Vì sao quá trình phong hóa lại xảy ra mạnh nhất ở bề mặt đất


Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 9 Trang 32: Vì sao quá trình phong hóa lại xảy ra mạnh nhất ở bề mặt đất.

Trả lời

Quá trình phong hóa là quá trình phá hủy và làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của nhiệt độ, nước, oxi, khí cacbonnic, các loại axit có trong thiên nhiên và sinh vật.

Quá trình phong hóa lại xảy ra mạnh nhất ở bề mặt đất do càng gần mặt đất các nguyên nhận gây ra ra quá trình phong hóa tác động mạnh nhất đến các loại đất và khoáng vật như: của nhiệt độ, nước, oxi, khí cacbonnic, sinh vật, … càng lên cao không khí càng loãng, nhiệt độ càng giảm nên quá trình phong hóa sẽ hạn chế hơn.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 9 Trang 32: Vì sao quá trình phong hóa lí học lại xảy ra mạnh nhất ở các miền khí hậu khô nóng (hoang mạc và bán hoang mạc) và miền khí hậu lạnh?

Trả lời

Phong hóa lí học là sự phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước to nhỏ khác nhau mà không làm biến đổi về màu sắc, thành phần khoáng vật và hóa học của chúng. Nguyên nhân chủ yếu do sự thay đổi của nhiệt độ, sự đóng băng của nước.

Quá trình phong hóa lí học xảy ra mạnh nhất ở các miền khí hậu khô nóng (hoang mạc và bán hoang mạc) do ở khu vực khí hậu khô nóng chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn, ban này nhiệt độ nóng lên đến 45-500C làm cho các khối đá nở ra, ban đêm nhiệt độ xuống rất thấp làm cho nhiệt độ có sự thay đổi đột ngột, lặp đi lặp lại làm cho các khổi đá bị vỡ vụn.

Ở miền khí hậu lạnh cực và cận cực vào mùa đông nước bị đóng băng, vào mùa hè nhiệt độ tăng lên nước băng tan ra ma sát với bề mặt đất đẩy mạnh quá trình phong hóa lý học ở khu vực khí hậu lạnh.

Xem thêm các bài Giải bài tập sgk Địa Lí 10 hay, ngắn nhất khác: