Hãy giải thích tại sao phải dùng các sóng điện từ cao tần
Bài 23: Nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến
C1 trang 117 SGK: Hãy giải thích tại sao phải dùng các sóng điện từ cao tần.
Trả lời:
Sóng điện từ cao tần thường được gọi là sóng ngắn. Trong thông tin liên lạc vô tuyến thường dùng sóng ngắn vì:
Sóng ngắn ít bị không khí hấp thụ.
Sóng ngắn có thể truyền đi rất xa nhờ sự phản xạ tốt ở tầng điện li và mặt đất.
C2 trang 117 SGK: Hãy nêu tên của các sóng mang này và cho biết khoảng tần số của chúng.
Trả lời:
Sóng vô tuyến được phân loại gồm: sóng dài, sóng trung, sóng ngắn và sóng cực ngắn.
- Sóng dài: có bước sóng khoảng 103m, tần số khoảng 3.105 Hz
- Sóng trung: có bước sóng khoảng 102 m, tần số khoảng 3.106 Hz
- Sóng ngắn: có bước sóng khoảng 10m, tần số khoảng 3.107 Hz
- Sóng cực ngắn: có bước sóng khoảng vài mét, tần số khoảng 3.108 Hz.
C3 trang 118 SGK: Hãy trình bày tác dụng của mỗi bộ phận trong sơ đồ khối của máy phát thanh vô tuyến đơn giản.
Trả lời:
1- Micro: Tạo dao động điện từ âm tần.
2 - Mạch phát sóng điện từ cao tần: Phát sóng điện từ có tần số cao.
3 - Mạch biến điệu: Trộn dao động điện từ cao tần với dao động điện từ âm tần.
4 - Mạch khuếch đại: Khuếch đại dao động điện từ cao tần đã được biến điệu.
5 - Anten phát: Tạo ra điện từ trường cao tần lan truyền trong không gian.
C4 trang 118 SGK: Hãy trình bày tác dụng của mỗi bộ phận trong sơ đồ khối của một máy thu thanh đơn giản.
Trả lời:
1- Anten thu: Thu sóng điện từ cao tần biến điệu.
2 - Mạch chọn sóng: Khuếch đại dao động điện từ cao tần từ anten gửi tới.
3 - Mạch tách sóng: Tách dao động điện từ âm tần ra khỏi dao động điện từ cao tần.
4 - Mạch khuếch đại dao động điện từ âm tần: Khuếch đại dao động điện từ âm tần từ mạch tách sóng gửi đến.
5 - Loa: Biến dao động điện thành dao động âm.