả lời:
+ Khi nhiệt độ chất lỏng tăng, chuyển động các phân tử càng mạnh, các phân tử có động năng càng lớn dễ thoát ra ngoài: tốc độ bay hơi tăng.
+ Diện tích bề mặt chất lỏng càng lớn (rộng ) các phân tử thoát ra ở bề mặt càng dễ, càng nhiều: tốc độ bay hơi tăng.
+ Áp suất trên bề mặt chất lỏng càng nhỏ, lực cản các phân tử thoát ra càng bé: tốc độ bay hơi càng tăng và ngược lại.
C4. ( trang 207 sgk Vật Lý 10): Tại sao áp suất hơi bão hòa không phụ thuộc thể tích và lại tăng theo nhiệt độ?
Trả lời:
Áp suất hơi bão hòa không phụ thuộc thể tích hơi, vì :
+ Nếu tăng thể tích, tốc độ bay hơi lâp tức tăng dẫn đến mật độ phân tử hơi tăng đến khi tốc độ bay hơi lại cân bằng tốc độ ngưng tụ áp suất hơi lập tức bão hòa như ban đầu.
+ Nếu giảm thể tích , áp suất hơi bão hòa tức thời tăng lên, tốc độ ngưng tụ tăng, tốc độ bay hơi giảm dẫn đến trạng thái cân bằng lại được thiết lập và áp suất hơi bão hòa trở về vị trí số ban đầu.
+ Khi nhiệt độ tăng, tốc độ bay hơi tăng đạt đến trạng thái cân bằng với tốc độ ngưng tụ ở mức cao hơn, làm cho áp suất bão hòa có trị số cao hơn trị số ban đầu.