Giải thích câu ca dao Việt Nam: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng


Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất

Bài 1 trang 24 Địa Lí 10: Giải thích câu ca dao Việt Nam:

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

Trả lời

Đây là câu ca dao nói về hiện tượng ngày ngắn đêm dài theo vĩ độ trên Trái Đất. Do trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương nên tùy vị trí Trái Đất trên quỹ đạo mà ngày đêm dài ngắn theo mùa, trục Trái Đất không trùng với đường phân chia sang tối. Từ ngày 21/3-23/9, bán cầu Bắc (BCB) là mùa nóng, nửa cầu Bắc ngả nhiều về phía Mặt Trời, phần được chiếu sáng nhiều hơn phần khuất trong bóng tối nên thời ngày sẽ dài hơn thời gian ban đêm; nửa cầu Nam thì ngược lại. Từ ngày 23/9-21/3 năm sau, BCB là mùa lạnh, nửa cầu Bắc chếch xa phía Mặt Trời, phần khuất trong bóng tối lớn hơn phần được chiếu sang nên thời ngày sẽ dài hơn thời gian ban đêm; nửa cầu Nam thì ngược lại. Ở Xích Đạo, quanh năm thời gian ngày và đêm bằng nhau, càng xa Xích Đạo thời gian ngày và đêm càng chênh lệch nhiều.

Việt Nam nằm ở BCB từ 23023’B đến 8034’B nên vẫn xảy ra hiện tượng ngay đêm dài ngắn khác nhau theo mùa. Vào tháng năm, đây là thời gian mùa hè ở BCB nên thời gian ngày sẽ dài hơn thời gian đêm. Ngược lại, Vào tháng mười, đây là thời gian mùa đông ở BCB nên thời gian ngày sẽ ngắn hơn thời gian đêm.

Xem thêm các bài Giải bài tập sgk Địa Lí 10 hay, ngắn nhất khác: