Lý thuyết Địa Lí 11 Bài 10 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt Lý thuyết Địa Lí 11 Bài 10 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay, ngắn gọn giúp học sinh lớp 11 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn tập để học tốt Địa Lí 11 Bài 10 tiết 2.
Lý thuyết Địa Lí 11 Bài 10 (sách mới cả ba sách)
Lời giải sgk Địa Lí 11 Bài 10:
(Chân trời sáng tạo) Giải Địa Lí 11 Bài 10: Liên minh châu Âu
(Cánh diều) Giải Địa Lí 11 Bài 10: Thực hành: Viết báo cáo về công nghiệp của cộng hòa liên bang Đức
Lưu trữ: Lý thuyết Địa Lí 11 Tiết 2: Kinh tế (sách cũ)
I. KHÁI QUÁT.
- Năm 1978: chính sách cải cách, hiện đại hóa nền kinh tế.
- Thành tựu:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất TG, trung bình đạt trên 8%/năm.
+ Tổng GDP đứng thứ 2 TG (439 tỉ USD năm 2015).
+ Đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập đầu người tăng nhanh: gấp 5 lần (từ 276 USD - năm 1985 lên 1269 - năm 2004).
II. CÁC NGÀNH KINH TẾ
1. Công nghiệp
- Chính sách phát triển:
+ Thay đổi cơ chế quản lí: “Kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường”.
+ Chính sách mở cửa
+ Chính sách công nghiệp mới (năm 1994), tập trung vào 5 ngành: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô, xây dựng.
- Thành tựu:
+ Đứng đầu thế giới về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI – 2004: 60,6 tỉ USD).
+ Cơ cấu ngành: đa dạng.
+ Nhiều sản phẩm đứng đầu thế giới: than, thép, xi măng, phân đạm.
- Phân bố: Tập trung chủ yếu ở miền Đông.
2. Nông nghiệp
- Chính sách phát triển:
+ Giao quyền sử dụng đất và khoán sản phẩm cho nông dân.
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn: giao thông, thuỷ lợi…
+ Áp dụng KHKT vào sản xuất, sử dụng giống mới, máy móc thiết bị hiện đại.
+ Miễn thuế nông nghiệp.
- Thành tựu:
+ Sản lượng nông sản tăng, một số loại đứng đầu thế giới: lương thực, bông, thịt lợn.
+ Trồng trọt chiếm ưu thế hơn so với chăn nuôi.
- Phân bố: tập trung chủ yếu ở phía Đông
III. MỐI QUAN HỆ TRUNG QUỐC – VIỆT NAM.
- Có mối quan hệ lâu đời.
- Hợp tác trên nhiều lĩnh vực, kim ngạch thương mại 2 chiều ngày càng tăng.
- Phương châm: “ Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”.