X

Giải bài tập Địa Lí 8

Quan sát các hình 19.1, 19.2 và dựa và kiến thức đã học, cho biết các dãy núi


Bài 19: Địa hình với tác động của nội, ngoại lực

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 19 Trang 68: Quan sát các hình 19.1, 19.2 và dựa và kiến thức đã học, cho biết các dãy núi cao, núi lửa của thế giới xuất hiện ở vị trí nào của các mảng kiến tạo?

Các dãy núi cao, núi lửa của thế giới xuất hiện ở chỗ hai mảng kiến tạo xô vào nhau.

Trả lời

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 19 Trang 68: Quan sát các hình 19.3, 19,4, 19.5 cho biết nội lực còn tạo ra hiện tượng gì? Nêu một số ảnh hưởng của chúng tới đời sống con người?

Trả lời

Các hiện tượng: động đất, tạo ra núi lửa, các lớp đất đá bị xô lệch.

- Ảnh hưởng của chúng tới đời sống con người:

+ Động đất: phá hủy nhà cửa, đường xá, cầu cống, gây thiệt hại về người…

+ Các đảo núi lửa: khi dung nham phong hóa tạo ra đất ba da màu mỡ thích hợp trồng cây công nghiệp. Khói, bụi từ núi lửa làm cho không khí bị ô nhiễm, tầm nhìn hạn chế.

+ Các lớp đất đá bị xô lệch: tạo ra cảnh quan đẹp, thu hút khách du lịch. Bên cạnh đó nguy cơ xạt lở đất đá cũng rất nguy hiểm

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 19 Trang 68: Quan sát các ảnh dưới đây, mô tả hình dạng địa hình trong ảnh và cho biết chúng được hình thành do các tác động nào của ngoại lực?

Trả lời

- Bờ biển cao ở Ô-xtrây-li-a:

+ Mô tả: hình ảnh khối đá bị bào mòn, đục thủng thành hình vòm, một bên gắn vào núi, một bên chống xuống biển.

+ Giải thích: do gió và nước biển bào mòn, phần đá mềm bị bóc đi, phần đá cứng còn lại tạo thành vòm cong.

- Nấm đá ba dan ở Ca-li-phooc-nia (Hoa Kì):

+ Mô tả: Khố đá có phần dưới nhỏ và bên trên lớn hơn trông như cây nấm.

+ Giải thích: Do thay đổi của nhiệt độ, gió và mưa nên các lớp đất đá bên ngoài bị vỡ vụn dần, còn lại khối đá cứng bên trong. Bên dưới do tác động của gió mang theo cát nên sức bào mòn mạnh hơn làm cho phần dưới nhỏ đi, tạo thành chân nấm.

- Cánh đồng lúa gạo ở đồng bằng châu thổ sông Mê-nam (Thái Lan):

+ Mô tả: cánh đồng lúa bằng phẳng, xanh tốt.

+ Nguyên nhân: xưa kia là vùng trũng hoặc cũng có thể là vùng biển nông, phù sa sông đã bồi đắp tạo nên đồng bằng và đã được khai phá để trồng lúa gạo.

- Thung lũng sông ở vùng núi Áp-ga-ni-xtan.

+ Mô tả: có các ngọn núi, sườn dốc, có dòng sông quanh chân núi.

+ Nguyên nhân: dòng chảy bào mòn và cuốn đi đất đá, làm cho thung lũng sông ngày càng mở rộng.

Xem thêm các bài Giải bài tập sgk Địa Lí lớp 8 hay, ngắn gọn khác:

Mục lục Giải bài tập Địa Lí 8:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.