Giải Vật Lí 12 Chương 1: Dao động cơ
Giải Vật Lí 12 Chương 1: Dao động cơ
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Vật Lí 12 Chương 1: Dao động cơ hay, chi tiết được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Vật Lí lớp 12 giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà môn Vật Lí 12.
- Bài 1: Dao động điều hòa
- Bài 2: Con lắc lò xo
- Bài 3: Con lắc đơn
- Bài 4: Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức
- Bài 5: Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. Phương pháp Fre-Nen
- Bài 6:Thực hành: Khảo sát thực nghiệm các định luật dao động của con lắc đơn
Giải bài tập Vật Lí 12 Bài 1: Dao động điều hòa
C1 trang 10 SGK Vật Lí 12: Gọi Q là hình chiếu của điểm M lên trục y (H.1.2). Chứng minh rằng điểm Q dao động điều hòa.
Trả lời:
Gọi Q là hình chiếu của điểm M lên trục Oy
Ta có tọa độ y = OQ của điểm Q có phương trình là :
yQ = OMsin(ωt + φ)
Đặt OM = A, phương trình tọa độ y được viết lại là :
yQ = Asin(ωt + φ)
Vì hàm sin hay cosin là một dao động điều hòa, nên dao động của điểm Q được gọi là dao động điều hòa.
Bài 1 (trang 9 SGK Vật Lý 12): Phát biểu định nghĩa của dao động điều hòa.
Lời giải:
Dao động điều hòa: là dao động được mô tả theo định luật hình sin (hoặc cosin) theo thời gian, phương trình có dạng: x = Asin(ωt + φ) hoặc x = Acos(ωt + φ). Đồ thị của dao động điều hòa là một đường sin (hình vẽ):
Bài 2 (trang 9 SGK Vật Lý 12): Viết phương trình của dao động điều hòa và giải thích các đại lượng trong phương trình.
Lời giải:
Phương trình của dao động điều hòa x= Acos(ωt + φ)
Trong đó :
- x : li độ của dao động (độ lệch của vật khỏi vị trí cân bằng) có đơn vị là centimet hoặc mét (cm ; m)
- A : biên độ dao động, có đơn vị là centimet hoặc mét (cm ; m)
- ω : tần số góc của dao động có đơn vị là radian trên giây (rad/s)
- (ωt + φ) : pha của dao động tại thời điểm t, có đơn vị là radian (rad)
- φ: pha ban đầu của dao động, có đơn vị là radian (rad)
Bài 3 (trang 9 SGK Vật Lý 12): Mối liên hệ giữa dao động điều hòa và chuyển động tròn đều thể hiện ở chỗ nào ?
Lời giải:
Một điểm P dao động điều hòa trên một đoạn thẳng luôn luôn có thể được coi là hình chiếu của một điểm M tương ứng chuyển động tròn đều lên đường kính là đoạn thẳng đó.
....................................
....................................
....................................